Máy ấp trứng gia cầm
Hiện nay có nhiều loại máy với công suất khác nhau từ 500 đến 7 – 8 vạn quả và nhiều hơn được nhập từ Canada, Hungari, Hà Lan, ức, Mỹ, Trung Quốc… vào nước ta. Máy ấp công suất nhỏ dưới 1000 quả thường được dùng cho gia đình hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu, còn trong sản xuất công ...
Hiện nay có nhiều loại máy với công suất khác nhau từ 500 đến 7 – 8 vạn quả và nhiều hơn được nhập từ Canada, Hungari, Hà Lan, ức, Mỹ, Trung Quốc… vào nước ta.
Máy ấp công suất nhỏ dưới 1000 quả thường được dùng cho gia đình hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu, còn trong sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp hoặc tổ hợp sản xuất thường dùng các loại máy với công suất lớn từ 1 vạn trứng trở lên.
Tuy khác nhau về hình thức và công suất, cũng như thiết kế kỹ thuật, tất cả các loại máy ấp đều tuân theo một nguyên lý chung và phải gồm các bộ phận sau: vỏ máy, bảng điều kiện tự động, giá đỡ khay, khay trứng, hệ thống cấp nhiệt, cấp ẩm, cấp không khí và hệ thống bảo vệ (báo động).
Vỏ máy
Vỏ máy hình chữ nhật. Ở một số máy lớn người ta tận dụng nền xi măng hoặc lát gạch để làm đáy máy (sàn máy), vỏ máy có nhiệm vụ ngăn cách môi trường bên ngoài, giữ nhiệt và ẩm trong máy ổn định, vỏ máy phải làm bằng nguyên liệu chịu lực và cách nhiệt, vỏ máy gồm hai lớp, giữa để trống, nhét mùn cưa hoặc bông thuỷ tinh hoặc bọt xốp để cách nhiệt, vỏ máy làm bằng gỗ dán thường chóng hỏng, dễ hút ẩm và mất vệ sinh, nên nhiều máy thế hệ mới của Hà Lan, Trung Quốc, Úc… thường làm bằng hợp kim nhôm hoặc nhựa. Máy ấp trứng
Bảng điều khiển tín hiệu tự động
Bảng điều khiển này tập trung các nút điều khiển các hoạt động của máy được lắp đặt mặt trước máy (phía cửa máy). Bảng điều khiển có công tác tổng để bật tắt máy, có các nút tăng thêm nhiệt, để đảo trứng… và các đèn tín hiệu kèm theo bộ phận nào của máy đang làm việc hoặc không làm việc (hỏng), vì là nơi tập trung các đầu mối dây truyền nguồn điện, nên bảng này được gắn trên nếp kim loại của hộp điện. Do đó khi thao tác phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh và tránh để nước chảy vào hộp điện, có thể dẫn đến chập điện, gây tai nạn và hỏng máy.
Giá đỡ khay và khay đựng trứng
Giá đỡ khay là một giàn các khung đỡ các khay đựng trứng. Cấc giá đỡ khay có kích thước sao cho các khay đựng trứng nằm vừa khít ở bên trong lòng của nó. Tuy có cùng mục đích nhưng ở các máy khác nhau, giá đỡ khay có thể khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế của máy. Có thể chia ra hai loại:
Giá đỡ cố định (khớp cứng) là giàn đỡ khay có hình dáng cố định, không bị thay đổi khi máy đảo trứng. Vì vậy toàn bộ giàn đỡ khay được lắp trên mặt trục chạy qua tâm của giàn. Khi đảo trứng, trục sẽ quay làm cả giàn nghiêng theo. Để tránh nhầm lẫn, ở các loại máy này, giàn đỡ khay trứng được đánh số thứ tự theo tầng. Kiểu máy có giàn đỡ cố định này thường chỉ có ở các máy công suất vừa và nhỏ dưới 1 vạn trứng.
Giá đỡ có khớp mềm: Thường gặp ở các máy ấp có công suất lớn, sau này một số hãng sản xuất máy có công suất vừa và nhỏ cũng áp dụng kiểu giá đỡ có khớp này. Giả đỡ khớp mềm là giàn giá đỡ tự nó chuyển động và thay đổi hình dạng khi máy đảo trứng, trong máy thường chia ra làm nhiều cột giá đỡ; mỗi cột giá đỡ cố từ 12-15 tầng, mỗi tầng giá đỡ một khay trứng. Bốn góc của giá đỡ được gắn đinh tán và nẹp kim loại của quang treo. Khi máy đảo trứng, một bên quang treo bị kéo lên, và bên kia bị đẩy xuống làm cho các tầng đọng khay trứng của giá/đỡ đều nghiêng đồng loạt một góc như nhau.
