18/06/2018, 16:51

Lịch sử kinh tế Việt Nam (bài 2)

Đông Ly (5) Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Quang Thái năm thứ 5 [năm 1392] Quý Ly soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên dâng lên. Đại lược cho Chu công là tiên thánh, Khổng Tử là tiên sư. Cho sách Luận ngữ có 4 chỗđáng ngờ như Khổng Tử ra mắt nàng Nam Tử, Khổng Tử bị hết lương ở ...

7

Đông Ly

(5) Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Quang Thái năm thứ 5 [năm 1392] Quý Ly soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên dâng lên. Đại lược cho Chu công là tiên thánh, Khổng Tử là tiên sư. Cho sách Luận ngữ có 4 chỗđáng ngờ như Khổng Tử ra mắt nàng Nam Tử, Khổng Tử bị hết lương ở nước Trần, Công Sơn, Phật Hất cho gọi mà Khổng Tử đều muốn tới giúp, cho Hàn Dũ làđạo nho, cho Chu Mậu Thúc, Trình Di, Dương Thi, La Trọng Tố, Lý Diên Bình, Chu Tử tuy học rộng nhưng ít tài, không sát với sự việc, chỉ thạo cóp nhặt. Thượng hoàng ban chiếu dụ khen (…) Quang Thái năm thứ 6 [năm 1393] mùa xuân tháng giêng lấy Hồ Cương coi quân Tả thành dực. Quý Ly ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ, muốn đổi theo họ cũ, đưa Cương ra làm người tâm phúc (…)Quang Thái năm thứ 7 [năm 1394] mùa xuân tháng giêng thuyền buôn nước Chà Bàtới dâng ngựa lạ (…) mùađông tháng 11 bãi bỏĐăng văn kiểm pháp viện, đặt Thượng lậm tự. Lấy Lê Nguyên Trưng con cả của Lê Quý Ly làm Phán tư sự. Tháng 12 thượng hoàng băng (…) Quang Thái năm thứ 8 [năm 1395] Lấy Quý Ly làm Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự (…) Quý Ly nhân biên chép thiên Vô dật, mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ chính cai giáo hoàng đế (…) Quang Thái năm thứ 9 [năm 1396] mùa xuân tháng giêng xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Tháng 3 xét duyệt quân ngũ. Mùa hạ tháng 4 bắt đầu phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao[Thiếu bảo Vương Nhữ Chu đề nghị đổi lại chế độ tiền, Quý Ly nghe theo] In xong ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Thể thức tiền giấy: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất tài sản tịch thu. Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trìở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả. Xuống chiếu quy định cách thức thi chọn nhân tài, dùng thể văn bốn kỳ, bãi bỏ phép viếtám tả cổ văn (…) tháng 6 quy định các kiểuáo mũ quan văn võ (…) tháng 11 Quý Ly làm sách Quốc ngữ thi nghĩa và bài tựa, sai sư nữ dạy ngự phi và cung nhân học tập. Bài tựa phần nhiều theo ý mình, không theo tập truyện của Chư Tử (…) Quang Thái năm thứ 10 [năm 1397] mùa xuân tháng 2 sai Lại bộ thượng thư kiêm thái sư lệnh Đỗ Tỉnhđi xem đất vàđo đạc động An Tôn phủ Thanh Hoá, đắp thànhđào hào, lập nhà tông miếu, dựngđàn xã tắc, mở đường phố, cóý muốn dời kinh đô đếnđó (…) mùa hạ tháng 4 [đổi lại các trấn] bãi các chứcđại tiểu tư xã, đại toát còn chức quản giáp vẫn giữ theo quy chế cũ. Định quy chế quan lại trấn nhiệm bên ngoài. Lộ đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Phủ đặt chức Trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán. Huyện đặt chức Lệnh uý và Chủ bạ để cai trị. Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của 1 lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ màkhảo xét (…) tháng 5 xuống chiếu lệnh cho các phủ lộ Nam Sơn, Kinh Bắc, HảiĐông đều đặt 1 học quan, ban cho quan điền theo thứ bậc khác nhau. Lộ quan và quan đốc học hãy dạy bảo học trò cho thành tài nghệ, cứ cuối năm thì chọn ngườiưu tú tiến cử lên triềuđình, trẫm sẽ thân hành thi chọn và cất nhắc (…) tháng 6 xuống chiếu hạn chế danh điền[ruộng tư]Đại vương và trưởng công chúa số ruộng không hạn chế, đến thứ dân số ruộng là 10 mẫu, cho tuỳý lấy ruộngđể chuộc tội, số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước[trước các nhà tôn thất thường sai nô tỳđi đắpđê bồiở bờ biểnđể ngăn nước mặn, sau 2-3 năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy nhau, sinh sốngở đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang do đó mới có lệnh trên] mùađông tháng 11 Quý Ly bức vua dời kinh đô về phủ Thanh Hoá (…) Quang Thái năm thứ 11 [năm 1398] mùa xuân tháng 3 Lê Quý Ly bức vua nhường ngôi cho hoàng tử An (…) ra lệnh cho những người có ruộng phải khai báo số mẫu ruộng. Hành kiểm Hà Đức Lân nói kín với người nhà rằng: Đặt ra phép này chỉđể cướp ruộng của dân thôi. Lại lệnh cho dân phải nêu rõ họ tên cắmở đầu ruộng. Ruộng nào không có giấy khai sinh báo hay cam kết thì lấy làm quan điền (…) Kiến Tân năm thứ 2 [năm 1399] Quý Ly sai xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh thắt cổ[thái thượng hoàng] chết. Thái bảo Trần Hãng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân mưu giết Quý Lý không thành bị giết (…) tháng 9 sai người phủ Thanh Hoá trồng tre bao quanh thànhđô, tháng 10 đổi người bị tùđày làm línhđi khơi sông ngòi (…) Kiến Tân năm thứ 3 [năm 1400] mùa xuân tháng giêng Quý Ly lập con là Hán Thương làm thái tử (…) tháng 2 Quý Ly bức vua nhường ngôi, tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu làĐại Ngu, đổi thành họ Hồ, nhận là dòng dõi xa của Hồ Công Mãn, tế Ngu Thuấn là thuỷ tổ (…) sai thuộc quan chia nhau đi các lộ, bí mật hỏi dò việc lợi việc hại trong dân (…) mùađông tháng 12 Quý Ly tìm phả hệ họ nội ngoại (…) đem 15 vạnđánh Chiêm Thành (…) Quý Ly nhường ngôi cho con là Hán Thương [mẹ là Huy Ninh công chúa con gái của Trần Minh Tông] tự xưng là thượng hoàng, cùng coi chính sự(…) sai sứ sang nhà Minh, nói rằng họ Trầnđã tuyệt tự, Hán Thương là cháu ngoại Minh Tông, tạm trông coi việc nước. Hán Thương đánh thuế các thuyền buôn, định 3 mức thượng trung hạ. Mức thượngđánh thuế mỗi thuyền 5 quan, mức trung 4 quan, mức hạ 3 quan (…) Thiệu Thành năm thứ 1 [năm 1401] mùa xuân tháng 2 đổi lịch