23/05/2018, 18:45

Lễ hội Ánh sáng của đạo Hindu có nguồn gốc như thế nào?

(Hình minh họa) Deepawali hay Diwali là lễ hội lớn nhất của người Hindu, được biết đến với cái tên Lễ hội Ánh sáng (Deepavali có nghĩa là chùm tia sáng). Lễ hội thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Và trong khoảng thời gian này, cả đất nước Ấn Độ tràn ngập trong ánh sáng rực rỡ huy ...

(Hình minh họa)

Deepawali hay Diwali là lễ hội lớn nhất của người Hindu, được biết đến với cái tên Lễ hội Ánh sáng (Deepavali có nghĩa là chùm tia sáng). Lễ hội thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Và trong khoảng thời gian này, cả đất nước Ấn Độ tràn ngập trong ánh sáng rực rỡ huy hoàng. Diwali là ngày hội tôn vinh cuộc sống tươi đẹp.

Theo lịch Hindu, mỗi tháng trong năm được chia làm 2 nửa: nửa sáng là khi mặt trăng tròn dần và trở nên viên mãn, và nửa tối là khi trăng khuyết. Lễ hội Diwali bắt đầu từ ngày thứ 14 của nửa tối tháng 10 hoặc tháng 11.

Nguồn gốc ngày hội

Diwali được coi là bắt nguồn từ ngày hội mùa của người Ấn Độ cổ. Tuy nhiên, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của lễ hội này. Một vài người tin rằng đây là lễ hội mừng cuộc kết hôn của Lakshmi và Thánh Vishnu. Ở Bengal thì Diwali lại là ngày hội thờ thánh mẫu Kali, vị thần sức mạnh. Một vài gia đình lại thờ thánh Lord Ganesha, vị thánh đầu voi, biểu tượng cho trí tuệ và sự thịnh vượng. Nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là truyền thuyết về sự trở về của anh hùng Rama trong sử thi nổi tiếng của Ấn Độ Ramayana cùng vợ Sita sau 14 năm lưu đày. Trong niềm vui khôn xiết, người dân Ayodhya đã thắp sáng cả kinh thành của Rama với những chiếc đèn dầu bằng đất nung gọi là diya và nổ pháo.

Bốn ngày lễ hội

Mỗi một ngày của lễ hội Diwali có một truyền thuyết và một thần thoại riêng. Ngày đầu của lễ hội là Naraka Chaturdasi đánh dấu sự chiến thắng ác quỷ Naraka của thánh Krishna và Satyabhama. Ngày thứ 2 Amavasya thờ Lakshmi, nữ thần của cải với lòng nhân từ đã đáp ứng lời nguyện cầu của những người sùng đạo. Ngày thứ 2 còn tưởng nhớ về Thánh Vishnu, người đã diệt trừ được kẻ bạo ngược Bali và tống hắn xuống địa ngục. Bali được phép trở về trần gian mỗi năm một lần, với nhiệm vụ thắp sáng hàng nghìn cây đèn xua tan bóng tối và sự ghẻ lạnh. Ngày thứ 3 của lễ hội Kartika Shudda Padyami là ngày Bali được ra khỏi địa ngục và trị vì cả trái đất theo ân huệ thánh Vishnu đã ban cho.

0