05/06/2017, 11:19

Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

BÀI 43: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ (Bài 48 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 137 SGK địa lý 10: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối vởi sản xuất và đời sống xã hội. Trả lời - Dịch ...

BÀI 43: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ (Bài 48 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 137 SGK địa lý 10: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối vởi sản xuất và đời sống xã hội. Trả lời - Dịch vụ là tất cả các ngành không thuộc khu vực I và khu vực II, đó là các ngành không trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà phục vụ yêu cầu trong sản xuất và phục vụ nhu cầu ...

BÀI 43: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

(Bài 48 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 137 SGK địa lý 10: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối vởi sản xuất và đời sống xã hội.

Trả lời

- Dịch vụ là tất cả các ngành không thuộc khu vực I và khu vực II, đó là các ngành không trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà phục vụ yêu cầu trong sản xuất và phục vụ nhu cầu trong đời sống xã hội.

Giải bài tập 2 trang 137 SGK địa lý 10: Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới.

Trả lời

- Trong mấy chục năm trở lại đây, số người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên nhanh chóng.

- Các nước phát triển lao động trong ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước phát triển khác ở Tây Âu, Bắc Mĩ).

- Các nước đang phát triển lao động trong dịch vụ thường < 30% (ở nước ta lao động trong khu vực này chỉ chiếm 23% - năm 2003).

Giải bài tập 3 trang 137 SGK địa lý 10: Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ. 

Trả lời

Giải bài tập 4 trang 137 SGK địa lý 10: Dựa vào bảng số liệu:

CÁC NƯỚC DẤN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004

Nước

Khách du lịch đến

Doanh thu

(triệu lượt người)

(tỉ USD)

Pháp

75,1

40,8

Tây Ban Nha

53,6

45,2

Hoa Kì

46,1

74,5

Trung Quốc

41,8

25,7

Anh

27,7

27,3

Mê-hi-cô

20,6

10,7

 

Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên và rút ra nhận xét.

Trả lời

a. Vẽ biểu đồ .

Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của một số nước, năm 2004

b. Nhận xét

Đây đều là những nước có ngành du lịch phát triển mạnh của thế giới.

- Các nước có lượng khách du lịch đông (>40 triệu lượt người), theo thứ tự giảm dần là: Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc. Các nước khác như Anh, Mê-hi-cô có lượng khách ít hơn (<30 triệu lượt người).

- Nước có doanh thu cao (>40 tỉ USD): Hoa Kỉ, Tây Ban Nha, Pháp.

- Nước có doanh thu bình quân trên một lượt khách cao: Hoa Kì (1616 USD), Anh (985,5 USD), Tây Ban Nha (843 USD).

Như vậy không phải nước có lượng khách du lịch lớn nhất là nước có doanh thu và doanh thu trên một lượt khách cao nhất.

Giải bài tập 5 trang 137 SGK địa lý 10: Cho biết đặc điểm dân số của nước ta (đông, tăng còn tương đối nhanh, mức sống đang nâng lên và đô thị hóa đang phát triển với tốc độ nhanh hơn) có ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ như thế nào? Các đặc điểm đó đòi hỏi những ngành dịch vụ nào cần được ưu tiên phát triển?

Trả lời

- Với các đặc điểm cùa dân số như đông, tăng còn tương đối nhanh, mức sống đang nâng lên và đô thị hóa đang phát triển với tốc độ nhanh hơn... có tác động thúc đẩy ngành dịch vụ phát triên với tốc độ nhanh hơn, các hoạt động dịch vụ ngày càng có qui mô lớn và đa dạng hơn, hình thành nên các trung tâm dịch vụ lớn....

- Các đặc điểm của dân số nước ta đòi hỏi những ngành dịch vụ cần được ưu tiên phát triển như: giáo dục, y tế, dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ buôn bán, du lịch và vui chơi, giải trí...

Giải bài tập 6 trang 137 SGK địa lý 10: Tại sao các thành phố lớn cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn?

Trả lời

Các thành phố lớn cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, vì:

- Các thành phố lớn là nơi dân cư tập trung đông đúc, họ có lối sống thành thị với mức sống cao, sức mua lớn, nhu cầu dịch vụ đa dạng và ngày càng tăng nhanh, vì vậy dịch vụ tiêu dùng phát triển mạnh.

- Các thành phố lớn cũng đồng thời là các trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn, vì vậy các dịch vụ sản xuất phát triển mạnh.

- Đồng thời các thành phố lớn là những trung tâm chính trị - văn hóa cùa đất nước, vì vậy các ngành dịch vụ công cũng tập trung phát triển.