Hiệp kỷ của nhà Trần, dùng lịch Thuận Thiên (…) mùa hạ tháng 4 sai làm sổ hộ tịch trong cả nước (…) lập phéphạn chế gia nô, chiếu theo phẩm cấp được có số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên, mỗi tên được trả 5 quan tiền, người nàođáng được có gia nô phải trình xuất chúc thư 3 đời. Nô người nước ngoài thì không theo lệ này (…) đặt kho thóc thường bình[khi thóc hơn thìđong vào, khi thóc kém thì bán ra để giá thócổnđinh] phát tiền giấy cho các lộ, theo giá cả mua thóc chứa vào kho (…) Thiệu Thành năm thứ 2 [năm 1402] điều An phủ sứ lộ Thuận Hoá Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa [đất chiếm được của người Chiêm Thành] dâng thư nói xin theo việc cũ của nhà Hán, Đường (…) Quý Ly phê: biết được mấy chữ mà giám nói chuyện Hán Đường, thực là thằng ngọng hay nói (…) định lại các lệ thuế và tô ruộng. Triều trước mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hàng năm củađinh nam trước thu 3 quan, nay chiếu theo số ruộng, người nào chỉ có 5 sào thì thu 5 tiền giấy, từ 6 sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan, 1 mẫu 1 sào thì thu 2 quan, từ 2 mẫu 1 sào đến 2 mẫu 5 sào thu 2 quan 6 tiền, từ 2 mẫu 6 sào thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà goá thì dẫu có ruộng thì thôi không thu (…) Khai Đại năm thứ 1 [năm 1403] mùa xuân tháng 2 Hán Thương đem những người không có ruộng nhưng có của dời đến Thăng Hoa, biên chế thành quân ngũ. Quan lạiở các lộ phủ châu huyện chia đất cho họở (…) đặt chức thị giám[chức coi chợ] ban hành cân thước thưng đấuđịnh giá tiền giấy cho mua bán với nhau. Người mua bán phần nhiều chê tiền giấy. Lại lậpđiều luật để xử tội không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che giúp nhau (…) Khai Đại năm thứ 2 [năm 1404] Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài (…) phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên (…) Khai Đại năm thứ 3 [năm 1405] đói kém, lệnh cho các quan phủ lộ châu huyệnkiểm tra xem các nhà giàu có bao nhiêu thóc, bảo họ bán cho dân, số lượngít nhiều khác nhau (…) cấm nấu rượu vì lãng phí thóc” [nhà Trần đã đoàn kết được toàn dân cùng chống lại giặc phương bắc và giành chiến thắng tuy nhiên sau cuộc chiến Đại Việt cũng bị tổn hại rất nhiều, thêm vào đó những hiểm hoạ thiên tai xảy ra liên tục cũng như cuộc chiến liên miên với Chiêm Thành khiến nhà Trần suy kiệt [có lẽ sau 2 công cuộc lớn là trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm vua quan nhà Trần có cái nhìn trọng dân nên đã dẫn đến việc các phú gia trở thành thế lực đối kháng] năm 1378 ngân khố trống rỗng, triều đình đã thực hiện chính sách tăng thuế và áp dụng luật thuế dung của nhà Đường, đây là chính sách có thể giải quyết ngay khó khăn tài chính của triều đình, tuy nhiên lại gây ra tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế. Sau khi thu gom tiền thuế và kinh nghiệm những lần Chiêm Thành tấn công vào kinh đô, triều đình quyết định đem giấu tiền nhưng do sự cố thiên tai mà số lượng tiền đem giấu không lấy lại được. Giai đoạn này Lê Quý Ly chỉ là đại tướng cầm quân, phải đến những năm 1395 khi làm Nhập nội phụ chính thì Quý Ly mới có những quyết sách, những cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống mà gây chú ý lớn nhất là việc cho phát hành tiền giấy. Quý Ly cho thấy 1 con người rất am tường nho họcvà nhiều cải cách theo lối phương bắc nên việc phát hành tiền giấy [theo gợi ý của Vương Nhữ Chu] là sự học tập của người phương bắc và áp dụng vào phương nam từ những đòi hỏi của hoàn cảnh [người phương bắc đã phát hành và sự dụng tiền giấy trước đó] Qua những sự kiện như đổi họ, tìm gia phả nội ngoại, dời kinh đô về phủ Thanh Hoá cho thấy Quý Ly là con người tự phụ và cục bộ. Các cải cách củaQuý Ly nhiều nhưng chỉ có 1 số cải cách là có ảnh hưởng mạnh mẽ như: phát hành tiền giấy [nguyên nhân đầu tiên là do thiếu tiền, nguyên nhân sau cùng là do cần tiền]; hạn chế quyền tư hữu ruộng đất; hạn chế quyền tư hữu nô tỳ [sức lao động chính của ruộng đất]; định lại các khoản thuế tuy đúng nhưng thuế suất lại cao [thêm đó là đặt kho thóc thường bình; sai quan lại kiểm tra các nhà giàu bảo họ bán thóc cho dân, cấm nấu rượu vì lãng phí gạo] từ đó cho thấy mục đích của Quý Ly là kiểm soát xã hội trong đó ưu tiên là thóc gạo. Quý Ly áp đặt các mệnh lệnh song luôn tuân thủ nguyên tắc triều đình mua lại của dân [và như thế Quý Ly cần 1 khoản tài chính khổng lỗ nếu áp dụng tiền đồng thì việc này là không khả thi do đó phát hành tiền giấyđã đượcđặt ra]Cải cách quan trọng khác của Quý Ly là việc đặt học quan cũng như tiến cử. Như vậy cuối thời Trần, ngân khố trống rỗng, triều đình không kiểm soát được vấn đề lương thực kéo theo sự mất ổn định trong xã hội. Trước tình trạng ấy trong thời gian 10 năm (từ năm 1395 đến năm 1405)Hồ Quý Ly đã nỗ lực kiểm soát xã hội trong đó trọng tâm là vấn đề thóc gạo thông qua rất nhiều các cải cách.Tuy nhiên vì có qua nhiều các cải cách mà trong đó có những cải cách không cần thiết hoặc có thể thực hiện theo [tiến trình] từng phủ lộ châu dẫn đến sự phiền hà trong dân. Cuối nhà Trần tuy Đại Việt suy yếu song vua chúa không có tiếng xấu lại thêm công lao chống giặc phương bắc nên lòng dân vẫn hướng về nhà Trần, nhưng Quý Ly đã có quyết định sai đó là tiếm quyền nhà Trần, việc này đã gây ra sự phẫn nộ khiến Quý Ly buộc phải nhường ngôi cho cháu ngoại của nhà Trần là Hán Thương và cũng là con thứ của Quý Ly. Về phía nam Chiêm Thành không còn là mối lo ngại, chiếm nhiều hơn mối quan tâm là phía bắc, nhà Minh được dựngmuốn lấy phương nam, nên có nhiều động thái thăm dò Đại Việt, trong nhận thức của phương bắc về phương nam chắc chắn có 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần, trong nhận thức, nhà Minh không thể không đắn đo suy tính, thế