18/06/2018, 16:49

Màu sắc cổ đại: từ tranh hang động đến Cô Gái Đeo Hoa Tai Ngọc Trai

Phan Lặng Yên Tranh Hang Động và màu Ochre Mục đích của những bức tranh hang động đến hiện nay vẫn không rõ ràng, tuy đây là những sáng tạo đầu tiên của con người, nhưng liệu nó mang mục đích mỹ thuật hay trang trí? Vì các hang động thường là nơi ở tạm bợ trong đời sống du ...

05fdafc759010b24c7a8b2dbd4179f60

Phan Lặng Yên

  • Tranh Hang Động và màu Ochre

Mục đích của những bức tranh hang động đến hiện nay vẫn không rõ ràng, tuy đây là những sáng tạo đầu tiên của con người, nhưng liệu nó mang mục đích mỹ thuật hay trang trí? Vì các hang động thường là nơi ở tạm bợ trong đời sống du cư, và tranh lại ở những vị trí khó tiếp cận. Nếu mang mục đích “hội họa/mỹ thuật” thì thứ đầu tiên được vẽ phải là con người. Nhưng không, các hình vẽ chi tiết nhất là hình bò, ngựa, động vật: các nguồn thức ăn – với mong ước săn bắt được nhiều hơn (mang màu sắc tín ngưỡng sơ khai). Đồng thời đây là một cách giao tiếp với những người đến hang sau đó: “Tôi đã từng ở đây”. Con người đôi lúc xuất hiện trên tranh, trong cảnh săn bắn, nhưng chỉ bằng vài nét đen đơn giản.

Các bức tranh này được vẽ bằng màu Ochre – kết hợp giữa loại đất/đá son (hoàng thổ) chứa sắt oxide có màu từ vàng, cam đến nâu đỏ, pha trộn với mỡ động vật – là một màu tự nhiên dễ kiếm và bền với thời gian.

altamirabison

23

Có một tranh hang động khá độc đáo được tạo bằng cách bôi mỡ lên tường, đặt tay lên rồi thổi bột màu.

informationtech-cavepainting.jpg

Màu này cũng được dùng phổ biến ở Ai Cập cổ đại và tranh tường La Mã

45

Đất son đỏ được người Phi châu dùng suốt 200,000 năm qua. Ngày nay các cô gái Himba ở Namibia vẫn dùng phương pháp ấy (trộn bột đất với mỡ động vật) rồi bôi lên người lẫn tóc sau khi bện, tạo nên màu da đỏ rực rỡ độc đáo.

  • Lapis Lazuli – màu xanh quý giá

Lapis Lazuli – một màu xanh ấn tượng nghiền từ một loại đá bán quý khai thác từ từ các mỏ quặng ở Đông Bắc Afghanistan từ thời Đồ-đá-mới, cách đây 9,000 năm. Lapis Lazuli trở thành món trao đổi đắt giá ở nền văn minh lưu vực sông Ấn, nó được tìm thấy trong hầm mộ đương thời ở Mehrgarh (Pakistan), ở Caucasus, thậm chí ở ‘tận cùng thế giới’ Mauritius (Tây Bắc châu Phi), cách mười mấy ngàn km. Sáu ngàn năm sau nó được dùng để vẽ mắt và lông mày cho mặt nạ xác ướp pharaoh Tutankhamun, tác phẩm nghệ thuật cổ đại nổi tiếng nhất.

6.jpg

Cuối trung cổ, Lapis Lazuli đến châu Âu. Vì sự quý hiếm của nó nên thời Phục Hưng, Lapis Lazuli chỉ được dùng (và thành một chỉ dấu) cho các tranh vẽ Đức mẹ.

Sassoferrato_-_Jungfrun_i_bön.jpg

Màu xanh này cũng là một trong những lý do làm nên bí ẩn của bức “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai”, Vermeer lúc đó là hoạ sĩ nghèo với 11+4 đứa con. Một cô gái với khóe miệng cười mặc trang phục người hầu trong một bức tranh được chăm chút tỉ mỉ, thay vì các quý ông, mệnh phụ, tiểu thư thuê vẽ như lệ thường thời ấy.

866px-Girl_with_a_Pearl_Earring.jpg

Lapis Lazuli cũng được Van Gogh dùng trong Starry night, lúc này màu đã được đóng tuýp không cần phải tự mài nữa. Thời hiện đại thì có Yves Klein một thời gian dài chỉ dùng duy nhất màu này để vẽ.

89

Màu Egyptian-Blue

Các lăng mộ Pharaoh là nơi lưu giữ xác ướp hoàng đế với mong ước được tái sinh nên xác ướp được giữ kèm vô số vàng bạc châu báu và những đồ quý giá. Không những vậy, trên tường hầm mộ còn vẽ kèm đủ loại quan quân, cung nữ, cây trái, cao lương mỹ vị để mang theo. Các màu sắc để vẽ đều sẵn từ đất đá tự nhiên: màu Ochre, màu xanh ngọc, màu trắng đá phấn…. Nhưng có một thứ cần đem theo nhưng không tìm được màu phù hợp: sông Nile. Thời đó màu Lapis Lazuli quý giá đã được mang về từ Afghanistan nhưng lại quá hiếm và đắt đỏ để vẽ lên cả bức tường. Thế rồi sau nhiều tìm tòi, Egyptian-Blue ra đời, đây là màu nhân tạo đầu tiên được biết đến. Đến thời La Mã thì nó ít được dùng dần và đi vào quên lãng, nhưng có lẽ nó được tạo bằng đá xanh ngọc nung với cát sa mạc. Màu nhân tạo đầu tiên không chỉ có ý nghĩa với mỹ thuật mà việc biến được chất này thành chất khác là một bước tiến, một nhận thức lớn của loài người. Nó xác lập nền móng để giả kim thuật ra đời, giả kim thuật tuy ngàn năm thất bại nhưng mang lại vô số phát minh ý nghĩa cho loài người và là nền tảng cho ngành hóa học hiện đại.

11.jpg

12.jpg

  • Những màu sắc từ thời cổ đại khác

Màu đen carbon xuất hiện khi con người tìm ra lửa, rồi tìm ra cách đốt củi thành than nơi kín khí. Họa sĩ mọi thời đại luôn dùng than rồi than chì để vẽ phác trước khi vẽ nét. Chất liệu này hiện diện trong cả sơn dầu lẫn màu nước, đến cả mực in máy photocopy và máy in laser hiện tại. Trước kia, hai màu đen carbon nổi tiếng nhất là đen nho, được tạo thành khi đốt cây và cành nho, màu còn lại có được nhờ thu thập muội đèn.

Một màu đen khác xuất hiện từ thời cổ đại và được dùng đến ngày nay, màu đen-xương. Như tên gọi, nó được tạo thành bằng cách đốt xương hoặc những mẩu ngà voi bỏ đi, sắc đen nhạt hơn nhưng màu sệt hơn. Đây là màu yêu thích của danh họa Rembrandt, như trong tranh chân dung Philips Lucasz này

a.jpg

Cùng thời cổ đại, màu đỏ nâu đậm hơn ba màu Ochre vàng-cam-đỏ là màu umber,  đến từ một loại đá có oxit và hidroxit của sắt và mangan.

b.jpg

Cuối cùng, màu trắng, lime green, thời cổ thì đơn giản là một mẩu đá vôi. Sau này thì có thêm loại “Bianco san Giovanni” (tên một vị thánh tử đạo), được ngâm và thay nước 8 ngày rồi đem đi phơi nắng, tạo nên một hỗn hợp của đá vôi và Ca(OH)2

0