Khay đựng trứng: Khay đựng trứng ở máy ấp gọi là khay ấp, còn ở máy nở gọi là khay nở.
Khay ấp đựng trứng đưa vào ấp và phải giữ cho tất cả các trứng ở trong khay nằm theo thứ tự nhất định, đầu nhọn xuống dưới, đầu to lên trên (đầu có buồng khí).
Khay ấp có thể làm bằng gỗ, bằng kim loại khác nhau. Khay gỗ chóng hỏng, xộc xệch, dễ hút ẩm còn khay kim loại bền chắc, vệ sinh nhưng nặng khó thao tác. Những máy thế hệ mới, khay ấp làm bằng nhựa nhẹ, bền, sạch. Công suất (sức chứa trứng) các khay ấp cũng khác nhau theo công suất và kích cỡ máy. Mỗi khay ấp có thể chứa 80-180 quả trứng gà. Khay ấp trứng vịt, ngỗng chia khoảng cách rộng hơn khay ấp trứng gà, vì trứng to.
Có một số loại máy lắp khay không cố định. Đáy khay là một mặt phẳng có đục lỗ để đảm bảo độ thông thoáng. Loại khay này có ưu điểm là chứa được nhiều trứng hơn, nhưng nhược điểm là xếp trứng và loại thải trứng khó hơn. Tuy vậy khay ấp có lỗ hiện nay là tiên tiến nhất.
Nếu ấp trứng cút thì phải làm khay ấp khác để đựng vừa trứng cút.
Một số hệ thống khác của máy
Hệ thống đảo trứng
Để các phôi trong trứng phát triển bình thường và không bị sát vào vỏ trứng trong quá trình ấp, máy phải đảo trứng. Ở các máy ấp công nghiệp việc đảo trứng được thực hiện bằng hai cách: dùng môtơ hoặc dùng máy nén khí để đảo trứng.
[AdSense-A]
Hệ thống đảo môtơ được hoạt động như sau: một đồng hồ thời gian chạy bằng điện sẽ đúng chu kỳ 1-2 giờ một lần bật môtơ. Khi môtơ đảo hoạt động sẽ làm quay bánh răng hoặc cần đảo, rồi làm xoay trục đảo hoặc kéo các quang treo về một phía làm các giá đỡ khay nghiêng đi. Khi góc đảo đạt yêu cầu 45° thì công tắc giới hạn sẽ tự động làm ngừng môtơ đảo, để kỳ sau đảo nguợc lại.
Các máy dùng khí nén để đảo trứng cũng vận hành tương tự. Đồng hồ thời gian sẽ mở van khí nén đi vào các giàn đỡ khay. Ở cấc giàn này có gắn pít tông có 2 van khí để đẩy giàn theo 2 chiều ngược nhau. Khí nén vào sẽ đẩy pít tông truyền lực vào quang treo làm các cột giá đỡ khay bị nghiêng đi và trứng được đảo.
Đe đề phòng môtơ hỏng, ở các máy nhỏ còn lắp đặt cần đảo bằng tay. Còn máy lớn phải có môtơ dự trữ.
Hệ thống làm thông khí
Thông thoáng không khí là một vấn đề hết sức quan trọng ở máy ấp công nghiệp. Độ thông khí ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nhiệt, tói độ ẩm và nồng độ O2, C02 trong máy. Hệ thống thông khí được chia thành 3 phần: quạt gió, lỗ hút khí, lỗ thoát khí.
Các máy ấp thường chỉ có 1 lỗ hút khí, được đặt ở trước, hoặc mặt sau, hoặc trên nóc máy; nhưng không gần lỗ thoát khí. Không khí qua lỗ này đi theo đường ống vào phía sau quạt gió. Quạt quay tạo ra lực hút trong ống và đẩy không khí sạch vào mọi vị trí của máy.
Lồ thoát khí có thể là một hoặc nhiều lỗ thông ra ngoài máy, để thoát khí bẩn (chứa CO2) ra ngoài. Lỗ thoát khí được đặt trên nóc máy đê bốc khí nóng thải ra ngoài dễ dàng, tránh ú đọng gây nhiệt độ cao cục bộ.
Tuỳ theo thiết kế của từng loại máy mà người ta lắp của điều chỉnh lượng khí ra, vào máy ở lỗ hút hoặc thoát khí hoặc cả hai. Ở một số máy hiện đại, của máy được gắn một môtơ nhỏ để tự động điều chỉnh độ mở đáp ứng yêu cầu của chế độ ấp đặt ra.
