23/05/2018, 14:54

Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn

Xác định nguyên nhân gây bệnh Bệnh gây ra do vi trùng phó thương hàn heo. Xác định dấu hiệu bệnh lý Xác định dấu hiệu lâm sàng – Heo sốt 41,5 – 42oC, không bú, kém ăn nôn mửa, tiếp đến ỉa chảy, phân lỏng màu vàng mùi hôi thối, heo thở gấp, ho và hay liếm láp ở máng nước. Trên da xuất huyết ...

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gây ra do vi trùng phó thương hàn heo.

Xác định dấu hiệu bệnh lý

Xác định dấu hiệu lâm sàng

– Heo sốt 41,5 – 42oC, không bú, kém ăn nôn mửa, tiếp đến ỉa chảy, phân lỏng màu vàng mùi hôi thối, heo thở gấp, ho và hay liếm láp ở máng nước. Trên da xuất huyết từng vệt màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi, ngực… Do ỉa chảy nhiều nên heo bị còi cọc, gầy yếu nhiều, con mắt sưng, đầu phù…

  Heo bệnh tiêu chảy phân vàng sệtHeo bệnh tiêu chảy phân vàng sệt Da heo bệnh bị xuất huyết điểmDa heo bệnh bị xuất huyết điểm

Xác định bệnh tích

– Lách sưng to, dai như cao su màu xanh sẫm.

 

– Niêm mạc dày, ruột viêm đỏ, nhăn nheo có điểm xuất huyết, các vết loét đỏ bằng hạt đậu, hoại tử biến thành khối vàng như bột cám. Vết loét không giới hạn, không có bờ, nhiều khi kéo dài thành từng mảng, từng vệt.

 

– Thận có điểm xuất huyết đỏ ở vỏ.

– Gan có nhiều điểm hoại tử như hạt kê, phổi tụ máu.

Chẩn đoán bệnh

– Dựa vào dấu hiệu của bệnh lý

– Bệnh xảy ra chủ yếu ở heo con 2 – 4 tháng tuổi.

Biện pháp phòng bệnh

– Vệ sinh chuồng trại, màng ăn, máng uống thường xuyên.

– Vệ sinh thức ăn nước uống.

– Tiêm phòng vắc-xin:

+ Vắc-xin keo phèn tiêm lần 1 lúc 21 ngày tuổi lần 2 cách lần 1 sau 1 tuần.

+ Vắc-xin nhược độc đông khô tiêm 1 lần lúc 21 ngày tuổi

Biện pháp điều trị

– Thuốc kháng khuẩn: Dùng tỏi và gừng cho heo uống

– Chất chống tiêu chảy: Lá sim, lá ổi, lá phân xanh, hoặc chè khổng lồ…

Hoặc dùng sâm đại hành phối với cỏ sữa đất (vú sữa đất)…

– Kết hợp dùng cây nhọ nồi để chống xuất huyết.

– Mất nước truyền nước muối sinh lý vào xoang bụng.

Chú ý: Sử dụng biện pháp trên nếu không khỏi thì mới dùng kháng sinh

0