Michael Faraday
Sơ lược về (22 tháng 9 năm 1791 - 25 tháng 8 năm 1867) là nhà vật lý và nhà hóa học người Anh. Ông có nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực điện từ học. Các thí nghiệm của ông về chuyển động quay điện từ đặt nền ...
(22 tháng 9 năm 1791 - 25 tháng 8 năm 1867) là nhà vật lý và nhà hóa học người Anh. Ông có nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực điện từ học.
Các thí nghiệm của ông về chuyển động quay điện từ đặt nền móng cho công nghệ về động cơ điện hiện đại. Ông phát triển định luật cảm ứng Faraday trong điện từ học.
Về mặt hóa học, ông khám phá ra các hợp chất hóa học chẳng hạn như benzen và hệ thống số ôxy hóa, đồng thời phổ biến các khái niệm ion, anode, cathode, electrode.
Đơn vị đo điện dung Farad trong hệ SI được đặt theo tên ông.
sinh tại Newington Butts, nước Anh vào ngày 22 tháng 9 năm 1791. Gia đình ông rất nghèo; bố ông, James Faraday, là một thợ rèn có có sức khỏe yếu. Ông phải thôi học từ rất sớm vì hoàn cảnh gia đình, những vẫn tiếp tục tự đọc sách và tìm tòi. Từ năm 14 tuổi ông giúp việc cho một hiệu sách ở Luân Đôn với nguyện vọng duy nhất được đọc sách của tiệm vào buổi tối sau khi xong việc. Trong vòng 7 năm làm việc ở đây ông đã đọc rất nhiều sách, chẳng hạn cuốn “Những mẩu chuyện về hóa học” (Conversations in Chemistry) của Jane Marcet. Ông say sưa tìm hiểu và thực hành các thí nghiệm trong sách.
Năm 1812, lúc 20 tuổi, Faraday dự các bài giảng của nhà vật lý và hóa học Humphry Davy của Viện Hoàng gia (Royal Institution) và Hội Hoàng gia Anh (Royal Society). Sau đó, Faraday gửi cho Davy 1 cuốn sách 300 trang ghi chép trong lúc nghe giảng. Davy trả lời ngay lập tức, và sau đó thuê Faraday làm thư ký.
Ngày 1 tháng 3 năm 1813, Faraday được bổ nhiệm bởi Ngài Davy làm phụ tá phòng thí nghiệm hóa học ở Viện Hoàng gia.
Faraday cưới Sarah Barnard (1800-1879) vào ngày 2 tháng 6, 1821 nhưng họ không có con.
Faraday đựơc bầu làm hội viên của Hội Hoàng gia năm 1824, làm người tổng phụ trách phòng thí nghiệm năm 1825; và đến năm 1833 ông đựơc bổ nhiệm làm giáo sư hóa học của viện suốt đời nhưng không cần giảng dạy.
Ông mất ngày 25 tháng 8 năm 1867 tại nhà ông ở Hampton Court, Anh.
Cải tiến quan trọng đầu tiên về điện của Faraday được thực hiện năm 1821. Hai năm trước đó, Oersted đã tìm ra rằng kim của một chiếc la bàn nam chăm bình thường có thể bị làm lệch hướng nếu có một dòng điện chạy qua một đoạn dây điện gần đó. Điều này gợi ý cho Faraday rằng nếu nam châm được cố định thì thay vào đó, dây điện có thể dịch chuyển. Nghiên cứu theo hướng này, ông đã thành công trong việc chế tạo nên một công cụ thông minh, trong đó sợi dây điện có thể liên tục xoay trong vùng chịu tác động của từ trường trong khi có một dòng điện chạy qua sợi dây. Thực ra đó chính là động cơ điện đầu tiện, công cụ đầu tiên sử dụng một dòng điện để khiến một vật chuyển dịch.
Tuy nhiên, tác dụng của phát minh trên vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân là vì không có một nguồn sản sinh dòng điện nào ngoài loại pin hóa học nguyên thủy thời đó. Faraday tin chắc rằng phải có một cách nào đó sử dụng lực từ để phát điện, ông kiên trì tìm kiếm một phương pháp như thế. Vào năm 1831, ông phát hiện ra rằng nếu một nam châm chuyển động ngang qua một vòng dây điện khép kín thì một dòng điện sẽ chạy trong dây trong thời gian nam châm chuyển động qua. Hiệu ứng này gọi là cảm ứng điện từ. Và sự khám phá ra định luật tạo ra hiệu ứng này (định luật Faraday) được công nhận là thành tựu cá nhân vĩ đại nhất của Faraday.
Ông còn khám phá ra rằng, nếu ánh sáng phân cực đi qua một từ trường, độ phân cực của nó sẽ thay đổi. Đây là sự định hướng đầu tiên chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa ánh sáng và điện từ.
Ngày 20 tháng 3 năm 1862 là ngày cuối cùng đánh dấu công việc nghiên cứu của Faraday. Trong cuốn sổ ghi kết quả nghiên cứu của ông người ta đọc được con số thí nghiệm cuối cùng của ông: 16041.
Mùa hè năm 1867, Faraday ốm nặng, ông bị điếc và mất trí nhớ, nhưng nhìn ông, người ta vẫn cảm thấy ông đang suy tưởng như cả đời ông chưa bao giờ ngừng suy tưởng. Trong những dòng nhật kí cuối cùng của ông, có những lời sau: “…Tôi thật sự thấy luyến tiếc những năm sống đầy hạnh phúc, trong niềm say mê làm việc và trong ước mơ tìm đến những phát minh. Thật đáng buồn khi tôi biết mình sắp từ giã cõi đời, và sẽ không bao giờ được trở lại những ngày sôi nổi… Đối với các bạn trẻ, tôi chỉ có một lời khuyên để lại, rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống: hãy làm việc và suy nghĩ đi ngay cả khi chưa nhìn thấy một tia sáng nhỏ bé, vì dù sao, như vậy vẫn còn hơn là ngồi không!…”
Ngày 25 tháng 8 năm 1867 là ngày nhà bác học vĩ đại ấy từ giã cõi đời. Ông chết đi để lại cho toàn nhân loại một phát minh bất tử, một phát minh mang tính bản lề cho mọi phát minh của loài người sau này. Bài viết kết thúc ở đây với lời nhà khoa học Hemhônxơ ngưòi Đức đã nói: “Chừng nào loài người còn sử dụng đến điện, thì chừng đó mọi người còn ghi nhớ công lao của .”.