Như vậy, các thành phố lớn là nơi tập trung phát triển mạnh và đa dạng các loại hình của dịch vụ (từ dịch vụ tiêu dùng, đến dịch vụ sản xuất và dịch vụ công), nên chúng trở thành những trung tâm dịch vụ lớn.

II. Kiến thức khoa học

1. Sự thay đổi tỉ trọng của ngành dịch vụ và sự chuyển dịch nền kinh tế

Vai trò ngày càng cáo cùa ngành dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại thể hiện ở chỗ khi một nước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp rồi đến nền kinh tế hậu công nghiệp, thì trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng của khu vực nông nghiệp không ngừng giảm xuống, từ chỗ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (trên 40%) đến chỗ chỉ còn vài phần trăm. Tỉ trọng của khu vực công nghiệp cũng chỉ tăng đến một mức độ nhất định (khoảng 35 - 38 %) rồi sẽ giảm. Trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ lại có xu hướng tăng lên không ngừng. Chẳng hạn, Hoa Kì là cường quốc về công nghiệp, nhưng trong cơ cấu GDP năm 2004 cùa công nghiệp chỉ chiếm 19,7%, trong khi tỉ trọng của khu vực dịch vụ lên tới 79,4% và khu vực nông nghiệp chỉ còn 0,9% mà thôi.

2. New York - một trong ba trung tâm dịch vụ lớn nhất thế giới

Thành phố New York nằm ở phía đông nam tiểu bang New York và là thành phố lớn nhất Hoa Kì. Khu vực nội thành rộng 786km2 với dân sô trên 8 triệu người. New York còn là hạt nhân của một chùm đô thị có diện tích 17000km2 với số dân lên tới hơn 2 triệu người.

New York là một trung tâm kinh doanh thương mại quốc tế và là một trong ba dịch vụ lớn nhất thế giới (cùng với Tô-ky-ô và Luân Đôn). Thành phô là trung tâm dịch vụ lớn nhất về tài chính, bảo hiểm, địa ốc, truyền thông và nghệ thuật ở Hoa Kì. Các ngành quan trọng khác bao gồm truyền hình và phim ảnh (lớn thứ hai toàn quốc sau Hollywood), nghiên cứu y khoa và kỹ thuật, các đại học và học viện, thời trang...

Thành phố New York có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 901,3 tỷ USD vào năm 2004, nhiều hơn GDP của Án Độ và chỉ thấp hơn một ít so với Ca-na-đa.

Thị trường chứng khoán của thành phố là một trong những thị trường chứng khoán quan trọng nhất trên thế giới với phố Wall, trụ sở của các tập đoàn tài chính và thị trường chứng khoán New York. Thị trường chứng khoán New York là thị trường lớn nhất tính theo số lượng đôla lưu chuyển, trong khi NASDAQ là thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới về số lượng các công ty niêm yết ở đó.

Các ngành công nghiệp sáng tạo như: truyền thông, quảng cáo, thiết kế và kiến trúc... chiếm một số lượng càng đông trong tổng số công việc. Các ngành kỹ thuật cao như phát triển phần mềm, thiết kế trò chơi và dịch vụ Internet đang phát triển mạnh bởi vì vị trí của thành phố là trạm cuối của đường cáp quang xuyên đại dương. Thành phố New York cũng là một cổng Internet lớn nhất trên toàn nước Mĩ.

Vận chuyển đường biển quốc tế giừ vai trò quan trọng trong kinh tế của thành phố nhờ vào vịnh biên tự nhiên cùa New York và đây cũng là thành phố cảng lớn nhất của Hoa Kì. New York còn là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như: trụ sở cùa Liên họp quốc (UN), trụ sở tổ chức Thương mại thế giới (WTO),...

3. Vì sao du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”?

Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng ở nhiều nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghi ngơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp văn hóa ở các vùng miền khác nhau trên thế giới, nâng cao thể lực, phục hồi sức khỏe...

Phát triển du lịch có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại. Du lịch tạo ra nguồn thu nhập lớn, nhất là nguồn thu ngoại tệ. Thu nhập này không chỉ trực tiếp từ doanh thu của ngành du lịch, mà còn từ sự tác động của ngành du lịch tới nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Phát triển du lịch góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên, nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn có giá trị cho du lịch được phát hiện, tôn tạo, được bảo tồn và phát triển và được biến thành giá trị kinh tế. Có rất nhiều vùng núi hay ven biển không thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp hay công nghiệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường chưa bị ô nhiễm, đã trở thành những địa điểm du lịch lí tưởng góp phân giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, người ta thường ví du lịch là “ngành công nghiệp không khói” và là “con gà đẻ trứng vàng”.

 
0