05/06/2017, 11:19

Địa lí ngành thương mại

BÀI 40: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI (Bài 53, 54 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Giải bài tập 1 trang 157 SGK địa lý 10: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối vói việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Trả lời - Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và ...

BÀI 40: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI (Bài 53, 54 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Giải bài tập 1 trang 157 SGK địa lý 10: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối vói việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Trả lời - Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. - Vai trò của ngành thương mại: + Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu ...

BÀI 40: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

(Bài 53, 54 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Giải bài tập 1 trang 157 SGK địa lý 10: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối vói việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Trả lời

- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Vai trò của ngành thương mại:

+ Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Chính ở vị trí là “khâu nối” thương mại có tác động rất lớn đến việc thay đổi qui mô số lượng và chất lượng của sản xuất, cũng như thay đổi thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của xã hội (tức là làm nảy sinh nhu cầu mới).

+ Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, thúc đẩy quá trình sản xuất mở rộng của xã hội. Nếu ngành thương mại giúp mở rộng thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm, đồng thời phân tích thị trường giúp sản xuất thay đổi mẫu mã, ngành hàng phù hợp sẽ thúc đây sản xuât phát triên ở qui mô và chât lượng mới hơn.

Giải bài tập 2 trang 157 SGK địa lý 10: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới.

Trả lời

- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu, ngày càng phức tạp. Sự ra đời cùa WTO và các tổ chức kinh tế khu vực cho thấy xu thế toàn cầu hóa là xu thế quan trọng nhất.

- Khối lượng buôn bán trên thị trường thế giới, các nước phát triển, đang phát triển liên tục tăng trong những năm qua.

- Các nước tư bản phát triển đang kiểm soát thị trường thế giới do chiếm tỉ trọng cao về xuất nhập khẩu của toàn thế giới.

- Đồng tiền của các cường quốc có nền ngoại thương hàng đầu là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiên tệ thế giới: Đô-la Mĩ, dồng ơ-rô, đồng Bảng Anh....

- Hoạt động buôn bán trên thị trường-thế giới tập trung vào các nước tư bản phát triển, các nước này chiếm tới 73,5% tổng giá trị xuất - nhập khẩu của thế giới. Ba thị trường lớn nhất thế giới là: Hoa Kì, EU, Nhật Bản.

- Ở các nước tư bản phát triển tỉ trọng buôn bán nội vùng cao; còn các nước đang phát triển thì ngược lại.

- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng. 

Giải bài tập 3 trang 157 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu

(tỉ USD)

Dân số

(triệu người)

Hoa Kì

819

293,6

Trung Quốc (tính cả Hồng Kông)

858,9

1306,9

Nhật Bàn

566,5

127,6

 

 

a) Tinh giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên.

b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện.

c) Rút ra nhận xét cần thiết.

Trả lời

a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người

Cách tính:

Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người (USD/người) = Giá trị xuất khẩu / Dân số

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người (USD/người)

Hoa Kì

2789,5

'Trung Quốc (tính cả Hồng Kông)

675,2

Nhật Bản

4439,7

 

b) Vẽ biểu đồ

Biểu dồ thế hiện giá trị xuất khẩu bình quân theo đẩu người của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, năm 2004

c) Nhận xét:

- Trung Ọuốc là nước có giá trị xuất khẩu cao nhất nhưng do dân số cũng đông nhất thế giới nên bình quân giá trị xuất khẩu theo đầu người thấp.

- Nhật Bản và Hoa Kì có giá trị xuất khẩu theo đầu người cao, trong đó Nhật Bản cao nhất, do giá trị xuất khẩu cao và dân số không đông như Trung Quốc.

Giải bài tập 4 trang 157 SGK địa lý 10: Nêu một số ví dụ minh họa tình hình biến động của giá cả thị trường do tác động của qui luật cung cầu.

Trả lời

- Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới liên tục tăng do nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ lớn trong khi khả năng cung cấp dầu gặp nhiều khỏ khăn (trong khai thác và vận chuyển). 

- Giá thực phẩm nước ta tăng nhanh sau những trận dịch trong chăn nuôi (dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn...).

- Những tháng gần Tết Nguyên đán do nhu cầu hàng hóa tăng lên đẩy giá cả nhiều mặt hàng phục vụ tết lên cao.

- Giá đường trong nước cuối tháng 7 - 2008 giảm xuống do lượng đường trên thị trường tăng lên (do đường nhập lậu từ các nước khác vào nước ta).

Giải bài tập 5 trang 157 SGK địa lý 10: Căn cứ vào bảng 53.2, vẽ hai biểu đồ, mỗi biểu đồ gồm hai nửa hình tròn thể hiện cả qui mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩụ (hàng hóa, dịch vụ thương mại) của Bắc Mĩ và châu Á. Rút ra nhận xét từ biếu đồ đã vẽ.

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Chọn bán kính: Nếu chọn Rxk (Bắc Mĩ) = 1 thì Rnk (Bắc Mĩ) = 1,15;

Rxk(châu Á)  1,3; và Rnk (châu Á) = 1,3.

Biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Bắc Mĩ và châu Á, năm 2004 (%)

b) Nhận xét:

- Về qui mô:

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của châu Á gấp 1,5 lần Bắc Mĩ; giá trị xuất khẩu lớn gấp 1,8 lần; giá trị nhập khẩu gấp 1,2 lần.

- Về cơ cấu xuất - nhập khẩu

+ Trong cơ cấu xuất nhập khẩu của hai thị trường hàng hóa chiếm ưu thế so với dịch vụ (trong xuất khẩu: châu Á là 85,3% và Bắc Mĩ là 77,8%; trong nhập khẩu: châu Á là 82,1% và Bắc Mĩ là 85,3%).

+ Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Bắc Mĩ lớn hơn châu Á (22,2% và 14,7%); còn châu Á nhập khẩu dịch vụ nhiều hơn Bắc Mĩ (14,7% và 17,9%). 

Giải bài tập 6 trang 157 SGK địa lý 10: Xác định trên bản đồ thế giới các nước thành viên của các hiệp ước liên minh khu vực được nêu trong bài. Từ đó điền vào bảng theo mẫu:

Tên khối

Số thành viên

Diện tích

(nghìn km2)

Dân số

(triệu người -2006)

ANDEAN

(Các nước vùng An-đét)

5

4.719

124,6

APEC

(Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương)

21

61.602,9

’ 2638,5

ASEAN

(Hiệp hội các các quốc gia Đông Nam Á)

10

4.492,9

564,2

CEFTA

(Hiệp hội buôn bán tự do Trung Âu)

7

913

95,2

EU

(Liên minh châu Ầu)

27

(thêm Ru-ma-ni và Bun-ga-ri năm 2007)

4.373,9

489,7

MERCOSUR

(Thị trường chung Nam Mĩ)

5

(thêm Vê-nê-du-ê-la)

12.823

262,4

NAFTA

(Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ)

3

2.1293

440

SAFTA

(Khu vực mậu dịch tự do Nam Á)

7

4.488,3

1481,3 1

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1.

2.

 

0