Văn minh phương Tây: Bình minh Hy Lạp
GS. Eugen Weber Lê Quỳnh Ba biên tập Văn minh Tây phương thực sự bắt nguồn từ Hy Lạp. Các thể chế, các kiểu tư duy, kể cả các kiểu tội phạm đều liên quan chủ nghĩa duy lý của tư tưởng Hy Lạp. Những người Hy Lạp không đón nhận thế giới trên sự tin cậy. Họ không tin thế ...
GS. Eugen Weber
Lê Quỳnh Ba biên tập
Văn minh Tây phương thực sự bắt nguồn từ Hy Lạp. Các thể chế, các kiểu tư duy, kể cả các kiểu tội phạm đều liên quan chủ nghĩa duy lý của tư tưởng Hy Lạp. Những người Hy Lạp không đón nhận thế giới trên sự tin cậy. Họ không tin thế giới là ý chí của Chúa; họ không bỏ mặc bản thân cho số phận. Thay vào đó, họ đưa ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Nhà hiền triết Plato Hy Lạp từng viết: “Triết học là đứa con của Thắc mắc”. Nó là món quà họ thu nhặt được khi tìm hiểu về những thứ làm họ đặt câu hỏi, những thứ đánh thức sự hiếu kỳ vô độ của họ. Những gì họ thu lượm được không ổn định, không an toàn nhưng thật vĩ đại.
- Sự tương phản giữa thời đại anh hùng Hy Lạp (TK 8, vận động viên) và giai đoạn cổ (Homer, Troy).
– Giá trị anh hùng thời cổ: 1200 TCN, Chiến tranh rung chuyển từ Anatolia đến Ai Cập: Hy Lạp, 3200 năm trước, khi hàng loạt cuộc xâm lăng và chiến tranh làm rung chuyển thế giới cổ đại từ xứ Anatolia đến Ai Cập. Sử thi Odyssey. Hầu hết những hiểu biết của chúng ta về 400 năm trong giữa 1200 TCN – 800 TCN đều từ 2 bộ sử thi Odyssey và Iliad, được coi là tác phẩm của Homer. Iliad kể về người Hy Lạp đã bao vây và tiêu diệt thành Troy, 1 thành phố châu Á gần Hellenspont. Odyssey kể về những gì xảy ra với Odyseus, vua đảo Ithaca và người là đứng đầu Hy Lạp, sau cuộc chiến tranh thành Troy. Dường như cả thế giới được miêu tả trong 2 bộ sử thi. Một dạng thời kỳ trung cổ, “Đen tối”, vì chúng ta biết về chúng quá ít, bởi vì cuộc sống còn dữ dội và ngắn ngủi hơn thông thường. Chúng ta thấy 1 xã hội của những chiến binh và thủ lĩnh tầm thường. Háo danh và hám lợi. Tàn nhẫn, thích tranh đua. Nhưng có những quy tắc hành xử chung tạo ra 1 quy tắc lâu đời để sau này hình thành khái niệm chủ nghĩa anh hùng, tính quý tộc và cuối cùng là tinh thần thượng võ.
– Cho đến thế kỷ 8 TCN, sự tìm kiếm vinh quang đầy quả cảm đã được người Hy Lạp thể chế hóa trong những cuộc thi đấu vĩ đại. Chúng ta biết được điều đó nhiều nhất qua các cuộc thi đấu tổ chức ở Olympic năm 776 TCN. Tên Hy lạp là “Wasagon”, nghĩa là “cuộc đấu”, “thi đấu”. Niềm vinh hạnh mà bạn đạt được lớn đến nỗi ngay cả sự đau đớn tột cùng và thậm chí cả mạng sống đều không phải là giá quá cao phải trả để chiến thắng. Trên phương diện khác các vận động viên Hy lạp lại rất thực tế và cũng rất “duy vật”. Các vận động viên đối diện với sự đau đớn trong cuộc thi vì họ muốn giành giải thưởng. Người chiến thắng sẽ được cung cấp đồ ăn, cái mặc và có thể cấp nhà ở thành phố cho suốt phần đời còn lại, và anh ta sẽ không phải nộp thuế.