nhưng nay phương nam đang rất hỗn loạn thì phương bắc lại thấy đó là cơ hội. Nếu Quý Ly giữ bổn phận của quân thần như Tô Hiến Thành thì chưa hẳn phương bắc đã động binh và giả như nếu có động binh thì cũng chưa hẳn Đại Việt thất bại. Tất nhiên Hồ Quý Ly không phải là Tô Hiến Thành vì Quý Ly tự phụ và cục bộ]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đinh Hợp[năm 1407] mùa hạ tháng 4 nhà Minh lấyĐô chỉ huy Lữ Nghị giữđô ty. Bắc Kinh hành bộ thượng thư Hoàng Phúc giữ 2 ty Bố Chính vàÁm Sát. Lại cấm sai phái[dịch] và ngừng thu các loại thuế 3 năm (…) Minh triều thống kê thu được: 48 phủ châu, 168 huyện, 3.129.500 hộ, 112 con voi, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền (…) năm [1407] đói và dịch bệnh, dân không cày cấy được, người chết gối lên nhau (…) Kỷ Sửu [năm 1409] đói và dịch bênh nhiều hơn trước (…) Canh Dần[năm 1410] mùa xuân tháng giêng Trương Phụ sai người Minh mở thêm đồnđiềnở những nơi gần thành và thu thóc lúaở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tam Giang để dự trữ lương quân (…) Hoàng Phúc xin cấp ruộng cho các thổ quan, tuỳ theo phẩm trật, để họ cho người cày cấy thu tô thay cho bổng lộc, còn các lưu quan thì cấp lính để cấy ruộngthu thóc, chi cấp lương ăn (…) Tân Mão[năm 1411] mùa thu tháng 7 sông Đáy nước lớn vỡđê trôi cả nhà cửa của dân (…) Quý Tị[năm 1413] tháng 2 Trương Phụ nhà Minh lệnh cho quân nhân đem đổi lấy thóc lúaở Tam Giang, Tuyên Hoá, Quy Hoá để trữ lương quân, lại mộ khách buôn nộp thóc, chở thuyềnđem về các xứ QuảngĐông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam để bán (…) Giáp Ngọ[năm 1414] mùa xuân tháng giêng chia đặt quan cai trị cùng làm việc với thổ quan khám xét nhân khẩu gộp làm sổ hộ (…) nhà Minh bắt khai số ruộng và đất trồng dâu, trưng thu lương thực tơ tằm, mỗi hộ 1 mẫu thì bắt khai thành 3, mỗi mẫu thu 5 thăng thóc, đất bãi mỗi hộ 1 mẫu thu 1 lạng tơ, mỗi cân tơ dệt được 1 tấm lụa (…) Ất Mùi[năm 1415] mùa thu tháng 8 nhà Minh khám thu các mỏ vàng bạc, mộ phu đãi nhặt vàng bạc, bắt voi trắng, mò trân châu. Thuế khoá nặng vơ vét nhiều dân chúngđiêu đứng. Bãi muối ven biển cấm dân mua bán riêng, sai nội quan coi giữ cả[trước hết sai viên cục sứ và viên phó đốc thúc dân nấu muối, mỗi tháng được bao nhiêu đưa về ty Đề cử thu giữ. Các viên nội quan mộ người buôn bỏ tiền ra lĩnh giấy khám hợp[giấy có dấu xác nhận] của ty Bố chính. Giấy khám hợp lớn thì lấy 10 cân muối, giấy khám hợp nhỏ thì lấy 1 cân rồi mới đượcđem bán. Nếu không có giấy khám hợp thì xử tội như nấu lậu (…) Mậu Tuất[năm 1418] mùa hạ tháng 4 trướcđây nhà Minh ra lệnh cho các phủ huyện châu ở nước ta trồng hồ tiêu, nay đã lên tốt sai nội quan Lý Lượng sang thu về dùng. Từ đấy quan lại đốc thúc bắt trồng, mỗi cây giống giá tới 5 quan tiền (…) Tân Sửu[năm 1421] tháng 6 lộ Tam Giang lụt lớn, mùa thu tháng 9 nước sôngĐáy dâng tràn (…) Giáp Thìn[năm 1424] mùa xuân tháng giêng nhà Minh ra lệnh khai thác[thêm] mỏ bạc (…) lệnh cho bọ Mã Kỳ lại sang lấy vàng bạc, châu báu, hương liệu (…) Đinh Mùi[năm 1427] Hạ lệnh cho dân phiêu bạt trở về quan quán để cấy cày, người nào không cóđiền sản thì cho phép buôn bán, kẻ nào bỏ nghề nghiệp thì bị xử tội nặng (…) lệnh cho các lộ cùng quan văn làm sổ hộ tịch (…) hễ thấy ngườiáođỏ Mường Mộc chở mắn muối về thì không được ngăn cấm (…) lệnh cho các lộ rằng dân quân chở lương đi bán thì cấp giấy và chỉ bảo cho đến nơi bán, không đượcđi lung tung”.

(6) Thuận Thiên năm thứ 1 [năm 1428] chi cả nước làm 5 đạo[Tây Đạo, Đông Đạo, BắcĐạo, Nam Đạo, Hải Tây Đạo] đạo đặt vệ quân, vệ đặt tổng quản (…) mùa hạ tháng 4 chiếu rằng: các thứ thuế như tô ruộng, vàng bạc, đầm phá, bãi dâu trong cả nước đều tha cho 2 năm không thu, những người già trên 70 được miễn sai dịch, các gia đình nếu trong 1 hộ có 3 người sung quân thì cho miễn 1 người (…) chiếu những giấy tờ văn khế, khoán ước về mua bán, đổi chác vay mượn không theo đúng như trong chiếu thư thì không có giá trị (…) tháng 11 làm sổ ruộng đất hộ tịch (…) đặt xã quan, xã lớn trên 100 người thì có 3 viên, xã vừa đến 50 người thì có 2 viên, xã nhỏ dưới 10 đặt 1 viên (…) đúc tiền Thuận Thiên thông bảo cứ 50 đồng là 1 tiền[Bấy giờ có nạn khan tiền, có người dâng thư kiến nghị dùng tiền giấy thay tiền đồng. Vua xuống chiếu cho triềuđình hội họp, chiếu viết: Thứ tiền đồng cổ bị nhà Hồ tiêu huỷ chỉ còn 1 phần trăm, đến nay việc trong quân, nước luôn tỏ ra thiếu thốn eo hẹp. Bây giờ muốn tìm cách cho tiền lưu thông để cho dân được tiêu dùng. Có người dâng thư kiến nghị dùng tiền giấy thay tiền đồng. Vì rằng tiền giấy là vật vô dụng màđem lưu hành giữa nhân dân là những người hữu dụng thật không phải là biết dùng tiền, vậy hạ lệnh cho các khanh họp bàn kỹ càng] [Tống sử chép: Nữ Chân khan hiếm đồng nên theo phép giao tử[khoảng giữa niên hiệu Khánh Lịch (1041-1048) nhà Tống, người đất Thục vì thấy tiền sắt nặng quá, không tiện trong việc lưu thông, nên tự làm ra 1 thứ khoản phiếu để tiêu với nhau gọi là giao tử] làm ra tiền giấy gọi là sao dẫn. Loạiđại sao (tiền giấy lớn) có 5 hạng: 1 quan, 2 quan, 3 quan, 5 quan, 10 quan. Loại tiểu sao (tiền giấy nhỏ) có 5 hạng: 100, 200, 300, 500, 700 (đồng) những tiền giấy này lưu hành với các tiền đồng, cứ 7 năm là 1 hạn (đem tiền giấy cũ đổi lấy tiền giấy mới)][rõ ràng là trong hoàn cảnh thiếu tiền và cần tiền, đồng thời việc dùng tiền giấy thay cho tiền đồng của phương bắc đã gợi ý Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy. Lê Lợi cũng ở trong hoàn cảnh của Quý Ly nhưng lại có quyết định trái ngược vì cho rằng tiền giấy là vật vô dụng [cùng với sự kiện vua quan nhà Trần đem tiền đồng đi cất giấu cho thấy thời điểm này hầu hết người Việt chưa phát hiện ra tiền là vật ngang giá, mà coi nó là tài sản] Trường hợp của Hồ Quý Ly là rất