05/06/2017, 11:19

Địa lí các ngành giao thông vận tải

BÀI 37: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (Bài 50 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 146 SGK địa lý 10: Hãy so sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô. Trả lời Loại hình vận tải ƯU điểm Nhược điểm Đường sắt - Chở hàng ...

BÀI 37: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (Bài 50 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 146 SGK địa lý 10: Hãy so sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô. Trả lời Loại hình vận tải ƯU điểm Nhược điểm Đường sắt - Chở hàng nặng, đi xa, tốc độ nhanh. ...

BÀI 37: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Bài 50 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 146 SGK địa lý 10: Hãy so sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô.

Trả lời

Loại hình vận tải

ƯU điểm

Nhược điểm

Đường

sắt

- Chở hàng nặng, đi xa, tốc độ nhanh.

-      Tính cơ động kém: chỉ hoạt động trên tuyến đường ray đặt sẵn và dừng lại ở các nhà ga.

-     Không thích ứng với địa hình đồi núi.

Đường ô tô

-     Tiện lợi, cơ động, thích ứng với các điều kiện địa hình khác nhau.

-    Phát huy hiệu quả ờ cự li ngắn và trung bình.

-     Đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng.

-      Khả năng phối hợp với các loại hình vận tải khác.

-     Kém hiệu quả trên tuyến vận chuyển xa.

-    Hạn chế về tốc độ vận chuyển.

-    Chi dùng nhiều nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.

 

Giải bài tập 2 trang 146 SGK địa lý 10: Hãy nêu những ưu, nhược điềm của các ngành giao thông vận tải đường biển và đường hàng không.

Trả lời

Loại hình vận tải

Ưu điểm

Nhược điểm

Đường biển

- Đảm bảo phần lớn trong vận tải quốc tế.

- Khối lượng vận chuyển nhỏ

 

-      Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn, chở được hàng hóa cồng kềnh.

-    Giá khá rẻ.

- Ô nhiễm biển do sản phẩm chuyên chở chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.

Đường hàng không

-     Đảm bảo các mối quan hệ giao lưu quốc tế.

-     Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới nhất cùa khoa học.- kĩ thuật.

-    Tốc độ vận chuyển nhanh.

-    Cước phí vận tải rất đắt. -Trọng tải thấp.

-     Ô nhiễm không khí do chất thải từ động cơ máy bay.

 

Giải bài tập 3 trang 146 SGK địa lý 10: Hãy phân tích đặc điểm phân bố ngành vận tải đường ống trên thế giới.

Trả lời

Sự ra đời của ngành vận tải đường ống phục vụ nhu cầu vận chuyển dầu, khí và các sản phẩm từ dầu, khí. Bởi vậy sự phân bố của vận tải đường ống phụ thuộc vào sự phân bố cùa công nghiệp dầu khí.

- Mạng lưới đường ống phát triển mạnh ờ khu vực Trung Đông, Hoa Kì, cháu. Âu, Liên bang Nga, Trung Quốc... Trong đó Hoa Ki là nước có hệ thống đường ống dài nhất thế giới (320 nghìn km ống dẫn dầu và 2 triệu km ống dẫn khí).

- Ở các nước xuất khẩu dầu người ta đặt hệ thống ống dẫn từ nơi khai thác đến các cảng; còn ở các nước nhập khẩu dầu người ta lại đặt hệ thống ống dẫn từ các cảng tới khu chế biến.

 

II. Kiến thức khoa học

1. 

2.

3. Phân bố mạng lưới đường sắt và khồ đường ray trên thế giới

* Phân bổ đường sắt:

Có ba kiểu phân bố đường sắt chính:

- Những đường sắt ngắn, xâm nhập từ ven biển vào nội địa, làm nhiệm vụ chuyên chở tài nguyên nguyên liệu từ nơi khai thác ra các cảng. Thường thây kiêu đường sắt này ở các thuộc địa cũ ở châu Phi.và Nam Mĩ.

- Những đường sắt xuyên lục địa, châu lục nào hiện nay cũng có, đó là các trục đường sắt quốc tế quan trọng, từ đó tỏa ra các nhánh đường theo các hướng khác nhau. Ví dụ:

+ Châu Âu có tuyến: E-ka-te-rin-bua - Ma-xcơ-va — Bec-lin - Ha-nô-vơ - Pa-ri - Bret; Am-xtec-đam - Bruc-xen - Pa-ri - Ma-đrit - Ca-đi-zơ (Tây Ban Nha)...

+ Châu Á có tuyến: Đường xuyên Xi-bi-a, Sê-li-a-bin-xcơ - Vla-di-vô-xtôc; U-lan U-đê - U-lan-ba-to - Bắc Kinh - Hà Nội.

+ Châu Mĩ có tuyến: Niu Iooc - Ci-ca-gô - Xan Fran-xi-cô...

- Những đường sắt tỏa ra từ thủ đô tới các trung tâm công nghiệp, các vùng nông nghiệp lớn, các hải cảng, tạo thành mạng lưới dày đặc. Ví dụ như mạng lưới đường sắt phần châu Âu của nước Nga.

* Các kho đường ray trên thế giới:

- Khổ chuẩn (1435mm) chiếm tới 3/4 tổng chiều dài đường sắt thế giới. Đây là khổ đường ray ở hầu hết các nước châu Âu, Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, U-ru- goay, Thổ Nhĩ Kì, I-ran, 1-rắc, Xi-ri, Bắc Phi... Ở Việt Nam, có một số tuyến lồng khổ chuẩn và khổ trung bình.

- Khổ rộng (1600mm và 1656mm) chiếm 7% chiều dài đường sắt thế giới. Đó là khổ đường ray tiêu chuẩn ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len, Xri Lan-ca. Ngoài ra còn phổ biến ở Bra-xin, Chi-lê, Ô-xtrây-li-a, Ẩn Độ...

- Khổ trung binh (1000mm và 1067mm) chiếm 16% chiều dài đường sẳt thế giới. Đây là khổ tiêu chuẩn cho phần lớn đường sẳt ở Nhật Bản, Niu-di-lân, các nước Nam Phi, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Án Độ, Pa-ki-xtan...

- Khổ hẹp (600 - 900mm) chiếm 2% chiều dài dường sắt thế giới, phổ biến ở các nước châu Phi nhiệt đới và Trung Phi, Cô-lôm-bi-a, một số tuyến địa phương ở châu Âu.

 

0