Trong nhiều thế kỷ sau đó, suy nghĩ của các vận động viên Hy Lạp về các cuộc thi đấu ngày trở nên 1 thực dụng do ảnh hưởng của những người coi vật chất là vấn đề cốt lõi. Sự hy sinh cao quý là cái họ muốn thấy chứ không chỉ đơn giản là những tham vọng vật chất tầm thường. Và như vậy hình ảnh về vận động viên – những người rèn luyện để tìm kiếm vinh quang – đã trở thành 1 phần quan trọng của nền văn hóa Hy Lạp – La Mã. Nó được nâng lên 1 tầm cao mới vào buổi bình minh của Kito giáo. Tất nhiên tôn giáo này cũng là 1 phần của nền văn minh đó, và cũng tham gia vào trận chiến gay go chống lại ma quỷ và tội ác. Và sau đó nền văn hóa Hy Lạp – La Mã đã được hồi sinh bởi những tín đồ Tin Lành vào thế kỷ 16 và những người dưới triều đại Victoria TK 19. Ngày nay nó vẫn còn hiện hữu trong sự phản đối của người hiện đại. Khi họ phát hiện ra trong những anh hùng của họ, phần thương nhân cũng lớn chẳng kém gì phần vận động viên. Giá trị anh hùng mà sử thi Iliad và Odyssey thể hiện được truyền tụng cho tới tận ngày nay, sau gần 3000 năm.
– Người anh hùng của Homer: Nhưng điều đó không có nghĩa những anh hùng của Homer giống như kiểu hiệp sĩ thời trung cổ, những người mù quáng lao vào cuộc chiến tranh vì danh dự. Người anh hùng của Homer có thể cao quý nhưng rất khôn ngoan. Odysseus chọc mù mắt người khổng lồ Cylops. Odysseus không chỉ là 1 thủy thủ, 1 vận động viên tài giỏi, ông còn rất nhanh trí và láu cá, bậc thầy về “đánh lừa và mưu mẹo”. Như lời nữ thần Athena nhận xét về anh ta, trong sự ca tụng hơn là khiển trách, Ethena so sánh Odysseus với bản thân, rằng: Ngươi chắc chắn là số 1 trong số người trần về tranh luận và diễn thuyết.
- Một vài yếu tố liên kết người HL mặc dù nhiều vấn đề chia rẽ họ.
– Hy Lạp đề cao con người:
– Các vị thần HL cũng giống con người (khác với Lưỡng Hà, Ai Câp): Điều đó không chỉ nói cho bạn về những người anh hùng Hy Lạp mà còn về tín ngưỡng Hy Lạp. Các vị thần của họ như Pluto và Persephone có thể là siêu nhiên và siêu phàm, nhưng mặt khác họ cũng giống con người, đàn ông và phụ nữ, với sinh lý và cảm xúc con người. Sự nhân cách hóa hình tượng các vị thần là 1 điều mới mẻ, 1 cuộc cách mạng trong tôn giáo. Các vị thần cũng con người, sinh ra để được thờ phụng, với những cung điện như cung điện Sicily, nơi họ sống, cất giữ lễ vật và được thờ cúng. Nhưng chỉ có các vị thần được thờ cúng, không phải là các Pharaon, không phải các vị vua. Không giống như người Ba Tư, người Hy Lạp không thờ cúng người, chỉ thờ cúng các vị thần.
– Con người là trung tâm vũ trụ: Lúc này, lần đầu tiên “Con người là thước đo cho mọi vật” như nhà thông thái Progoras từng nói vào TK 5 TCN. Đó là 1 sự khẳng định lớn lao trong 1 thế giới mà đàn ông và phụ nữ dường như rất nhỏ bé và có thể chính họ cũng thấy mình rất nhỏ bé trong vũ trụ cực kì to lớn, cực kì bí ẩn mà họ gần như không hiểu gì.
– Pericles và con người tự do: Và còn nữa trong cùng thời kỳ này, chúng ta tìm hiểu về 1 chính khách thành Athen, Pericles ca tụng không chỉ con người, mà là 1 con người tự do và sự tiến bộ trong quyền tự do cá nhân. “Chúng ta sống như những công dân tự do” Pericles nói “Không chỉ trong cuộc sống cộng đồng mà trong cả thái độ đối với mỗi người khác trong những công việc thường ngày. Chúng ta không giận những người hàng xóm nếu anh ta cư xử theo cách anh ta thấy thoải mái. Chúng ta lườm nguýt nếu anh ta không làm gì gây hại, điều đó có thể làm tổn thương”.
– Sự nổi lên của các thành bang Hy Lạp (từ TK 7 – :
– Các thành bang và nền dân chủ, sức mạnh chống ngoại xâm: Trong số những di tích của Aten vẫn còn lại những công trình kiến trúc từng khiến Pericles coi Aten như trung tâm của nghệ thuật, văn học và kiến trúc vĩ đại. Nhưng Aten chỉ là 1 trong số hàng 100 thành bang của Hy Lạp trong TK 5 TCN. Mỗi thành bang được gọi là Apolis. Nó có nghĩa vừa là “thành phố”, vừa là “bang”, cũng có nghĩa là “dân quốc”. Tức là 1 nhóm người trong tổ chức tự trị.