đặc biệt [việc Quý Ly cho phát hành tiền giấy và cấm lưu hành tiền đồng] cầm khảo thêm. Sử chép tiền đồng bị nhà Hồ tiêu huỷ hết chỉ còn lại 1 phần trăm. Quý Ly dùng để đúc súng thần công chăng hay trong 20 năm thuộc nhà Minh tài nguyên bị vơ vét trong đó có cả tiền đồng]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thuận Thiên năm thứ 2 [năm 1429] mùa xuân tháng giêng ra lệnh kẻ nào du thủ thực vàđánh bạc thì quan ty và quân dân bắt trị tội (…) ngườiđi đánh giặc thì nghéo, kẻ rong chơi thì giàu nên ra lệnh cho cácđại thần bànđịnh số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong tứđại thần trở xuống, dưới đến người già yếu, mồ côi, goá chống, đànông đàn bà trở lên, loại nào được cấp bao nhiêu thì tấu lên (…) ra lệnh cho đại thần và trăm quan phải nộp số vàng lấy đượcở bếnĐông cho nhà nước tuỳ theo thứ bậc: chánh nhất phẩm nộp 2 lạng, tòng nhất phẩm 1 lạng rưỡi, chánh nhị phẩm 1 lạng, tòng nhị phẩm 5 đồng cân, chánh tam phẩm đồng cân, tòng tam phẩm 2 đồng cân, chánh tứ phẩm đến chánh ngũ phẩm 1 đồng cân, còn từ tòng ngũ phẩm trở xuống không phải nộp (…) định các hạng ruộng đất của nguỵ quan (…) ra lệnh cho các tăng đạo trình diện, xét duyệt cho thi, ai qua thì được giữ làm tăng đạo, ai không qua bắt hoàn tục (…) làm sổđinh (…) tháng 12 xuống chiếu: xã nào có nhiều ruộng đất nhưng ít người, để bỏ hoang thì cho phép các quan nơi đó cho những người không có ruộngở các xã khác đến cấy cày, người chủ ruộng xãđó không được chiếm giữ rồi bỏ hoang, ai vi phạm sẽ bị xử tội cưỡng bức chiếmđoạt (…) Thuận Thiên năm thứ 3 [năm 1430] mùa hạ tháng 6 quy định các ngạch thuế, ban hành luật lệ (…) Thuận Thiên năm thứ 4 [năm 1430] xin theo lệ cống 3 năm 1 lần đời Hồng Vũ[theo sách Hộiđiển nhà Minh thì lệ cống gồm có: các đồ dùng bằng vàng bạc, sừng tê ngà voi, lụa bạch hương xông, hương giáng chân, trầm hương tốc hương mộc hương hương vòngđen và quạt giấy] Thiệu Bình năm thứ 1 [năm 1434] ra lệnh tiền đồng sứt mẻ nhưng còn xâu dây được thì phải lưu thông tiêu dùng không được chê bỏ, nếuđã mẻ không xâu dây được thì thôi không tiêu dùng, người nào trái lệnh từ chối không nhận hay kén chọn tiền lành thì phải tội như nhau (…) tháng 5 ra lệnh các loại thuế dân đinh, đầm hồ năm nay thì theo lệ năm Quý Sửu[năm 1433] còn thuế bãi dâu thì theo lệ mới quy định (…) tháng 6 nước biển dâng lên mạnh (…) tháng 9 ban hơn 600 quan tiền Thiệu Bình mớiđúc cho các quan văn võ (…) thuyền buôn nước Trảo Oa vào cống sản vậtđịa phương (…) lệnh cấm quan lại và dân chúng không được mua bán vụng trộm hàng hoá với nước ngoài (…) mùađông tháng 10 có sâu hại lúa, sai các quan chia nhau đi các nơi khám xét lúa đồng (…) sứ nhà Minh mang theo hàng hoá phương bắc, tính giá rất cao bắtức triềuđình phải mua (…) giảm tô ruộng và thuế nhân đinh (…) tiền quân tổng quản Lê Thự sai người nhà xuất cảnh mua bán vụng trộm với người nước ngoài[bị vua] tịch thu 15 lạng vàng, 100 lạng bạc (…) Thiệu Bình năm thứ 2 [năm 1435] định các ngạch thuế ruộng đất đầm ao bãi dâu (…) dân các lộ Lạng Sơn, Nam Sách đều bị bệnh dịch[sắc lệnh: đất bãi công ở sở tại đều chia cấp cho quân và dân làm sản nghiệp, quân thì 5 sào, dân thì 4 sào đều được miễn thuế, hạng người quan quả cũng được miễn tô 3 sào] tháng 10 xuống lệnh: phàm là đất kinh thành thì cấm chỉ không được trồng dâu nếu là ruộng đất nhà nước ban cho thì được trồng những loại hoa quả (…) phát hơn 5000 quan tiền cấp cho tướng hiệu và quân nhân đi đánh dẹp theo thứ bậc khác nhau, Mường Bồn sang cống các thứ ngà voi sừng tê, bạc vải (…) ban tiền cho các quan văn võ theo thứ bậc khác nhau (…) Thiệu Bình năm thứ 5 [năm 1438] mùa xuân tháng giêng sai dân chúng 4 đạođào kênh ở Trường Yên, Thanh Hoá, Nghệ An (…) xuống chiếu: nhiều năm nay hạn hán sâu bệnh liên miên, tại dị luôn luôn xuất hiện (…) Thiệu Bình năm thứ 6 [năm 1439] tháng 3 ra lệnh quy định: 60 đồng là 1 tiền, lụa lĩnh mỗi tấm dài 30 thước rộng 1 thước 5 tấc trở lên, vải gai nhỏ mỗi tấm dài 24 thước rộng 1 thước 3 tấc trở lên, vải tơ chuối mỗi tấm dài 24 thước, vải bông thô mỗi thước dài 22 thước, giấy thì tính 10 tờ (…) Đại Bảo năm thứ 1 [năm 1440] tháng 3 làm sổ hộ tịch, tháng 6 lộ Thanh Hoá lụt to” [bãi dâu và vải lụa là mối quan tâm lớn của triều đình, lệ cống và sứ phương bắc là nỗi ám ảnh đối với vua quan nhà Hậu Lê, sau hạn hán lũ lụt thường là cầu phong. Các chính sách về ruộng đất và tô thuế phù hợp, tạođiều kiện cho kinh tếổnđịnh và phát triển]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thái Hoà năm thứ 3 [năm 1445] tháng 10 nước lũ tràn ngập vào trong thành sâu tới 3 thước, lúa má bị ngập mất tới 1 phần 3, triềuđình ra chiếu giảm thuế khoá, nhẹ hình phạt (…) Thái Hoà năm thứ 6 [năm 1448] mùa hạ tháng 4 cấm viên quan và quân dân không được chiếm ruộng công đểđào ao, làm vườn tược nhà cửa (…) giảm bớt số tướng hiệuở các vệ quân. Các quân ngự tiền mỗi quân nguyên trước 8 viên này chỉ giữ lại 2 viên, 5 quân thiết đột mỗi quân nguyên trước có 4 viên này chỉ giữlại 2 viên [mùa thu tháng 7 miền Tây Đạođói kém, triềuđình xuất thóc trong kho ra cho dân vay] (…) Thái Hoà năm thứ 7 [năm 1449] giảm nhẹ thuế đầm ao [quy định rõ ràng về luật hộ: ruộng đấtđã cầm đợ rồi sau không xin chuộc lại theo số tiềnđã đợấy mà lạiđem bán đợ hay bán đứt cho người khác thì phạt 50 roi, truy lấy số tiền trả lại cho chủ mua đợ; bán đợ ruộng đất muốn chuộc lại mà không cho chuộc, không muốn chuộc mà cưỡngép bắt chuộc, đều phạt 80 trượng; kẻ nào tranh chiếm đất ruộng của người ta rồiđem bán thì phạt 50 roi; con trai từ 10 tuổi, con gái từ 20 tuổi ruộng đất của phần mình bị người trong họ hay người ngoài cày cấy hoặc cư trúđã quá kỳ hạn mới tranh chận thì bị phạt 80 trượng và mất hẳn ruộng đấtấy, kỳ hạn 30 năm với người trong họ và 20 năm với người ngoài