Quạt máy trong máy ấp có nhiệm vụ đảo đều không khí trong máy, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ở các vị trí trong máy xấp xỉ nhau.
Quạt có sải cánh dài có tốc độ 800-1.000 vòng/phút thường một máy ấp chỉ lắp một quạt. Quạt có sải cánh nhỏ có tốc độ 1750 vòng/phút. Trong máy ấp đa kỳ có công suất lớn thường được lắp 4-6 quạt loại này. Tuỳ loại máy, quạt có thể lắp phía sau, trên nóc máy. Ớ máy ấp đa kỳ hệ thống quạt được lắp phía sau cửa vào và thổi khí về phía cửa ra.
Hệ thống cấp nhiệt
Để cấp và làm ổn định nhiệt trong máy ấp, người ta dùng các thiết bị sau: cảm nhiệt hoặc nhiệt kế công tắc hoặc màng ête và dây may so cấp nhiệt.
Cảm nhiệt là thiết bị hiện đại có mức độ tin cậy cao, độ chính xác lớn ± 0,01°c. Cảm nhiệt hoạt động sẽ truyền tín hiệu về làm đóng, ngắt dây may so đang đốt nóng ở nhiệt độ nhất định, cảm nhiệt chỉ dùng ở các máy ấp có hệ thống điều khiển bằng thiết bị bán dẫn.
Nhiệt kế công lắc là thiết bị vừa làm nhiệm vụ đo nhiệt độ, vừa làm công tắc tự động đóng, ngắt mạch điện. Trong nhiệt kế này có một sợi dây kim loại mảnh có thể thay đổi chiều cao để giới hạn nhiệt độ. Dây này nằm trong ống thuỷ tinh có thuỷ ngân lên xuống theo nhiệt độ. Hai đầu dây điện nguồn, một đầu được đấu vào sợi dây kim loại và đầu kia đấu vào chỗ thuỷ ngân. Khi cột thuỷ ngân dâng lên chạm vào sợi dây kim loại giới hạn nhiệt độ thì sẽ có dòng điện chạy qua. Dòng điện này sẽ điều khiển công tắc tự ngắt điện của dây may so, ngừng cấp nhiệt cho máy. Khi nhiệt độ hạ xuống, cột thuỷ ngân hạ theo làm ngắt mạch điện điều khiển đi qua nhiệt kế. Nhờ đó công tắc từ lại nối mạch cho dây may so nóng lên, cấp nhiệt cho máy.
Cơ chế hoạt động của màng ête cùng tương tự chỉ khác là ête giãn nở, hoặc co lại làm thay đổi bề dày của lá đồng và làm nối hoặc ngắt mạch điện điều khiển.
Dây may so là dây điện trở, khi có dòng điện chạy qua nó sẽ được đốt nóng lên và toả nhiệt nhiều. Ngày nay dây may so trong máy ấp thường được bọc lớp cách điện, bền, an toàn, không bị ôxy hoá khí tiếp xúc với hoá chất (thuốc sát trùng) và nước.
Một số máy ấp hiện đại thường sử dụng loại 2 dây may so – một dây chính và một dây phụ. Khi trứng mới đưa vào ấp, nhiệt độ trong máy thường thấp hơn so với yêu cầu (do trứng hút nhiệt), khi đó cần cả hai dây may so hoạt động để cung cấp đủ nhiệt cho máy ấp. Khi còn thiếu nhiệt độ yêu cầu 2°c thì dây phụ sẽ tắt để một mình dây chính cấp nhiệt.
Để tránh nhiệt độ trong máy ấp lên cao, thường gặp ở những trứng được ấp sau 10 ngày hoặc mùa hè nóng, lúc này phôi phát triển nhanh, trứng toả nhiệt nhiều, làm tăng nhiệt độ trong máy ấp quá yêu cầu, mặc dù dây may-so ngừng hoạt động. Ớ một số máy còn được lắp quạt hút khí nóng hoặc giàn ống nước lạnh. Khi nhiệt trong máy lên quá yêu cầu, quạt hút tự động bật lên và hút khí nóng ra ngoài hoặc van nước lạnh mở ra, nước lạnh chảy trong giàn sẽ thu nhiệt làm hạ nhiệt trong máy, khi đạt yêu cầu nhiệt độ ấp thì dừng lại.
Trường hợp những máy đời cũ, hoặc máy không có hệ thống làm mát như trên khi nhiệt độ trong máy quá cao thường mở cửa máy ấp, hoặc có thiết bị xả khí lạnh vào máy…
Hệ thống tạo ẩm
Mỗi một loại máy, có thiết bị tạo ẩm khác nhau. Tuy nhiên theo nguyên tắc chung chỉ có 2 dạng: thiết bị phun sương nước, dùng điện tích bề mặt bay hơi nước.
