Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
BÀI 41: GIẢI BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Bài 56 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 161 SGK địa lý 10: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào? Trả lời Môi trường tự nhiên Môi trường nhân tạo - Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất ...
BÀI 41: GIẢI BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Bài 56 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 161 SGK địa lý 10: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào? Trả lời Môi trường tự nhiên Môi trường nhân tạo - Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. - Là kết quả lao động của con người, tồn tại ...
BÀI 41: GIẢI BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(Bài 56 - Ban nâng cao)
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 161 SGK địa lý 10: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
Trả lời
Môi trường tự nhiên |
Môi trường nhân tạo |
- Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. |
- Là kết quả lao động của con người, tồn tại phụ thuộc vào con người. |
- Con người tác động vào tự nhiên làm cho nó thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo qui luật riêng cùa nó. |
- Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người thì các thành phần cùa môi trường nhân tạo sẽ dần dần. bị hủy hoại. |
Giải bài tập 2 trang 161 SGK địa lý 10: Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm.
Trả lời
Quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định (duy vật địa 19 cho rằng môi trường tự nhiên đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của xã hội. Đó là quan điểm sai lầm vì sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Nếu thay đổi, môi trường tự nhiên phải trải qua hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu năm.
-Ví dụ:
+ Ở nước ta, các điều kiện tự nhiên cho sự phát triển của nông nghiệp (đất, nước, khí hậu...) trước đây và hiện nay không thay đổi nhiều, nhưng nền nông nhiệp nước ta đã trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau và hiện nay nông nghiệp nước ta đã đạt nhiều thành tựu rất to lớn.
+ Các nước châu Phi, Mĩ Latinh rất giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng là các quốc gia chậm phát triển; còn Nhật Bản là một nước rất ít tài nguyên, nhiều thiên tai nhưng đây lại là siêu cường kinh tế của thế giới.
Giải bài tập 3 trang 161 SGK địa lý 10: Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường.
Trả lời
- Những chức năng chủ yếu của môi trường:
+ Là khoảng không gian sinh sống cùa con người, nơi loài người tồn tại và phát triển.
+ Là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên (nhiên liệu - nguyên liệu - năng lượng) cần thiết cho sản xuất và đời sống.
+ Là nơi chứa đựng các phế thải do con người thải ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.
+ Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì:
- Bảo vệ môi trường chính là bảo đảm nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững, bảo vệ không gian sống trong lành, giúp con người tránh được các yếu tố độc hại ảnh hường đến sức khỏe và đời sống. Trong quá trình sống và sản xuất, con người ngày càng thải ra môi trường lượng chất thải lớn làm môi trường bị ô nhiễm và nếu không có biện pháp xử lí, bảo vệ thì ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, số phận và tương lai của xã hội loài người gắn bó chặt chẽ với số phận tình trạng cùa môi trường địa lí.
II. Kiến thức khoa học
1.
2.
3. Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng
Than đá: Là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại:
- Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chổng lò và gây các tai nạn hầm lò.
- Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng.
- Đốt than tạo ra khí SƠ2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hằng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.
Dầu và khí đốt: Trong tình trạng hiện nay đang tạo ra các vấn đề môi trường:
- Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển).
- Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ.
- Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.
Thuỷ năng: Được gọi là năng lượng sạch. Tổng trừ lượng thế giới 2.214.000 MW, riêng Việt Nam 30.970 MW chiếm 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động môi trường như động đât kích thích, thay đổi khí hậu thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lun, tăng độ mặn nước sông, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường.
Năng lượng hạt nhân: là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trinh phân huỷ hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Theo tính toán năng lượng giải phóng ra từ lg U235 tương đương với năng lượng do đốt 1 tấn than đá. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường do chất thải phóng xạ, khí, rắn, lỏng và các sự cố nhà máy. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Checnobưn (U-crai-na) năm 1986 là một ví dụ điển hình.
Các nguồn năng lượng khác bao gồm các loại:
- Gió, bức xạ Mặt Trời, thuỷ năng được xếp vào loại năng lượng sạch có công suất bé và thích hợp cho một số khu vực có trữ lượng phong phú và xa các nguồn năng lượng truyền thống khác như các hải đảo.
- Gỗ, củi thích họp cho sử dụng quy mô nhỏ, và nền kinh tế công nghiệp kém phát triển.
- Địa nhiệt thích hợp với các vùng có núi lửa và hoạt động địa chất mạnh như I-ta-lia, Ai-len, Kam-chat-ka (Nga).