họ, luật không áp dụng với người gặp binh lửa hoặc phiêu bạt] Thái Hoà năm thứ 10 [năm 1452] mùa thu tháng 7 xuống chiếu: mấy năm nay tại dị liên tiếp xảy ra, mùa màng liền năm mất mát (…) nay dùng người tài giỏi liêm khiết, thải bỏ bọn tham nhũng, tiến hành thưởng phạt, miễn các loại thuế, xét việc oan uổng (…) Diên Ninh năm thứ 1 [năm 1454] mùa xuân tháng giêng đúc tiền Diên Ninh, tuyển trángđinh bổ sung quân ngũ, sa thải người già, làm sổ hộ tịch (…) Diên Ninh năm thứ 4 [năm 1456] mùa hạ tháng 5 cấp tiền lương bổng hằng năm cho các thân vương, công chúa, đại thần và các quan văn võ theo thứ bậc khác nhau (…) Quang Thuận năm thứ 1 [năm 1460] tháng 8 ra lệnh: người nào có nhiều thóc tình nguyện dâng lên, thì trình báo với các quan sở tại lập làm danh sách, tuỳ theo số thóc dâng lên nhiều hay ít mà trao cho quan tước: từ 200 hộc thì cho chức quan nhàn tản chánh thất phẩm, 150 hộc thì cho chức quan nhàn tản tòng thất phẩm, 100 hộc thì cho chức quan nhàn tản tòng bát phẩm, con cái họ đều được miễn tuyển, nếu là 60 hộc thì thưởng 1 tư, chỉ được miễn bản thân (…) cấp ruộng thế nghiệp cho 30 viên công thần, số mẫu theo thứ bậc khác nhau: Lê Lăng 300 mẫu, Lê Niệm 200 mẫu, Lê Nhân Thuận 150 mẫu, Lê Thọ Vực, Lê Sư Hối, Lê Nhân Khoái 130 mẫu, từ Trịnh Văn Sái trở xuống được cấp theo thứ bậc khác nhau (…) Quang Thuận năm thứ 3 [năm 1462] tháng 2 tăng 2 lần số tiềnđại bô[tiệc cho thần dân vào những dịp lễ lớn] Quang Thuận năm thứ 6 [năm 1465] mùa thu tháng 7 làm sổ hộ tịch, đều lấy 6 năm làm mức (…) Quang Thuận năm thứ 7 [năm 1466] mùa xuân tháng giêng truy đòi tiền thuế[tháng 5 cho 1 nửa quân sĩ về làm ruộng] Quang Thuận năm thứ 8 [năm 1467] tháng 3 thuyền buôn nước Tô VấnĐáp Lạt dâng phẩm vật (…) tháng 8 xuống chiếu giảm tô ruộng và thuế nhân đinh ở mức độ khác nhau vì hộ bộ tâu lúa má sút kém và mất mùa. Hạ lệnh cho quan thừa tuyên Nghệ An lấy tiền công đong thóc chở về kinh, bấy giờ giá gạoở kinh đô rất đắt, ở Nghệ An rẻ hơn, nên sai vào mua. Sắc cho hộ bộ khai mương đắp đập, không được để cho đồng ruộng ngậpúng hay khô cạn. Sai hộ bộ gửi công văn tới các ty khuyến nông và hàđê xứ (…) tháng 9 lúa chín sớm có sâu cắn lúa (…) thuyềnđi biển của nước Xiêm La tới trang Vân Đồn (…) các phủ ven biển là Nam Sách, Giáp Sơn, Thái Bình, Kiến Xương nước biển lên to đê bị vỡ, lúa mà bị ngập dân ven biển chếtđónhiều (…) tháng 12 lệnh cho bí thư sảnh làm ngọc tịch” [triều đình muốn dùng người tài giỏi liêm kiết, thải bỏ bọn tham nhũng nhưng lại dùng chức tước trao đổi với dân chúng]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Quang Thuận năm thứ 10 [năm 1469] tháng 9 cấm dùng tiền giả để đổi làm tiền thế (…) tháng 12 ra sắc lệnh cho quan phủ huyện phải thân hành xem xét việc ruộng nương trong hạt của mình (…) Hồng Đức năm thứ 2 [năm 1471] tháng 3 dẹp được Chiêm Thành, uy thanh chấn động khắp chốn, cho nên các nước phiên thuộc phía tây đều tranh nhau sang cống (…) tháng 9 định lệ thuế bãi dâu, tính theo mẫuđịnh các hạng nhất nhì ba mà nộp tiền[nhân đinh mỗi người 8 tiền] Hồng Đức năm thứ 3 [năm 1471] hạ lệnh rằng ruộng đất mỗi mẫu 10 sào, mỗi sào 16 thước 5 tấc (…) Hồng Đức năm thứ 4 [năm 1472] mùa xuân tháng giêng vua thân hành cày tịchđiền và đốc suất các quan cày (…) mùa hạ tháng 4 ra sắc chỉ cho các nha môn các bản tấu thì dùng giấy trúc. Định chế độ lương bổng cho các quan trị nhậm trong ngoài (…) tháng 5 ra sắc lệnh làm sổ hộ tịch và ruộng đất, quan làm sổ có thể chia thành xã lớn nhỏ, cho nhân phu chịu sai dịch, mỗi ngườiđóng 3 tiền mua giấy bút, trình quan thừa ty đối chiếu soát lại (…) Hồng Đức năm thứ 6 [năm 1475] định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong việc xây dựng sửa chữa[mùa thu tháng 7 vỡđê Tô Lịch] ra sắc chỉ cho cả nước sửa chữa những chỗđê đập và đường xá, đặt các chức quan khuyến nông và hàđê[lệnh phàm là ruộng cấy lúa mùa nào có thể giữ được nước lại để cấy lúa chiêm, thì sau mùa nướcđã rút, các quan hàđê và khuyến nông phảiđi xem địa thế, đốc suất sức dân bồi đắp bờ ruộng để giữ nước, để có thể cày cấy kịp thời vụ, không được tráo mắt ngồi nhìn] Hồng Đức năm thứ 8 [năm 1477] [mùa hạ tháng 4 hạ sắc lệnh cho các quan thừa chính, hiếu sát và phủ huyện phải hết lòng về việc làm ruộng] mùađông tháng 10 định ngạch thuế bãi dâu ven sông nhỏ, định lệ chia mở chợ mới, sắc lệnh rằng: sinh dân ở các huyện châu xãở các xứ trong nước mỗi ngày mộtđông, nếu muốn mở thêm chợ mới cho tiện việc buôn bán thì quan phủ huyện châu phải xét thực tế, nếu quả là có lợi cho dân thì phải làm bản tấu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ, không cứ là có ngạch cũ hay không (…) định chế độ bộc lộc cho các quan cai trị trong ngoài (…) định lệ cấp ruộng cho các quan viên [phàm công điền của dân đinh các xã, cứ 6 năm 1 lần, quan phủ huyện hoặc châu phải kiểmđiểmđo đạc, chia ruộng làm 3 bậc: nhất đẳng, nhị đẳng và tam đẳng, rồi chiểu theo khoản thức kê khai số quan quân dân và số ruộng nhiềuít thế nào, chia từng hạng để quân cấp. Nếu ruộng nhiều thì lấy mẫu chia thành từng phần, ruộngít thì lấy sào thước chia làm từng phần. Quan viên từ nhị phẩm trở lên được cấpđiền lộcở nơi khác rồi thì không được cấp phần ruộng nữa, còn từ tam phẩm trở xuống người nàođiền lộcít thì được quân cấp theo như thể lệ] Hồng Đức năm thứ 9 [năm 1478] mùa xuân tháng 2 ra sắc chỉ cho các quan thừa tuyên, phủ huyện các xứ trông nom đồng ruộng, khuyên dân lấy nước vào ruộng để kịp gieo cấy (…) Hồng Đức năm thứ 10 [năm 1479] vua xem bắt cảở Tây Hồ, tháng 3 ra sắc lệnh: các quan viên lười biếng, bìổi, đê tiện, yếu hèn nếu là con cháu công thần thì bãi làm dân thường, nếu là con cháu dân thường thì bãi chức sung quân (…) mùa hạ tháng 5 hạ lệnh thu lương khô chức vào kho của các thừa ty các xứ, lại viên các nha