23/05/2018, 18:44

Bệnh thiếu Vitamin A ở gà?

Ảnh minh họa I. NGUYÊN NHÂN - Do khẩu phần ăn thiếu vitamin A. - Có tác nhân gây oxy hóa vitamin A trong thức ăn làm mất tác dụng của vitamin A. - Nhầm lẫm trong khi trộn thức ăn và trộn không đồng đều. - Có những bệnh xen kẽ như cầu trùng và giun sán làm giảm khả năng ...

Ảnh minh họa

I. NGUYÊN NHÂN

- Do khẩu phần ăn thiếu vitamin A.

- Có tác nhân gây oxy hóa vitamin A trong thức ăn làm mất tác dụng của vitamin A.

- Nhầm lẫm trong khi trộn thức ăn và trộn không đồng đều.

- Có những bệnh xen kẽ như cầu trùng và giun sán làm giảm khả năng hấp thu vitamin A.

II. TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng thiếu hụt vitamin A ở gà phụ thuộc vào hàm lượng vitamin A có trong thức ăn thiếu vitamin A.

+ Ở gà con: Triệu chứng xuất hiện trong vòng 2-3 tuần tuổi. Đặc biệt ở gà con nở từ trưngs của gà mẹ được nuôi dưỡng thiếu vitamin A.

- Gà con chảy nước mắt do màng kết mạc bị viêm chất đậu tập trung ở túi kết mạc (mắt có ghèn).

- Sau đó gà bị mù do biểu mô giác mạc bị sưng hóa.

- Mũi chảy nước do niêm mạc đường hô hấp bị viêm.

- Gà chậm lớn, đi lại run rẩy.

- Lông xù xơ xác, da chân, mỏ nhợt nhạt, mào khô hoặc teo quắt lại.

- Triệu chứng thần kinh đôi khi xuất hiện, biểu hiện đi lại thất thểu hoặc bại liệt.

+ Ở gà đẻ:

- Giảm đẻ, tỷ lệ nở thấp.

- Trong trứng có những điểm máu và lông đỏ nhợt nhạt.

- Kết mạc và giác mạc khô.

- Chân da, mào, tích nhợt nhạt và khô.

III. BỆNH TÍCH

+ Mổ khám họng bị kitin hóa (sừng hóa) và có mụn màu trắng trong miệnh, hầu, thực quản.

- Thận nhợt nhạt, các ống thận nhỏ và bể thận chứa đầy urat trắng.

- Tim có hiện tượng phù to vùng tâm thất.

- Mề giãn to và nhão,

- Diều, ruột bị viêm Cata.

- Túi Fabricius dãn to do tích đầy urat hoặc chất ngoại xuất nhầy trắng.

- Trong phủ tạng có thể có chất urat trắng bao phủ trên bề mặt như rắc bột.

+ Tổ chức bệnh lý học:

Trong đường hô hấp, niêm mạc tuyến, lông mao và các tế bào mô hình trụ thay thế bằng những lớp biểu mô hóa sừng hình vẩy.

IV. CHẨN ĐOÁN

- Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng trên.

- Định lượng vitamin A trong thức ăn.

- Định lượng vitamin A trong huyết thanh (mức bình thường của gà khỏe là 100- 150 UI/ml máu. nếu dưới mức độ đó là thiếu).

- Dùng vitamin A điều trị để chẩn đoán.

V. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn theo định lượng:

- Gà con: 9.000- 15.000 UI/kg TĂ.

- Gà giò: 7.500 -10.000 UI/kg TĂ.

- Gà đẻ: 10.000 -15.000 UI/kg TĂ.

Hoặc tính theo con mỗi ngày cần từ 10-20 UI.

* Trên thị trường có những loại premix có chứa vitamin A, D, E dùng pha nước uống hay trộn thức ăn thường xuyên để phòng bệnh như sau:

- Viplus (Pháp) thành phần gồm vitamin A, D3, E liều dùng pha 1g/lít nước uống hoặc trộn thức ăn tỷ lệ 0,2% (0,2 kg/100kg TĂ).