Những thành bang này trãi dài từ Biển Đen tới miền Tây Địa Trung Hải. Vùng tập trung đông dân nhất là lục địa Hy Lạp, các đảo, ở Ionia, trên bờ biển Tây Tiểu Á, nơi những thành phố sầm uất và hiện đại nhất được dựng lên vào TK 7 và 6 TCN. Bởi vì chúng gần nhất với thương mại và văn hóa của vùng Trung Đông. Phạm vi của Poleis (thành bang) nhỏ, 1 phần vì vị trí địa lý Hy Lạp, Ionia, các hòn đảo nằm giữa thế bàn cờ tạo bởi những núi, thung lũng và các đồng bằng nhỏ, thuận lợi cho những định cư đơn lẻ. Cách tiếp cận dễ dàng nhất là từ biển bao quanh, chứ không phải từ đất liền. Vì thế, biển trở thành con đường chính của người Hy Lạp. Ở trên biển, người Hy Lạp đi thuyền, buôn bán, tấn công, cướp bóc. Nhưng những thành bang, như là di tích Selinus, cũng là 1 thành phố nhỏ. Bởi người Hy lạp nghĩ nó nên nhỏ. Plato cho rằng 1 TP lý tưởng nên khoảng 5000 công dân, nghĩa là dân số 20.000 người, nếu tính cả người ngoại quốc. Phụ nữ, người ngoại quốc và nộ lệ, tất nhiên không có quyền công dân ở Hy Lạp (HL) cổ đại. Nhưng ở thời điểm đó, đó là sự thật hiện hữu ở mọi nơi trên thế giới cho tới tận thế kỷ 19. Vì thế ở HL thành bang thuộc loại nhỏ và ở TK 5 TCN chỉ có 3 thành phố có hơn 20.000 công dân, tức tổng số khoảng 100.000 dân. Aten là thành bang nổi tiếng nhất trong số đó. Nhưng dù tầm vóc TP như thế nào, mỗi TP Hy Lạp có phong cách, luật lệ và lòng yêu nước riêng.
Và cùng 1 thời điểm, mỗi TP cùng chung niềm tự hào là người con Hy Lạp, 1 phần của thế giới Hellas, không phải là 1 đất nước hay 1 chủng tộc, mà là 1 cộng đồng văn hóa, 1 ý niệm cực kỳ hùng mạnh.
– Một cộng đồng văn hóa, 1 ý niệm cực kỳ hùng mạnh.
– Chung Tổ tiên (Troy, 1200 BC) – Những chiến thắng hào hùng: Theo các sử thi của HL, tất cả cộng đồng Hellas đều có chung tổ tiên – 1 vị anh hùng có tên Helan hay Helenus – và cùng tham gia vào chiến tranh thành Troy (1200 BC). Tuy nhiên, về phương diện lịch sử, ý thức cộng đồng này, có thể xuất phát từ ký ức hào hùng của cuộc chiến chống Ba Tư, trong khoảng giữa TK 6 TCN đến đầu TK 5. Người HL đã thách thức và đứng vững trước thế lực vô cùng hùng hậu của đế chế Ba Tư. Họ đánh bại người Ba Tư không chỉ 1 lần, mà nhiều lần. Đặc biệt nhất là ở Marathon 490 TCN. Ở Salamis năm 480 TCN và cuối cùng là Platanea 479 TCN. Trận Marathon và Platanea là những chiến thắng vĩ đại mà người HL gọi là “Hoplites” (Đội quân vạn người).
Bộ binh có kỷ luật được trang bị vũ khí hạng nặng, chiến đấu trong đội hình khép kín. Những Hoplites này trở thành nền tảng cho chiến thắng quân sự của HL trong 200 năm sau đó (323 BC). Nhưng trận Marathon và Platanea cũng là chiến thắng của tinh thần cộng đồng. Những thành bang HL lục đục với nhau phải tạm gác những mâu thuẩn để cùng nhau chống lại người Barbarian, những người không nói tiếng Hy Lạp, mà nói tiếng gì đó nghe như “Bar-Bar-Bar”. Như Themistocles, thủ lĩnh Aten nói sau khi người HL đã xé nát hạm đội Ba Tư thành từng mảnh tại Salamis: “Nếu nói chúng ta đã làm được gì đó thì “chúng ta” ở đây không chỉ là người Aten, mà là tất cả người Hy Lạp, tất cả Hellas”.
Và sau những chiến thắng ấy, nảy nở 1 ý thức về Hy Lạp và về tinh thần HL, cái chưa từng có trước đó. Đó thực sự là 1 nhân tố quan trọng đưa tới niềm tự hào của người Hy Lạp và trên thực tế là cả văn minh HL.