môn trong ngoài mỗi người nộp 20 thăng lương (…) Hồng Đức năm thứ 12 [năm 1481] mùa xuân tháng giêng chiếu kẻ nào xâm chiếm ruộng đất của người khác và chặt nêu nhổ mốc, tự tiện lập giới hạn thì phải phạt trượng và biếm truất, nếu phá bỏ bờ ruộng thì chỉ phát tiền thôi (…) tháng 5 xuống chiếu rằng: mở đồnđiền là để dùng hết tiềm lực của nghề nông, mở rộng nguồn tích trữ cho nhà nước, nay lệnh cho các xứđịnh đồnđiền thành 3 bậc thượng trung hạ. Tháng 6 chiếu quan viên quá nhiều, tiêu phí lộc kho, lục khoa phải tra xét xem từ năm Quang Thuận thứ 2, quan viên nàođã từng phạm lỗi thì thải bớt (…) mùađông tháng 10 quan các vệ sở người nào giám hạch sách tiền của như trước thì bãi chức sung quân như lệ quan viên tham nhũng (…) Hồng Đức năm thứ 14 [năm 1483] mùa xuân tháng giêng cấm yến tiệc công làm cỗ bàn tiếm lễ, cấm thả kỳ quân để thu tiền và thông đồng với con buôn (…) tháng 6 mưa gió to nướt lụt, định lệ giảm bớt xã trưởng (…) Hồng Đức năm thứ 15 [năm 1484] ra sắc chỉ: kể từ nay ai khai đào mỏ bạc thì phải nộp thuế theo quy định (…) ra sắc chỉ: việc cấm mua bánức hiệpđã có lệnh rất nghiêm mà các nhà quyền hào vẫn chưa đổi thói cũ, hại dân chúng hỏng chính sự không gì tệ bằng, kể từ nay phủ Phụng Thiên và 2 ty Thừa, Hiến các xứ phải nhắc lại lệnh cũ, cấmđoán, răn bảo. Các nhà sắm sửa lễ vật xin cưới, nếu mua bánở hàng chợ dân gian, hàng hoá lớn nhỏ đều phải tuân theo thời giá, kẻ nào vi phạm sẽ bị trị tội theo như lệnh trước (…) mùa hạ tháng 4 bắt đầu cấm những kẻ giàuỷ pháp quấy nhiễu xưởng khai thắc vàng bạc (…) mùa thu tháng 8 định lệnh đắp bờ ruộng để giữ nước (…) Hồng Đức năm thứ 16 [năm 1485] mùa xuân tháng giêng định lệnh: các quan phủ huyện châu trong nước nộp thuế nhân đinh điền tô, đầu nguồn nếu dám lười biếng không chăm thu nộp, đến nỗi dây dưa để thiếu thìđòi tiền bồi thường theo như lệnhđãđịnh[lệnh chia làm 10 phầnđòi người thiếu thuế 7 phầnđòi người thu thuế 3 phần] Nếu người nàođói rét khốn khổ thì thôn trưởng phải làm tờ cam đoan và cùng nhau đảm bảo theo như lệnh trước mà thi hành (…) mùa thu tháng 10 định lệnh cho thừa ty Quảng Nam chuyển giao thuế hiện vật cho 3 ty của Thuận Hoá để sai người chuyển nộp lên [tháng 11 hạ lệnh cho các quan khuyên nhủ dân làm ruộng, trồng dâu] Hồng Đức năm thứ 17 [năm 1486] mùa xuân tháng giêng định lệnh đắp dựng mốc giới ruộng đất công tư (…) tháng 2 định lệnh xây đắp vào lúc rỗi việc nông (…) tháng 5 ra sắc chỉ: việc dùng tiền quýở chỗ lưu thông, chứaở kho quýở chỗ để lâu không hỏng, nha môn trong ngoài truy đòi các khoản tiền phạt công tưđem vào kho công chứ lại cần chọn lấy đồng tiền thực, tuy sứt mẻ 1 chút nhưng để được lâu không hỏng cũng nên nhận lấy, còn tiền cho quan lại và tiền dân chúng sử dụng trong mua bán hễ còn xâu được đều phải nhận lấy không được kén chọn (…) tháng 6 ra lệnh: nơi nào có ruộng bỏ hoang ở bờ biển mà ngườiít ruộng tình nguyện bồi đắp để khai khẩn để nộp thuế thì phủ huyện phải thực cấp cho làm (…) mùađông tháng 10 cấm mò trộm ngọc trai (…) Hồng Đức năm thứ 19 [năm 1488] tháng 8 sa thải lại viên các nha môn (…) Hồng Đức năm thứ 21 [năm 1490] tháng 2 phát thóc công cho dân nghèo vay ăn (…) mùa hạ tháng 4 định bản đồ toàn quốc: 13 xứ thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguồn, 30 trường (…) lệnh năm nay gạo kém, 1 đồng chỉ đong được 2 thưng gạo” [những năm Hồng Đức vua cai trị Đại Việt bằng pháp luật [phù hợp với thực tiễn] và đồng thời xây dựng bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới hoạt động tốt. Mối quân tâm lớn nhất của triều đình là ruộng đất – dân chúng – tô thuế. Triều đình đã có những chính sách – hoạt động kịp thời – hợp lý đảm bảo 3 vấn đề ruộng đất – dân chúng – tô thuế do đó mà Đại Việt hưng thịnh]

(7) Đại Việt sử ký toàn thư chép:“Hồng Đức năm thứ 22 [năm 1491] mùađông tháng 10 thóc lúa được mùa lớn (…) Hồng Đức năm thứ 23 [năm 1492] tháng 12 đói lớn, dân có người phảiăn củ nâu, đặt kho tiềnở hồ Hải Trì, trong có Thượng Lâm Tự (…) Hồng Đức năm thứ 27 [năm 1496] tháng 9 sửa lại lệ làm bãi chăn ngựa và tàu nuôi ngựa (…) Hồng Đức năm thứ 28 [năm 1497] mùa xuân tháng giêng ra lệnh: các hạng thuế năm nào thu nộp năm ấy đến cuối năm phải nộpđủ, không được như trước, thuế năm nay sang năm mới thu (…) tháng 2 xuống sắc chỉ: chợ nào to đã có ngạch thuế thì cứ theo như trước, chợ nào chưa có ngạch thuế thì không được biên thêm vào ngạch. Cònở Nghệ An thì các sắc dân quân, những người không vợ goá chồng, đói rét bệnh tật nếu có ai thiếuăn thì 2 ty Thừa Hiến giao xuống cho các quan phủ huyện, kê khai làm bản tấu lên cấp cho thóc công trong kho chứa, mỗi người 100 thăng, đến khi lúa chín thì chiếu theo số thóc vay mà thu nộp (…) tháng 3 định lệ thuếđàn bà khiêng kiệu, lệ nộp vàng và nộp trứng tằm, muối mắm (…) mùa hạ tháng 4 chuẩn y lệnh cấp tiền bổng theo kỳ theo phiên (…) tháng 5 định lệnh truy thu thuế bông vải mùa hạ của nữđinh (…) Cảnh Thống năm thứ 1 [năm 1498] tháng 3 định lệ thu nộp các thứ thuế (…) thải vài trăm cung nữ (…) trong hạt Nghệ An, Thuận Hoá bọn trộm cướp đều nổi lên, quân bên cạnhđánh dẹp không được (…) vua xem sổ tiền thóc của Hộ tào dâng lên và hỏi các quan tả hữu biết được tình trạng dự trữ của nhà nước và tư nhân, từđây lại càng đểý tới việc nông trang (…) định lệ nộp thuế tơ sống (…) Cảnh Thống năm thứ 2 [năm 1499] mùa xuân tháng giêng quy định ngày nộp tiền thuế thân trong kỳđại tập (…) cày ruộng tịchđiền (…) nêu rõ việc cấm cỗ bàn xa xỉ (…) tháng 5 xuống chiếu: năm nào được mùa to thóc lúa bội thu thì thừa tuyên sứ ty các xứ bắt các nông trưởng, thôn trưởng phải quan tâm khuyên bảo người trong xã nên dự trữ thóc gạo cho dồi dào, không được xa xỉ dùng bậy cho tổn phí (…) tháng 6 chiếu rằng: trướcđây lựa chọn không công bằng bọn lại quá nhiều rất nhũng tạp