Chọi gà – Thú chơi của các bậc vương giả
Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: hổ quyền, chọi trâu, và chọi gà. Muốn hiểu rõ hơn về truyền thông tại Việt Nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ ...
Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: hổ quyền, chọi trâu, và chọi gà.
Muốn hiểu rõ hơn về truyền thông tại Việt Nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ “nòi” trong văn chương bác cổ. Chữ “nòi” được dùng một cách đặc biệt để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ “Nòi giống Tiên Rồng” mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Truyền thuyết “Tiên Rồng” được dùng để nói đến người Việt ngày nay là hậu duệ của “Cha Rồng” và “Mẹ Tiên”, một giòng dõi có một không hai trong lịch sử nhân loại. Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống linh vật như rồng và . Rồng là một linh vật có những đặc điểm nổi bật như: sức mạnh vô song, dũng cảm trước kẻ thù và không chịu khuất phục. Gà nòi cũng có những đặc tính tương tự nhưng rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương nên gà nòi có thể nói là loài vật mang nhiều đặc tính như loài linh vật nhưng lại rất gần gũi với con người. Đó cũng là một trong những lý do mà người Việt ưa thích nòi. chọi gà
Trong lịch sử nước nhà, dân tộc Việt luôn luôn nổi dậy để chống bạo quyền và ngoại xâm, không chịu khuất phục trước sức mạnh của ngoại xâm. Sự bất khuất và dũng cảm của người dân Việt có những điểm tương đồng với sự bất khuất và dũng cảm của gà nòi. Nếu không kể đến rồng là biểu tượng trong tưởng tượng thì có thể nói gà nòi là biểu tượng hoàn hảo nhất cho sự dũng cảm và bất khuất của người dân Việt. Những người mê gà nòi là những người có những tính cách đặc biệt. Ngay cả những tay mê gà ở Mỹ cũng tự xem mình thuộc thành phần “special breed” (loài đặc biệt).
Trong thời gian dịch cúm gà hoành hành tại Việt Nam vào năm 2003, chính quyền đã tịch thu và hủy diệt một số lượng gia cầm rất lớn nhằm chặn đứng bệnh dịch có thể lan tràn ra những vùng khác. Có những người yêu gà nòi đã thốt lên: “Gà nòi còn, nước Việt còn. Gà nòi mất, nước Việt mất”. Câu nói này nói lên tinh thần bất khuất của gà nòi trong mỗi người dũng sĩ Việt Nam mà gà nòi là biểu tượng thực tế. Một khi lòng dũng cảm đấu tranh của con người mất đi thì tổ quốc của họ cũng sẽ bị mất. Mặc dù được dựa trên một thành ngữ đã có sẵn và thay đổi hai chữ tiếng Việt thành hai chữ gà nòi trong câu: “Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất” nhưng nếu xem lại lịch sử nước nhà trong quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã đánh bại nhiều kẻ thù có khả năng về quân sự và nhân lực gấp bội lần. Những dũng tướng điều binh góp phần để bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết trong lịch sử Việt Nam như: Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am tường về cách nuôi cũng như thú chơi đá gà. Đặc tính can đảm của gà nòi có thể nói phần nào ảnh hưởng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới vào nghề bày tỏ sự kính trọng và khâm phục đến các sư kê và lớp đàn anh trong nghề lâu năm là một trong những đặc tính bất di bất dịch trong võ thuật và truyền thống chơi gà nòi của người Việt Nam. Người chủ kê chỉ được các tay chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng. Qua kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập, mỗi một con gà nòi ra trường đều mang niềm tự hào cho người chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dù xa xôi đến đâu cũng tìm đến và cố công mua cho bằng được. Người chủ kê mà có một con chiến kê quý thì ngoài vấn đề tiền bạc bỏ ra, chủ kê còn dành nhiều thời gian để chăm sóc cho con gà của mình và đến lúc này thì vai trò có thể đảo ngược lại, không biết người làm chủ gà hay gà làm chủ người.
Người Việt Nam và các dân tộc châu Á nói chung không muốn mất mặt cho dù bằng một lý do nhỏ nhặt nhất, trong lĩnh vực này thì không kể sang hèn, giàu hay nghèo đều như nhau. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, Đạo kê được thành hình và ra đời. Nó là văn hoá của giới thượng lưu biết chữ vì họ phải thông suốt những tài liệu đá gà được viết bằng Hán văn hoặc Hán Việt như Kê Kinh. Kinh sách và tài liệu quý báu thường chỉ được lưu truyền giữa những giưới thượng lưu và có tính cách bí truyền không thoát ra cho người ngoài.
Những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi đá gà thường “tầm thầy học đạo” trong quan hệ sư phụ và đệ tử. Đối với một sư kê thì nỗi sung sướng và tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên chốn giang hồ. Những trận gà “để đài” như thế được kể lại và truyền miệng trong giới mộ điệu, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến.
Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài. Đây là lý do tại sao gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng gà lọt ra ngoài sẽ giúp cho các đối thủ khám phá ra thế đá riêng của dòng gà đó và tìm cách khắc phục. Câu thành ngữ của ông bà ngày xưa: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”’ không những chỉ áp dụng trong binh nghiệp, mà còn được áp dụng trong phép đá gà. Các dòng gà nổi tiếng vô địch thường vô giá và không thể nào mua cho dù ngay cả từ bạn bè thân.
Ngày nay người Việt Nam vẫn tổ chức các buổi thi đá gà vào những dịp Tết đầu năm để giữ tập tục cổ truyền của cha ông. Các nông gia trong làng mạc cũng thường tổ chức những buổi đá gà để giao lưu và phát triển dòng gà của mình.