– Tính cách Hy Lạp độc lập, thực tế: Chúng ta có thể nói về văn minh Hy Lạp bởi vì dù cho có những chia cắt về địa lý, sự phân tán về chính trị, và những giao tranh đẫm máu không ngừng, Người Hy Lạp cùng chung 1 nền văn hóa đơn nhất trong ngôn ngữ, trong thần thoại chung, trong những phong tục giống nhau. Và trong cùng 1 cá tính văn hóa. Dù họ sống ở thành phố nào, họ đều tiếp thu nhanh chóng những kỹ thuật và những việc làm mà họ thấy hữu ích, sau đó phát triển và biến nó thành của riêng mình. Họ học chữ cái của xứ Pheoxini, sau đó thêm các nguyên âm và biến nó thành tiếng Hy Lạp. Họ không phát minh ra nghề gốm, nhưng họ làm nó trở nên đặc biệt. Cho đến TK 6TCN, những người thợ gốm và những nghệ nhân khác đã đánh dấu sản phẩm của họ – như 1 bước tiến mang tính cách mạng. Điều đó công bố: mỗi nghệ sĩ là 1 cá nhân riêng lẻ.
– Các công trình đặc trưng, kiểu mẫu Hy Lạp – giai đoạn tượng hết cứng ngắt mà có hồn: Họ sao chép bức tượng không giá đỡ của Ai Cập, nhưng họ tự do hóa và nhân cách hóa hình dạng của chúng, sau đó tô vẽ làm bức tượng sống động hơn. Các nghệ sĩ HL còn sáng tạo ra trường phái khỏa thân như 1 dạng nghệ thuật, thêm 1 sự khẳng định về sự tự tin của con người. Cho đến TK 5 TCN, cá tính văn hóa HL đã tự khẳng định chính mình trong 1 công trình rất đồ sộ, Acropolis thành trì quan trọng đứng trên đỉnh đồi của Athen. Vào năm 480 TCN, người Ba Tư đã đốt cháy Aten và mặc dù thành phố nhanh chóng được người HL thu hồi và gây dựng lại, nó vẫn trông như 1 đống lộn xộn trong 30 năm kế tiếp. Cho đến khi Pericles quyết định xây dựng lại Acropolis, thành phố đã trở thành nơi ngự trị của các thánh thần, với ngôi đền mới vĩ đại, đền Parthenon. Bên trong bức tượng khổng lồ của nữ thần Athena được dựng lên để chứng minh sức mạnh của nữ thần và sức mạnh của người Aten. Tất cả được hoàn thành nhanh chóng chỉ trong 11 năm. Tốc độ đó là 1 thành tựu kỹ thuật xuất chúng, khiến tất cả những người HL tự hào, không thua gì tầm vóc bức tượng. Người tạo nên những cột trụ này, người chỉ đạo nghệ thuật công trình điện Parthenon, Phidias, được coi là 1 trong những nhà điêu khắc nhất thời cổ đại. Chúng ta còn lưu giữ 1 vài trong những công trình vĩ đại của ông và công trình của những nhà điêu khắc khác được thực hiện theo phong cách Phidias. Những nhà phê bình, ngày ấy và bây giờ, đều ngưỡng mộ vẻ kiều diễm, quý phái và sự cân đối trong các tác phẩm, điều đã khiến chúng trở thành kiểu mẫu cho phong cách lý tưởng và duy tâm cổ điển. Đây là công trình của 1 nhà điêu khắc khác, Praxiteles (1 người đàn ông khỏa thân ẳm 1 đứa bé), 100 năm sau thời Phidias, giữa TK 4 TCN. Praxiteles đã giải phóng những hình khối cổ điển cứng nhắc, thổi vào chúng hơi ấm điều mà chúng thiếu như bạn có thể thấy ở pho tượng Aphrodite of Cnidus này.
– Chính trị:
Những người HL đã đi được rất xa so với thời kỳ anh hùng của Homer không chỉ trên con đường nghệ thuật và văn hóa mà còn về chính trị, tất nhiên từ “Politics” cũng là từ phát sinh của từ “Polic”. Cuối TK 6 TCN, hầu hết các thành bang đã bỏ luật truyền ngôi theo dòng dõi và thử các thể chế chính trị khác nhau. Đó là nền chuyên chế, 1 dạng của nền chế độ độc tài lập hiến. Nó không hẳn là không phổ biến. Đó là chế độ quý tộc. Chế độ của những “Người tốt nhất”, hay những người bẩm sinh là tốt nhất. Đó còn là nền chính trị tập trung, 1 nhóm nhỏ cai trị toàn xã hội. Và chế độ dân chủ, luật lệ của quần chúng, của số đông. Hoặc những dạng kết hợp của các thể chế chính trị trên như ở Aten thời Pericles.