nên thải bớt lại viên [theo chế độ cũ các sắc dân quân ai tình nguyện nộp thóc thì tuỳ theo số thóc nộp nhiều hay ít mà trao cho quan tước không phân biệt được người hay kẻ dở, đến nay vua hạ sắc lệnh: phàm ai là người lương thiện, mới chuẩn y cho nộp thóc và trao quan tước, nếu ai là những kẻác nghịch, trộm cướp, hào cường ngỗ ngược, phường chèo con hát thì bản thân họ và con cháu họ đều không được dự] tháng 11 xứ Quảng Nam không được cướp bắt người Man và mua bán nô tỳ tư” [trong hoàn cảnh thóc gạo giữ vai trò quyết định đối với xã hội triều đình chủ trương nộp thóc gạo đổi lấy chức tước, lệ này có 2 điểm hại: trước hết là những người có chức quyền do dùng thóc gạo đổi lấy sẽ làm suy giảm bộ máy chính quyền sau cùng là kích thích sự thao túng thóc gạo trên thị trường]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Cảnh Thống năm thứ 3 [năm 1500] tháng 2 định lệ về kỳ hạn truy đòi tang vật và tiền bạc (…) mùa hạ tháng 4 định lệ kiểm xét vật hạng nộp thuế, thứ nào tráo lẫn vào thì trả lại (…) Cảnh Thống năm thứ 6 [năm 1503] mùa xuân tháng giêng hạn hán (…) tháng 2 đại hạn[tháng 5 có thuỷ tai lớn] tháng 9 cháy lớnở chợĐông phố xá bị thiêu rụi (…) Cảnh Thống năm thứ 7 [năm 1504] mùa xuân tháng giêng xuống chiếu: tăng cường xây dựng trong cung tường, lăng miếu, nhà giải vũ (…) Đoan Khánh năm thứ 1 [năm 1505] mùa hạ tháng 4 dựngđiện Chân Nguyên, Quang Mỹ (…) Đoan Khánh năm thứ 5 [năm 1509] mùa xuân tháng 2 vua cày ruộng tịchđiền (…) tháng 3 từ khi lên ngôi vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uống rượu vô độ, khi say rượu liền giết cả cung nhân, uy quyền thuộc về họ ngoại (…) mùa thu tháng 8 ra lệnh bắt giết hết những người Chiêm bị giam giữ (…) Hồng Thuận năm thứ 3 [năm 1511] phânđịnh lệ thuế vàng bạc (…) Hồng Thuận năm thứ 4 [năm 1512] hạn hán trong nước đói to, làmđiện lớn hơn trăm nóc (…) Hồng Thuận năm thứ 5 [năm 1513] mùa hạ tháng 6 nước lũ vỡđê phường Yên Hoa (…) Hồng Thuận năm thứ 6 [năm 1514] [mùa hạ tháng 5 có thuỷ tai lớn] Hồng Thuận năm thứ 7 [năm 1515] tháng 8-9 nước lớn, mùađông tháng 10 thu lúa đồnđiền để dùng cho việc nước (…) Hồng Thuận năm thứ 8 [năm 1516] mùa xuân tháng giêng vua thích làm nhiều công trình, dùng hết tiền của trong nước, dân chúngđau khổ, binh lĩnh mỏi mệt (…) mùa hạ tháng 4 Nguyên quận công Trịnh Duy Sản cùng với bọn Lê QuảngĐộ, Trịnh Chí Sâm giết vua ở cửa nhà Thái Học (…) Quang Thiệu năm thứ 2 [năm 1517] trong nước đói to xác người chếtđói nằm gối lên nhau (…) Quang Thiệu năm thứ 4 [năm 1519] tháng 2-4 trời nắng dữ, lúa hại gạo kém, tháng 5-7 mưa to (…) tháng 9 phong MạcĐăng Dung làm Minh quận công (…) Quang Thiệu năm thứ 7 [năm 1522] mùa hạ tháng 4 MạcĐăng Dung chuyên quyền, mua mưu ngầm mật chiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện, Đăng Dung tha Trịnh Chí Sâm và Nguyễn Thì Ung ra khỏi tù, lập em vua là Xuân (…) tháng 8 dựng hànhđiệnở[Hải Dương] chuyển vận vàng bạc, tiền của tới (…) mùađông tháng 10 trời mưa có nhiều sâu cắn lúa (…) Thống Nguyên năm thứ 2 [năm 1523] tháng 8 có sâu cắn lúa (…) Thống Nguyên năm thứ 4 [năm 1525] mùa hạ tháng 6 đại hạn (…) Thống Nguyên năm thứ 5 [năm 1526] mùađông tháng 12 Thái phó Nhân quốc công MạcĐăng Dung giết vua Quang Thiệu (…) Thống Nguyên năm thứ 6 [năm 1527] tháng 6 MạcĐăng Dung từ Cổ Trai vào kinh bắt vua nhường ngôi, thần dân trong kinh đều theo (…) giáng phong vua làm vương, giam giữ và bắt phải tử tự” [Đại Việt nông nghiệp 2 vụ song kỹ thuật yếu kém phụ thuộc nhiều vào trời đất, thiên nhiên thường không ôn hoà nên thóc gạo mùa nào chỉ đủ ăn năm ấy. Loạn phản đã có dấu hiệu xuất hiện nhưng vua quan lại không chú trọng việc nước, chỉ ham chơi tàn bạo, xây dựng nhiều công trình, làm những việc bất công nên loạn ngày càng đông, thậm chí đến các triều thần cũng bất mãn làm phản, kết cục là đẩy Đại Việt tới loạn lạc suy kiệt]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Minh Đức năm thứ 2 [năm 1528] mùa xuân tháng giêng bèn sai đúc tiền Thông Bảo theo kiểu cách đồng tiền cũ nhưng phần nhiều không thành. Sau lạiđúc các loại tiền gián pha kẽm và sắt ban hành các xứ trong nước để thông dụng[Đăng Dung định quy định binh chế, điền chế và lộc chế] Đại Chính năm thứ 1 [năm 1530] mùa xuân tháng giêng MạcĐăng Dung đại xá thiên hạ (…) tháng 3 đại hạn lúa má chết khô (…) Đại Chính năm thứ 2 [năm 1531] chỉ có dân [Thanh Hoa] chịu nhiều tai hoạ, không được nghỉ ngơi, nhân dân đói kém, 1 thăng gạo giá tới 1 quan tiền (…) Đại Chính năm thứ 3 [năm 1532] mùa xuân cấm người các xứ trong ngoàiđi được không được cầm vũ khí, từ đấy người buôn bán đềuđi tay không, ban đêm không có trộm cướp, trâu bò thả chăn không phảiđem về, trong khoảng vài năm, ngườiđi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phảiđóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên (…) tháng 12 An Thanh hầu Nguyễn Kim tôn lập con Chiêu Tông là Ninh ở Ai Lao (…) Đại Chính năm thứ 4 [năm 1533] Nguyễn Kim liên kết với vua Ai Lao Xạ Đẩu nhờ họ giúp binh khí, lương thực để mưu đánh lấy lại nước. Sai Trịnh Duy Liêu sang nhà Minh tấu rằng MạcĐăng Dung tiếm loạn, chiếm giữ kinh thành (…) Đại Chính năm thứ 5 [năm 1534] nhà Minh đem quân sang hỏiđánh (…) Đại Chính năm thứ 8 [năm 1537] mùa hạ tháng 4 nước biển dâng tràn, người và xúc vật chết nhiều (…) Đại Chính năm thứ 10 [năm 1539] đại hạn (…) Quảng Hoà năm thứ 5 [năm 1545] tháng 5 Nguyễn Kim trúng độc chết, phong con thứ Hoàng là Hạ Khê hầu[dùng Trịnh Kiểm làm đô tướng, tiết chế các doanh quân thuỷ quân bộ, kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự[Đinh Tị[năm 1557] tháng 9 Thanh Nghệđói to] Chính Trị năm thứ 1 [năm 1558] tháng 10 Thái sư Trịnh Kiểm vào chầu dâng biểu xin sai Nguyễn Hoàngđem quân vào trấn thủ xứ Thuận Hoáđể phòng giặc phía đông, Trấn quận