Để điều khiển ẩm độ, trong máy được đặt ẩm kế hoặc nhiệt kế bấc ẩm. Loại ẩm kế này được chế tạo đặc biệt và được liên hệ với thiết bị làm ẩm thông qua hệ thống đóng ngắt tự động thiết bị cấp ẩm.
Cách hoạt động của ẩm kế như sau: Khi mạch điều khiển có dòng điện chạy qua thì cuộn dây của van điện từ sẽ hút lõi sắt lên để mở cho nước đi vào thiết bị phun ẩm vào máy. Khi đủ độ ẩm, mạch điện sẽ ngắt và van điện từ sẽ tự động đóng lại không cho nước đi qua nữa.
Nếu loại máy dùng diện tích bề mặt bay hơi, thì nước vào máy không cần áp suất lớn như máy phun sương mà chỉ thay đổi diện tích bề mặt bay hơi nước*.
Đối với các loại máy ấp dùng thiết bị tạo ẩm bằng phun sương mù thì nước vào máy có thể có áp suất cao hoặc không. Nếu loại thiết bị nước không cần áp suất cao thì khi phun nước vào máy bị đập vào lưới chắn, làm các giọt nước bị vỡ ra thành từng giọt rất nhỏ li ti và lập tức bị quạt gió thổi đi mọi vị trí trong máy.
Hệ thống bảo vệ
Hệ thống bảo vệ trong máy ấp bao gồm các thiết bị được lắp đặt nhằm ngăn chặn hoặc thông báo trước các sự cố có thể xảy ra làm hỏng máy hoặc trứng ấp, Tín hiệu dễ nhận thấy nhất là chuông báo động kêu vang và đèn đỏ bật sáng.
Trong máy ấp quan trọng nhất là chế độ nhiệt, vì vậy các loại máy bao giờ cũng phải có hệ thống chuông và đèn tự báo tự động, nếu hệ thống này không hoạt động phải sửa chữa, thay thế ngay. Một nhiệt kế công tắc hoặc một màng ête sẽ làm nhiệm vụ giới hạn mức dao động nhiệt độ cho phép. Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn (quá cao, quá thấp) thì dòng điện điều khiển đi qua sẽ làm cho chuông reo và đèn đỏ sáng. Ở một số máy ấp hiện đại, ngoài chuông và đèn báo, máy còn có cửa thoát khí nóng tự động mở hét cỡ và quạt hút khí tự động. Nếu nhiệt độ trong máy thấp so với yêu cầu, thì cửa này đóng kín lại, dây may so nhiệt phụ sẽ cùng hoạt động.
Ngoài ra, đa số máy ấp công nghiệp lắp đặt hệ thống báo động chế độ thông khí – chuông điện, đèn báo…
Khi các sự cố sau đây xảy ra thì chuông reo và đèn bật sáng:
Quạt gió đang chạy bị dừng; quạt quay không đủ tốc độ.
Công tắc tổng của máy bật; cửa máy đóng mà không bật quạt gió.
Ở một số loại máy hiện nay, hệ thống đảo và tạo ẩm cũng được lắp đặt thiết bị báo động để đề phòng các trường hợp sau:
Môtơ đảo không hoạt động.
Môtơ đảo hoạt động nhưng không đảo hết cỡ.
Đang đảo bị kẹt khay.
Độ ẩm vượt quá mức yêu cầu.
Ngoài ra để bảo vệ các môtơ và phần điện, các máy ấp hiện nay đeu có các cầu chì tự động cho từng thiết bị một. Khi cuờng độ dòng điện tăng quá mức sẽ làm cho các cầu chì này tự động ngắt điện, tránh cho các thiết bị nóng và cháy. Máy nở trứng gia cầm
Máy nở trứng gia cầm
Mấy nở có kết cấu và các thiết bị điều hoà hệ thống cấp nhiệt, cấp ẩm và cấp không khí (độ thoáng khí) như ở máy ấp, chỉ khác giá đỡ và khay trứng nở cố định và đặt trên bệ có bánh xe để đẩy vào, kéo ra được dễ dàng.
Khay đặt trứng vào máy nở (gọi là khay nở) cũng khác khay ấp, không có các thành ngăn ngang dọc để đặt cố định quả trứng mà giống như cái khay bình thường, có thành xung quanh cao 8 * 9cm. Đáy khay đục nhiều lỗ nhỏ đường kính 2mm, đế và thành khay có các thanh dọc xếp sít để làm thoáng khí.