Ở Aten mọi công dân đều có quyền bình đẳng. Nhưng như Pericles đã viết vào TK 5 TCN “Khi mà người đàn ông trở nên đặc biệt ở 1 khía cạnh nào đó, anh ta được tôn trọng hơn trong cuộc sống cộng đồng, không phải vấn đế về đặc quyền, mà là sự công nhận những giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó, những người có thể cống hiến cho xã hội sẽ không rơi vào sự nghèo khó và thân phận thấp kém”. Dĩ nhiên, Pericles không có ý chính xác đến từng từ. Chế độ quý tộc không hẳn là luật lệ của những người tốt nhất mà là của số ít người đến từ những dòng dõi giàu có lâu đời. Và chế độ dân chủ không hẳn là luật của mọi người mà chỉ của vài nghìn người sinh ra đã là người tự do. Nhưng 1 người dân nghèo Aten như Demosthenes vẫn có thể trở thành nhà lãnh đạo chính trị ở TK 4 TCN. Và từ thành công của ông, chúng ta có thể rút ra 1 điều là: Một ý tưởng có thể định nghĩa những giá trị và khuyến khích những khát vọng. Và những giá trị, những khát vọng đó lại quay lại ảnh hưởng và thay đổi cả xã hội.
– Những con người nổi tiếng, cống hiến cho quốc gia Thông thái hoặc đức hạnh: Bởi cách người HL chọn người lãnh đạo và cách họ được cai trị có khuynh hướng thay đổi mà người HL có cảm nhận về lịch sử. Không phải ngẫu nhiên, mà nhà sử học cổ đại vĩ đại nhất, Thucidides là người HL. Lịch sử về đàn ông, phụ nữ và những thể chế thay đổi theo thời gian và không gian và Thucidides nhìn thấy sự thay đổi xung quanh ông vào TK 5 TCN. Không giống người Ai Cập, những người quá ấn tượng với sự tiếp nối và những triều đại lâu đời. Không giống người Mesopotamian, những người quá ấn tượng với những thảm họa siêu nhiên, Thucidides chú ý hơn đến những động cơ thực tế dẫn đến các hành vi của con người. Ông cho rằng những quyết định, hành động và kết quả đến từ những yếu tố khách quan như văn hóa và kinh tế thay vì can thiệp của thế lực siêu nhiên. Tất nhiên, phần lớn người Hy Lạp đều không khách quan như vậy. Phần lớn họ đều là nông dân, hoặc chủ trang trại nhỏ, thợ thủ công thường bám rễ vào những phong tục mê tín và chủ nghĩa địa phương chật hẹp. Nhưng cuộc xâm lược của người Ba Tư vào TK 6 TCN và cuộc đấu tranh toàn quốc chống lại đế chế Ba Tư ở TK 5 đã hình thành 1 ý thức mơ hồ rằng thà hy sinh còn hơn sống đời nô lệ, rằng sẽ thật ý nghĩa khi đối diện với cái chết không chỉ cho gia đình mình mà cho tất cả mọi gia đình, và thậm chí cho gia đình của những người khốn khổ làng bên (mặc dù điều đó nghe có thể vừa lạ lẫm vừa hào hùng) rằng lòng nhân đạo chung hay tinh thần HL chung giữa họ còn quan trọng hơn là những phong tục và thành kiến địa phương. Ý thức quốc gia.
Có những người còn vĩ đại hơn, quan trọng hơn, những người mà ai ai cũng nhắc tới. Đó là Themistocles, người chỉ huy hạm đội Aten, trong trận thắng vĩ đại trước quân Ba Tư ở Salamis 480 TCN. Chiến thắng đã cứu cả Hy Lạp. Có 1 người cùng thời với Themistocles, Aristides The Just, người quản lý tài chính của Aten và các thành bang đồng minh 1 cách trung thực. Miltiades, người hùng của Marathon và Hecateus của Miletus, người vẽ ra bản đồ thế giới, với tất cả các quốc gia, các thành phố và sông ngòi. Pytagoras, người thầy thông thái, người khám phá biết bao điều về các con số và sự đồi bại của thế giới. Điều gì làm những con người đó khác biệt với những người nông dân, những người tụ tập ở Agora vào những phiên chợ? Đó là Sophia, sự thông thái. Đó là Arete, đức hạnh. Những người nổi tiếng đó không khỏe mạnh hơn, to lớn hơn hay giàu có và vị thế hơn. Họ chỉ thông thái hơn, và đó là lý do tại sao họ là những người kiệt xuất hơn cả.
Nhưng nếu điều đó là đúng, chẳng lẽ những người khác không thể trở nên thông thái như họ. Chẳng lẽ 1 người nông dân không thể học được sao? Có rất nhiều người HL nghĩ đó là điều có thể. Và từ lối suy nghĩ đó đã mở ra 1 hướng nhìn mới với thế giới, điều đã định hình dòng chảy tương lai của nền văn hóa phương Tây. Xem phần sau.
Tư tưởng Hy Lạp
Không phải trong thời chiến hay thời đại suy tàn, nhưng tư tưởng mà họ để lại cho chúng ta, những câu hỏi về mọi thứ, thậm chí cả các thánh thần, khiến tên tuổi họ không bao giờ bị lãng quên. “Tư tưởng Hy Lạp”
(Những vấn đề dẫn tới sự ganh đua phá hoại những thành bang Hy Lạp)
- Những câu hỏi quan trọng nhất được giải quyết bởi những nhà tư tưởng HL.