- Convit (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, K3, E, B2, B12, B3, B5, Colistin. Liều dùng pha 1g/lít nước uống.

- Polymicrine (Pháp) thành phần gồm: vitamin D3, E, PP, B1, B6. Liều dùng  tiêm bắp cho gà, vịt đẻ liều 0,5cc/lần/con/tháng. Hoặc pha nước uống cho gà con và gà giò 1cc/lít nước.

- Vitamin -200 (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B12, Biotin B3, B2, B5, B1, B6, Chlorinde, Choline, Fe, I, Mn, Zn, Ca, P. Liều dùng trộnt hức ăn tỷ lệ 0,5% (0,5 kg/100kg TĂ).

- Vitamin & Electrolytes (Mỹ) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B2, B5, axit folic. Liều dùng pha nước uống 1g/2lít. Hoặc trộn thức ăn tỷ lệ 0,1% (0,1 kg/100kg TĂ).

- SHELLAID (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, K, C, B1, Zn, Ca, Na. Liều dùng trộn thức ăn tỷ lệ 0,1% (0,1 kg/100kg TĂ).

- Embavit (Anh) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B1, B2, B6, B5, B3 và Biotin. Liều dùng trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,3-0,4%.

- Vitaperos (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B6, B12, K3, B3, Biotin và đường Lactoza. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,01-0,02%. Hoặc hòa nước uống 1g/3-5 lít nước.

- Polyvit (Pháp) thành phầm gồm: vitamin A, D2, E, B1, B2, B6, B12, C, K3, B5, axit folic và Methionin. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,01-0,02% (1-2g/10kg TĂ) hoặc pha nước uống 1g/3-5 lít nước.

- Vitamix (Canada) thành phần gồm: vitamin A, D3, K, B2, B3, B5, B6, B12, Biotin, Na. K, đường Dextrose. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,2-0,3%. Hoặc hòa nước uống 1-2 g/lít nước.

- Phylasol (Hungari) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B1, B2, B3, B12 và Methionin. Trộn thức ăn tỷ lệ 0,03-0,04% (3-4 g/10kg TĂ) hoặc nước uống 1g/2lít nước.

- Konvit Neo (Tiệp) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B6, B12, C, K3, B3, B5, Biotin. Trộn thức ăn tỷ lệ 2-4%.

- Helmix (Đức) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B2, B6, B3, B12, K, Biotin, axit folic, Choline, Chloride, Co, Fe, I, Mn, Zn, Se và Methionin. Trộn thức ăn tỷ lệ 0,25% (0,25kg/100kg TĂ).

- Merck (Đức) thành phần gồm: vitamin A, D3, E. Pha nước uống 1cc/2-5 lít nước uống.

- ADE (Mỹ) thành phần gồm: vitamin A, D3, và E. Pha nước liều 1-2 g/lít nước uống.

VM 505 (Mỹ) thành phần gồm: vitamin A, D3, E và các vitamin khác. Pha nước uống liều 1g/2-4 lít.

b, Trị bệnh

- Dùng liều phòng bệnh tăng gấp 2-3 lần, liên tục trong 3-5 ngày.

Lưu ý: Khi dùng quá liều vitamin A, gà có biểu hiện triệu chứng mệt mỏi, đỡ đàn, bỏ ăn. Nếu kéo dài sẽ giảm tăng trọng vì: Vitamin A dư làm cho gan bị phù, nổi gai nên tiêu hóa kém. Khi gà biểu hiện mệt mỏi, kém ăn phải ngừng dùng vitamin A ngay lập tức. Trong thực tế nhiều người nuôi gà đẻ dùng Premix có vitamin A trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Sau đó lại tiêm thêm vitamin ADE (1cc/5-10 con) thì thấy gà bỏ ăn. Lý do là thừa vitamin A.

0