Mai Am (1826-1904) tức Nguyễn Phúc Trinh Thận, tên tự là Thúc Khanh, em cùng mẹ với Miên Thẩm. Năm 24 tuổi, bà kết hôn với ông Thân Trọng Di ở làng Nguyệt Biều (ngoại thành Huế). Thân Trọng cũng là dòng họ nổi tiếng ở Huế, em ông Di thi đỗ tiến sĩ, nhưng ông Di có lẽ không ham chạy theo con đường khoa bảng, thích vui thú điền viên, nên trong
Lô giang tiểu sử, ông Nguyễn Văn Mại có nhận xét rằng ông “không ưa từ chương, thật thà như một ông lão nhà quê”. Với đức ông chồng như thế, hẳn là nữ sĩ công chúa ưa ngâm vịnh thưởng ngoạn gió trăng không thể thoả mãn. Nhà thơ Lương An, theo lời kể của cụ Thân Trọng Hy, cũng cho biết “hai người ăn ở với nhau tuy bề ngoài vẫn ấm êm, nhưng bên trong thì không được sắt cầm hoà hợp”. Liệu có phải đó cũng là lý do 13 năm sau khi lập gia đình, bà mới sinh được một đứa con trai? Đã thế, bà lại không được hưởng niềm vui làm mẹ lâu bền. Bà đã gửi gắm biết bao hy vọng vào đứa con sớm tỏ dấu hiệu thông minh, cậu bé mới 3-4 tuổi đã được bà dạy cho đọc thơ Đường, nhưng số phận trớ trêu, chưa đầy 5 tuổi, cậu bé bị ốm nặng và bà đã phải vĩnh biệt đứa con yêu quý. Sau đó, bà không sinh thêm đứa con nào nữa, nỗi đau quá lớn lao chẳng có gì bù đắp được, nhưng với người nghệ sĩ, nỗi đau trần thế lại sinh thành những tác phẩm. Với Mai Am đó là 15 bài thơ khóc con (
Khốc nhi thi thập ngũ thủ) từng khiến bao thế hệ độc giả rơi lệ:
Hoạch sa vãng vãng hiệu nhân thư
Thốc quản tuỳ thân nhật bất hư
Khổ ức lâm chung vân hiếu học
Chư thiên hà xứ mịch đồng sơ
(Lương An dịch thơ:
Vạch cát học theo người lớn viết
Bút cùn tay chẳng buổi nào lơi
Lâm chung còn nói con thèm học
Con trẻ, tìm đâu giữa các trời?)
Chùm thơ viết năm 1868, khi Mai Am 42 tuổi. Đó cũng là lúc nghệ thuật thơ của bà được các danh sĩ đương thời như Miên Thẩm, Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Nguyễn Hàm Ninh hết lời ca tụng nhân tập thơ
Diệu Liên thi tập của bà được khắc in lần đầu (năm 1867).
Nỗi bất hạnh lớn nhất đến với bà cùng với nỗi đau của cả dân tộc trước hoạ ngoại xâm. Sau khi giặc Pháp chiếm kinh đô Huế (năm 1885), nghe tin vua Hàm Nghi rời kinh đô, ông Thân Trọng Di cũng tìm đường ra Quảng Trị. Ông không theo kịp đoàn xa giá, rồi mất tích giữa núi rừng, mãi về sau vẫn không tìm được hài cốt. Một lần nữa, nỗi đau vò xé gan ruột đã hoá thành mười lăm bài thơ khóc chồng và bà đã cho khắc trên bia mộ – một ngôi mộ trống không ở làng quê Nguyệt Biều!
Là một công chúa và với lễ giáo phong kiến khắt khe, Mai Am ít có dịp sống gần gũi với cuộc sống lao động quần chúng và tham dự vào thời cuộc, nên phần lớn thơ của bà là thơ ngâm vịnh phong cảnh, xướng hoạ với người thân cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, khi có dịp, bà cũng thể hiện công việc vất vả của người lao động một cách chân thực và trân trọng.
Đánh giá tổng quát về sự nghiệp thơ của Mai Am, nhà thơ Lương An viết: “...thơ Mai Am trước hết là thơ một phụ nữ khuê các, hơn thế, một bà chúa sống giữa một giai đoạn lịch sử mà xã hội đang trải qua những biến động rất lớn, đất nước đang từ tự chủ trở thành lệ thuộc, là thơ của một con người giàu tình cảm, dễ xúc động, lại gặp nhiều bất nghi trong cuộc sống riêng tư. Với thơ của một người như thế, vấn đề lớn nhất không phải là chuyện đề tài, mà là bao nhiêu điều bắt ta phải suy nghĩ, tìm hiểu, thông cảm, thậm chí cả trằn trọc và tin yêu nữa.”
Dù sao giá trị chủ yếu thơ Mai Am vẫn là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và tình cảm tinh tế, nhân hậu của tác giả trước thiên nhiên, trước cuộc đời. Tác phẩm của bà đều viết bằng chữ Hán, với khả nhiều điển tích, nên thật khó chuyển tải những điều đó đến đông đảo bạn đọc hôm nay - các bản dịch, nhất là dịch thơ, công phu mấy cũng không thể diễn tả hết được tài nghệ và vẻ đẹp của nguyên bản.
Mai Am (1826-1904) tức Nguyễn Phúc Trinh Thận, tên tự là Thúc Khanh, em cùng mẹ với Miên Thẩm. Năm 24 tuổi, bà kết hôn với ông Thân Trọng Di ở làng Nguyệt Biều (ngoại thành Huế). Thân Trọng cũng là dòng họ nổi tiếng ở Huế, em ông Di thi đỗ tiến sĩ, nhưng ông Di có lẽ không ham chạy theo con đường khoa bảng, thích vui thú điền viên, nên trong Lô giang tiểu sử, ông Nguyễn Văn Mại có nhận xét rằng ông “không ưa từ chương, thật thà như một ông lão nhà quê”. Với đức ông chồng như thế, hẳn là nữ sĩ công chúa ưa ngâm vịnh thưởng ngoạn gió trăng không thể thoả mãn. Nhà thơ Lương An, theo lời kể của cụ Thân Trọng Hy, cũng cho biết “hai người ăn ở với nhau tuy bề ngoài vẫn ấm êm, nhưng bên trong thì không được sắt cầm hoà hợp”. Liệu có phải đó cũng là lý do 13 năm sau khi lập gia đình, bà mới…