- (Mối liên quan của nghệ thuật HL tới xã hội, chính trị và lịch sử HL)
SOPHIA, sự thông thái. Thứ vô cùng quan trọng đối với người Hy Lạp. Người đàn ông thông minh nhất là người mạnh nhất. Và kiến thức của anh ta có thể truyền lại cho người nghèo nhất, thậm chí cùng khổ nhất. Dĩ nhiên vào thời điểm đó đôi khi thật khó hiểu, tại sao người Hy Lạp tranh cãi nhiều như vậy. Triết học hiện đại cho rằng tư tưởng Hy Lạp có trừu tượng và tách biệt thế giới thực, nhưng những người Hy Lạp đã phải tích lũy trí thông minh từng chút một. Và họ thấy việc chinh phục kiến thức cũng thú vị như làm chủ kiến thức vậy, nhất là nó giúp họ nhận thức chính xác hơn về thế giới họ đang sống. Do đó họ đã để lại thành quả lao động đáng quý và những quan niệm của họ về tự nhiên, hiện thực hay Chúa Trời có ảnh hưởng sâu sắc tới chúng ta. Đến nỗi chúng ta coi những quan niệm đó là đương nhiên đúng, nhưng ở Hy Lạp cổ đại nó hoàn toàn mới mẻ.
– Những nhà thông thái xuất hiện: Khi TK 5 BC kết thúc (400 BC), một nhóm triết gia gọi là nhà thông thái xuất hiện. Từ Sophist có nghĩa là những người tạo ra kiến thức. Hoặc có thể là người dùng kiến thức để kiếm sống. Và những nhà giảng đạo tự do này đi khắp đất nước, kiếm sống nhờ trao đổi trí thông minh. Một số là những giáo viên tốt, một số thì không và phần lớn trí thông minh của họ là dạy cách nhanh chóng thắng trong 1 cuộc tranh luận. Do vậy học sinh của họ có thể thắng trong phiên tòa. (Tranh cãi về quyền lợi), hoặc ghi điểm trong 1 cuộc tranh cử (xã hội công bằng dân chủ). Nhiều nhà thông thái bị ghét bỏ vì quá thông minh, hay có ý bất mãn, nổi loạn, vì họ luôn trong tư thế sẵn sàng cho cuộc tranh luận. Cho dù nó dẫn tới đâu chăng nữa, khi bạn bất chấp tất cả để theo đuổi chân lý, bạn không thể nói trước rằng sự thật là cái xã hội mong muốn hay không.
– Ví dụ nhà thông thái Tracymachus cho rằng người làm luật và chính quyền tạo ra luật pháp có lợi cho chính họ và không có bình đẳng, chỉ có lợi cho kẻ mạnh. Một nhà thông thái khác Callicles, cho rằng các học viện và các quy tắc đạo đức không phải được thần thánh tạo ra mà bởi những con người để tiện vận hành xã hội (duy lý). Ít nhất đó là tuyên bố của Plato, Callicles và những nhà thông thái khác nghĩ như vậy.
– Plato, triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Sokrates là thầy ông, là 1 người Aten sinh khoảng 427 TCN, ông đã thành lập 1 ngôi trường gọi là Viện Hàn Lâm, trường Đại Học đầu tiên của loài người. Plato nổi tiếng nhất với 1 loạt tác phẩm đối thoại, trong đó viết những vấn đề triết học được thảo luận, bởi Plato có tư duy bảo thủ, nên đôi khi ông khiến các nhà thông thái càng bất mãn với chính phủ hơn sau khi đàm đạo với ông. Ông đặc biệt bối rối với ý kiến: “con người là thước đo cho mọi thứ, và con người không thể nào biết được thần thánh có thực sự tồn tại hay không”. Nhưng những người luôn bảo thủ giống như Plato và chính ông luôn muốn phá bỏ tư tưởng cũ, đơn giản bằng cách dạy họ rằng con người cần sử dụng trí tuệ của mình và đưa ra kết luận dựa trên quan sát và suy luận. Cuối cùng thì đây là điều, Socrates, thầy ông đã dạy.