công ở xứ Quảng Nam cứu viện cho nhau. Mọi việc của xứ này không cứ lớn hay nhỏ, các ngạch thuế đều giao cả cho, hằng năm đến kỳ hạn thì thu nộp[ban đầu Gia Dụ lập bản doanh ởÁi Tử, vỗ về chăn dắt dân quân, thu dùng những người hào kiệt, giảm sưu nhẹ thuế, lòng người mền phục] Chính Trị năm thứ 2 tháng 3 đi khámđo ruộng đất công tưở Thanh Hoa đểđịnh ngạch thuế. Tháng 8 Thanh Hoa Nghệ An nước lũ tràn ngập, đêđiều đường xá bị vỡ lở, trôi mất vài trăm nhà. Trong thành Tây Đô do vậy bị ngập, kho tàng phần nhiều nước ngập, nhân dân đói kém” [vua Lê không lo lắng chính sự để Đại Việt rơi vào loạn lạc, Mạc Đăng Dung có tài dựng được cơ nghiệp, dân chúng trong nước ủng hộ, chính sự tốt đẹp. Nhưng nhiều người không chấp nhận thế cục, chiếm đất chống lại, đẩy Đại Việt rơi tiếp vào loạn lạc, vua Lê cầu trình nhà Minh can thiệp khiến Đăng Dung 2 mặt chống giặc]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Chính Trị năm thứ 3 [năm 1560] được mùa lớn, lệnh cho dân địa phương đã quy thuậnở trấn Kinh Bắc nộp lúa để cung cấp cho quân lính (…) Chính Trị năm thứ 6 [năm 1563] tháng 9 quân đến vùng Thanh Trì, Thượng Phúc sai lậpđại dinh ở huyện Sơn Minh [Hà Tây] lệnh thu thóc lúa để làm kế lâu dài (…) Chính Trị năm thứ 11 [năm 1568] mùa hạ tháng 4 đánh phá các huyện Yên Mô, Yên Khang, Phụng Hoá, Gia Viễn hạ lệnh thu thóc lúa rồi về (…) Chính Trị năm thứ 13 [năm 1570] tháng giêng Thượng tướng[Trịnh Kiểm] dâng tấu xin cho [em vợ là] Nguyễn Hoàngđi các xứ Thuận Hoá và Quảng Nam thống suất binh tượng thuyền bè và trấn phủ dân địa phương để cõi phiên trấn được vững mạnh (…) tháng 2 Trịnh Kiểm chết sắc phong cho [con là] Trịnh Tùng làm trưởng quận công, tiết chế các dinh thuỷ bộ, cầm quân đi đánh giặc (…) họ Mạc ra quân lớn Thanh Hoa dắt già cõng trẻ chạy nhớn nhác ngoài đường, không biết nương tựa vàođâu, tiếng kêu khóc vang trời, bao nhiêu tiền củađàn bà con gái đều bị quân Mạc lấy cả (…) Chính Trị năm thứ 14 [năm 1571] Thanh Hoa mất mùa, dân đói to, nhiều người xiêu dạt (…) Hồng Phúc năm thứ 1 [năm 1572] mùa thu tháng 7 lệnh cho quân dân dọc sông di chuyển của cải súc vật vào rừng để đề phòng quân giặc, tháng 8 quân Mạc tấn công Thanh Hoa nhưng chỉ còn là vùng đất bỏ không (…) Nguyễn Hoàng vỗ trị mấy chục năm chính lệnh khoan hoà, thưởng ban ân huệ, dùng phép công bằng, chấn chỉnh khuyên răn tướng sĩ bản bộ, cấm chỉ trừ bỏ bọn hung ác, dân trấn 2 miền đều cảm phục nhân đức, thay đổi phong tục, chợ búa không nói thách, dân chúng không làm giặc, cổng ngoài không phảiđóng, thuyền buôn nước ngoài đều tới buôn bán trao đổi phải giá, quân lệnh nghiêm cẩn, người người gắng sức, trong cõi được an cứ lập nghiệp (…) Gia Thái năm thứ 1 [năm 1573] mùa xuân tháng giêng ban chiếu mệnh: người dân nào bị nạn binh lửa không còn tài sản gì đều được tha tạp dịch, dân nghèo xiêu dạt cho về quê cũ được tha thuế khoá sai dịch (…) sai mang sắc thư vào Thuận Hoá phong Nguyễn Hoàng làm Thái phó, sai chứa thóc để sẵn dùng nơi biên ải, còn tiền sai dư[tiền nộp hằng năm] là 400 cân bạc, 500 tấm lụa (…) tháng 10 Mạc KínhĐiển đem Mạc Mậu Hợp trở về thành Thăng Long (…) Gia Thái năm thứ 5 [năm 1577] tháng 5 hạ lệnh cho quan lại các xứ Thanh Hoa Nghệ An đôn đốc dân các xã huyện hạn từ trước tháng 6 phải kịp thời cấy cày không được để chậm, phòng khi quân đi qua ảnh hưởng tới việc nông (…) tháng 9 nước lụt lúa má bị ngập hết dân đói to (…) Quang Hưng năm thứ 3 [năm 1580] tháng 7 nhà Mạcđem quân xâm lấn Thanh Hoa cướp bóc tiền của, súc vật của dân cư các huyện dọc sông rồi rút về (…) Quang Hưng năm thứ 6 [năm 1583] Tiết chế Trịnh Tùng ra quân vùng Sơn Nam Hạ lộ, thu lấy thóc lúa rồi rút về [Ất Dậu[năm 1585] mùa hạ tháng 6 Đông Đạo và BắcĐạo lúa má chết khô nhân dân bịđói kém] Quang Hưng năm thứ 9 [năm 1586] mùa hạ tháng 4 lụt lớn, mùa thu tháng 7 lụt lớn, tháng 8 đại hạn (…) Quang Hưng năm thứ 11 [năm 1588] tháng 6 lúa mạ chết không, nhân dân xiêu tán (…) Quang Hưng năm thứ 12 [năm 1589] tháng giêng gạo kém (…) tháng 7 nước lụt (…) Quang Hưng năm thứ 16 [năm 1593] tháng giêng bắt được Mạc Kính Chỉ (…) mùa hạ tháng 4 vua về Thăng Long đại xá thiên hạ (…) Quang Hưng năm thứ 18 [năm 1595] tháng 5 mất mùađói to lại thêm ôn dịch, người chết xác gối lên nhau (…) tháng 12 trộm cướp nổi lên khắp nơi, đốt nhà giết người, cướp bóc của cải gia súc (…) Quang Hưng năm thứ 19 [năm 1596] mùa hạ tháng 4 đại hạn thóc lúa vụ chiêm đều không thu được, đầm phá khô cạn, cây cỏúa vàng, hoa không kết trái, trộm cướp quần tụ trong dân gian, ngàyđêm đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải gia súc, thuỷ bộ không thông, đường xá bế tắc, dân đói nhiều chết đến quá nửa (…) tháng 5 lệnh khámđạc đấtđai bãi dâu xứấy đểđịnh ngạch thuế[xứ Thanh Hoa] tháng 8 đúc 2 tượng vàng bạc, 2 đôi bình hoa bạc, 5 chiếc bình hương nhỏ bằng bạc, sắm sẵn lụa thổ quyến và các cống vật để phòng sang sứ phương bắc (…) Quang Hưng năm thứ 20 [năm 1597] tháng 5 hạn lúa đậu chết khô (…) tháng 8 dân tứ chiếng khổ vì phải cắt cỏ voi lại bị quan địa phương quấy nhiễu, không chịu nổi theo đảng nguỵ cướp bóc trong dân (…) Quang Hưng năm thứ 21 [năm 1598] tháng giêng đại xá thiên hạ, thuế khoá bỏ thiếu nhiều năm đều được miễn (…) tháng 3 lúa má cây cỏ chết khô (…) Quang Hưng năm thứ 22 [năm 1599] mùa hạđại hạn trời không mưa lúa má chết khô” [Đại Việt luôn phải đối chọi với thiên tai khắc nghiệt nay lại thêm chiến tranh tàn khốc coi đồng bào bên kia chiến tuyến như kẻ thù không đội trời chung, nạn dân không biết sao để sống. Nguyễn Hoàng cai trị 2 xứ phiên thuộc, chính sự tốt đẹp không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh [người dân phía bắc có lẽ cùng tìm cách chạy nạn vào 2 xứ Quảng Nam Thuận Hoá] hình thành vùng lãnh thổ tương đối riêng biệt]

Sài Gòn 2017. Đông Ly

0