26/04/2018, 09:57

Lý thuyết hàm số mũ, hàm số lôgarit: Bài 4. Hàm số mũ hàm số lôgarit...

Lý thuyết hàm số mũ, hàm số lôgarit: Bài 4. Hàm số mũ hàm số lôgarit. 1. Định nghĩa 1. Định nghĩa Hàm số mũ là hàm số có dạng y= a x , hàm số lôgarit là hàm số có dạng y = log a x ( với cơ số a dương khác 1). 2. Tính chất của hàm số mũ y= a x ( a > 0, a# 1). – Tập xác định: ...

Lý thuyết hàm số mũ, hàm số lôgarit: Bài 4. Hàm số mũ hàm số lôgarit. 1. Định nghĩa

1. Định nghĩa

Hàm số mũ là hàm số có dạng y= ax, hàm số lôgarit là hàm số có dạng  y = logax ( với cơ số a dương khác 1).

2. Tính chất của hàm số mũ y= ax ( a > 0, a# 1).

– Tập xác định: (mathbb{R}).

– Đạo hàm: ∀x ∈ (mathbb{R}),y= axlna.

– Chiều biến thiên          

    +) Nếu a> 1 thì hàm số luôn đồng biến

    +) Nếu 0< a < 1 thì hàm số lôn nghịch biến

– Tiệm cận: trục Ox là tiệm cận ngang.

– Đồ thị nằm hoàn toàn về phía trên trục hoành (  y= ax  > 0, ∀x), và luôn cắt trục tung taih điểm ( 0;1) và đi qua điểm (1;a).

3. Tính chất của hàm số lôgarit y = logax (a> 0, a# 1).

– Tập xác định: (0; +∞).

– Đạo hàm ∀x ∈ (0; +∞),y = (frac{1}{xlna}).

– Chiều biến thiên:  

    +) Nếu a> 1 thì hàm số luôn đồng biến

     +) Nếu 0< a < 1 thì hàm số luôn nghịch biến

– Tiệm cận: Trục Oy là tiệm cận đứng.

– Đồ thị nằm hoàn toàn phía bên phải trục tung, luôn cắt trục hoành tại điểm (1;0) và đi qua điểm (a;1).

4. Chú ý 

– Vì e > 1 nên nếu a > 1 thì lna > 0, suy ra (ax) > 0,∀x và (logax) > 0, ∀x > 0; 

do đó hàm số mũ và hàm số lôgarit với cơ số lớn hơn 1 đều là những hàm số luôn luôn đồng biến.

Tương tự, nếu 0 < a< 1thì lna < 0, (ax) < 0 và (logax) < 0, ∀x > 0; hàm số mũ và hàm số lôgarit với cơ số nhỏ hơn 1 đều là những hàm số luôn luôn nghịch biến.

– Công thức đạo hàm của hàm số lôgarit có thể mở rộng thành

    (ln|x|)  = (frac{1}{x}), ∀x # 0 và (loga|x|) = (frac{1}{xlna}), ∀x( e) 0.

0