Mô tả công việc của kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Đây là cách phân loại kế toán theo mức độ, tính chất của thông tin phản ánh trong nghiệp vụ kế toán. Hiện nay kế toán tổng hợp ...
Kế toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Đây là cách phân loại kế toán theo mức độ, tính chất của thông tin phản ánh trong nghiệp vụ kế toán.
Hiện nay kế toán tổng hợp đang trở thành một nghề quan trọng và cần thiết.
Do vậy, để trở thành một kế toán tổng hợp giỏi ngoài việc am hiểu về các công việc kế toán còn cần phải trau dồi kỹ năng chuyên môn hơn nữa và rèn luyện những phẩm chất cần có trong ngành kế toán.
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về những công việc mà một kế toán tổng hợp phải làm và những phẩm chất cần có của một kế toán, Kế toán Centax sẽ mô tả chi tiết như sau:
1. Tiêu chuẩn yêu cầu đối với kế toán tổng hợp.
– Nắm vững nghiệp vụ kế toán, quy định về thuế, có khả năng tổng hợp và hướng dẫn
– Hướng dẫn, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
– Tổng hợp và phân tích báo cáo báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính.
– Thực hiện mệnh lệnh, nhiệm vụ được giao chính xác và đúng quy định.
– Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh, quy trình công nghệ, sản xuất trong công ty
– Sử dụng máy vi tính thành thạo ( phần mềm excel, phần mềm kế toán).
2. Nhiệm vụ
– Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận, phần hành, giữa các đơn vị nội bộ, số liệu chi tiết và tổng hợp.
– Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh của các phần hành hoặc đơn vị
– Kiểm tra đối chiếu tổng hợp ,cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
– Kiểm tra đối chiếu số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
– Hạch toán các bút toán nội sinh, các bút toán cuối kỳ trước khi lên báo cáo tài chính.
– Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận, phần hành liên quan
– Kiểm tra và đối chiếu những bút toán nội sinh với các bộ phận, phần hành liên quan
– Theo dõi, phân tích và đôn đốc công nợ. Đề xuất xử lý các khoản công nợ
– Đề xuất những bút toán, chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo phù hợp
– Kiến nghị quy trình thực hiện các nghiệp vụ kế toán, luân chuyển chứng từ trong đơn vị
– Lập báo cáo quản trị dòng tiền, quản trị doanh thu, chi phí
– Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết
– In sổ chi tiết và tổng hợp, tổng hợp theo công ty theo quy định
– Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
– Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
– Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT – TV
– Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến trong công tác kế toán
– Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định
3. Quyền hạn:
– Trực tiếp yêu cầu các kế toán phần hành, kế toán bộ phận, cơ sở điều chỉnh các bút toán, nghiệp vụ phát sinh chưa được hạch toán đúng
– Yêu cầu kế toán viên, những cá nhân liên quan khác cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định
4. Mối quan hệ:
– Nhân sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán – tài vụ, Giám đốc và chủ sở hữu theo quy định
– Nhận thông tin và thông tin trực tiếp tới các kế toán viên
– Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế -tài chính
– Liên hệ các bộ phận khác thông qua phụ trách phòng KT – TV hoặc theo quy định:
Xem thêm:
Những sai sót dễ gặp phải trong công tác kế toán thuế