– Socrates, nhà thông thái nổi tiếng nhất, thắc mắc về các vị thần: Plato rất yêu quý Socrates, chắc hẳn là nhà thông thái nổi tiếng nhất. Dù bản thân ông không muốn nhận danh tiếng đó. Ông cũng không nhận tiền công dạy như các nhà thông thái khác. Socrates thích tranh luận với những đồng môn Atens và làm cho họ nhận ra những quan niệm cũ của họ là sai lầm. Socrates luôn thắc về những điều mà người bình thường luôn cho là lẽ tất nhiên. Trên hết ông thắc mắc về 1 số vị thần mà đồng bào ông đều tin tưởng. Nghệ thuật Hy Lạp được phủ đầy hình ảnh các vị thần. Các vị thần, Những người cũng bắt cóc, dối trá, trộm cắp, lừa đảo và đánh giết bất chấp công lý. Nếu những điều này là tính xấu của con người làm sao nó lại tốt với các vị thần? Do vậy tốt hơn hết là lắng nghe lương tâm của mình. Lắng nghe tiếng nói bên trong mách bạn đâu là lẽ phải và nếu bạn không biết hãy tự hỏi bản thân và những người khác nữa cho đến khi tìm ra. Giờ đây lối suy nghĩ tự do này, thực sự làm các nhà thông thái Aten lúng túng, bởi thành phố họ đang có biến động.
Aten đang có chiến tranh và họ đang thua. Vào giữa TK V TCN (^450 BC), Athen đã trở thành 1 đế chế. Các thành bang của nó rãi rác khắp biển Aegean. Sự mở rộng này dẫn tới 1 loạt các cuộc chiến. Đỉnh điểm là cuộc chiến Peloponnesian giữa Aten và vùng Peloponnesus ở phía Nam. Năm 431 TCN, Aten bị tấn công bởi thành bang láng giềng Sparta và đi đến kết thúc hòa. Thay vì dừng ở đó, họ theo đuổi 1 cuộc chiến táo bạo ở Sicile để mở rộng lãnh thổ và bị đánh bại thảm khốc năm 431 TCN. Mất khoảng 200 tàu chiến và 4.500 lính. Thương vong của dân thường và các thành bang đồng minh thì gấp 10 lần như thế. Và cuộc chiến vẫn kéo dài đến thập kỷ kế tiếp. Đây là cách mà nhà sử học Thucydides đã tham gia cuộc chiến mô tả: cuộc chiến Peloponnesian dài lê thê, những thảm họa mà người Hy Lạp chưa từng biết đến trong những giai đoạn lịch sử tương tự. Chưa bao giờ nhiều thành phố bị tàn phá và chiếm giữ như thế. Một số bởi những kẻ man di, số khác do chính người Hy Lạp. Và nhiều thành trong số đó lấp đầy người ngoại bang sau khi bị chúng chiếm giữ. Không khi nào mà chết chóc, đầy ải lại phổ biến như thế, kể cả khi có giao tranh hay nội chiến. Cuộc chiến vô tận và đẫm máu. Gây ra những cuộc nổi loạn trên khắp đế chế Aten, cho đến khi Aten bị đánh bại 404 TCN. Vào năm đó, Aten bị ép đầu hàng không điều kiện trước Sparta. Những bức tường thành Aten sụp đổ.
Chính lúc đó, dưới vực thẳm tuyệt vọng, ông già quỷ quái Socrates vẫn bảo người Atens đặt câu hỏi với mọi thứ. Vào lúc mà tất cả những gì họ làm là liếm láp vết thương, chứ không phải xát muối lên nó. Và sau hàng thập kỷ không được tha thứ và bị coi như là 1 kẻ phiền toái lập dị. Năm 399 TCN, Socrates bị đưa ra xét xử về tội phản nghịch làm hỏng giới trẻ. Mà thực ra, là vì tội hỏi quá nhiều câu hỏi khó chịu, trong lúc xã hội biến động. Đó là cách con người TK 18 giải thích cái chết của Socrates. Bị kết án bởi 1 cuộc bỏ phiếu kín theo ý muốn của ông. Bị xử đi đày, nhưng lại thích cái chết bằng thuốc độc hơn như 1 người tự nguyện chết để được tự do đặt câu hỏi.
– Cicero: 300 năm sau cái chết Socrates, Cicero, 1 chính khách Roma nói rằng Socrates đã mang triết học từ thiên đàng xuống, nhưng bởi vì giật nó từ tay thánh thần, đã góp phần mang khủng hoảng tới với tôn giáo Hy Lạp nhanh hơn. Bạn có thể định nghĩa đại khái khủng hoảng là sự ngờ vực nền tôn giáo toàn dân. Mỗi thành bang có vị thần riêng và có luật riêng. Tôn kính vị thần và tuân thủ luật thành bang mình là nghĩa vụ công dân, 1 phần nghĩa vụ mỗi thành viên của nền chính trị. Nhưng cả thánh thần và luật pháp không nói nhiều về đạo đức hay về công lý thực sự. Bỏ ngỏ câu hỏi về tâm hồn hay điều xảy ra với tâm hồn sau khi chết. Đó là vấn đề mà Socrates và các nhà thông thái khác đã quan tâm nhiều nhất. Trách nhiệm đầu tiên là tuân theo luật pháp hay tuân theo lương tâm chính mình? Nếu chung và riêng xung đột? Anh nên làm gì? Cá nhân hay tập thể cái nào quan trọng hơn? Không 1 câu hỏi nào trong số này dễ trả lời. Điều lạ là những câu hỏi này không có thì thôi. Một khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi, sẽ rất khó dừng lại. Có thể sẽ kết thúc bằng việc nghi ngờ chính thần thánh.
– Nghi ngờ chính thần thánh (chỉ là do con người nghĩ ra)
Ví dụ, vị thần truyền thống như Athena, có mối liên hệ không thể tách rời khỏi thành phố, việc tôn thờ có liên hệ luật lệ thành bang. Vì thế các vị thần ở các thành phố khác nhau phải khác nhau, bởi mỗi thành phố có luật riêng. Điều đó có nghĩa các vị thần như Poseidon, chỉ quan trọng tương đối không tuyệt đối. Vậy thế nào là vị thần có quyền lực tương đối? Triết gia Xenophanes nói “Con người tin rằng thần thánh cũng được sinh ra. Họ cũng có giọng nói, thân thể và quần áo như con người. Nhưng nếu mà bò, ngựa hay mà có tay có thể vẽ như con người, chúng sẽ vẽ vị chúa của chúng có hình hài như chúng. Tương tự vị thần của người Ethiopi sẽ có mũi hếch và tóc đen; thần của người Thracia sẽ có mắt xám và tóc đỏ” Hơn nữa, nếu bạn nhìn ra phố, sẽ thấy người xấu thì giàu có, người tốt đôi khi phải chịu bất công. Do vậy, mọi thứ chỉ là ngẫu nhiên, chẳng có thần thánh nào cả. Hoặc là các vị thần đó đều bẩn thỉu, ngu ngốc và bất chính với chút ít khả năng hài hước.
Các vị thần Hy Lạp đặc biệt thích thử nghiệm trên các nạn nhân vô tội, như Oedipus này, bị bỏ rơi lúc mới sinh, bị các vị thần sắp xếp giết chính cha mình và sau đó kết hôn với mẹ mình. Làm sao bạn có thể kính trọng những vị thần bất minh như vậy? Tất cả những gì bạn có thể là hối lộ cho họ, hoặc ru ngủ cho họ bằng hy sinh hay cầu nguyện, “Dù Chúa có hiện hữu hay không, họ cũng không quan tâm đến con người”. Một loạt câu hỏi hóc búa khác về trật tự thế giới cũng cần được giải đáp.
– Lý giải khoa học mọi hiện tượng, không phải do thần thánh tạo ra:
Những triết gia tự nhiên, nhà vật lý, lý giải về tạo hóa.
+ Sinh học: Từ thế kỷ thứ VI TCN, triết gia Anaximander nói, cá là tổ tiên của loài người, chúng ta có nguồn cội từ nước và đã tiến hóa qua nhiều giai đoạn. Xenophanes, mất 475 TCN, chú ý tới các hóa thạch, khá thông hiểu nó là cái gì. Hippocrates đã lập ra 1 trường Y học, chữa “căn bệnh thần thánh” (bệnh động kinh) “Tôi không tin “căn bệnh thần thánh” này thiêng liêng hay linh diệu hơn những căn bệnh khác, nó có những đặc trưng riêng và 1 nguyên nhân rõ ràng.
+ Toán học: Nhà Toán học Thales học tập môn hình học, số học và thiên văn học từ người Babylon, Ai Cập và hoàn thiện nó. Họ phát hiện ra ứng dụng quy luật hình học, có thể xác định vị trí tàu trên biển và các ngôi sao trên trời, giúp chia vạch đồng hồ mặt trời chính xác hơn. Chính Thales đã dự báo Nhật thực năm 585 TCN.
Ông hộ tống nhà vua Croesus xứ Lydia trong vai trò kỹ sư kiêm cố vấn quân đội, và ông đã chuyển hướng cả 1 dòng sông. Các kỹ sư ở TK VI ở Samos, đã sử dụng hình học để xây dựng 1 đường hầm dài 1/3 dặm, dẫn nước qua ngọn núi. Nghiên cứu mới vẫn tiếp tục. Họ nghĩ, Chân lý chung của Toán học, có thể đưa ra mô hình thiên nhiên không tuổi cũng như 1 kim tự tháp vậy. Plato nghĩ có 1 thế giới vĩnh hằng của ý tưởng, ta mới chỉ thấy bóng dáng méo mó của nó ở “thế giới thực” này. Lý thuyết này mãi mãi ám ảnh các nhà triết học. Cùng lúc đó, các nhà duy vật đặt ra câu hỏi: cái gì đằng sau sự sống. Có phải mọi thứ bắt nguồn từ lửa hay nước…. Chu kỳ của các thiên thể hoàn hảo, bất biến. /.
Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây
Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.
GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles