23/05/2018, 15:03

Lập kế hoạch thức ăn cho lợn nái

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái Cần cho ăn đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai phát triển. Thời gian chửa của lợn nái chia thành 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa trên mức độ phát triển của bào thai: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chửa Giai đoạn 1 : ...

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn náiNhu cầu dinh dưỡng của lợn nái

Cần cho ăn đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai phát triển. Thời gian chửa của lợn nái chia thành 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa trên mức độ phát triển của bào thai:

Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chửa

Giai đoạn 1: (Từ khi phối giống đến ngày chửa thứ 84): Lượng thức ăn cần cho giai đoạn này ở mức trung bình vì tốc độ phát triển bào thai còn chậm

Giai đoạn 2: (Từ ngày chửa thứ 85 cho đến khi đẻ): Lượng thức ăn cần cho lợn nái chửa tăng lên khoảng 25 – 30% so với giai đoạn 1 để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi bào thai phát triển. Thời kỳ này bào thai lớn nhanh, khối lượng bào thai đạt 65-70% khối lượng lợn con sơ sinh

Nhu cầu dinh dưỡng cho nái nuôi con

– Thức ăn cho nái nuôi con cần giàu dinh dưỡng hơn thức ăn cho lợn nái hậu bị và nái chửa. Cần tăng cả về số lượng và chất lượng thức ăn cho nái. Khẩu phần thức ăn cho nái đẻ phụ thuộc vào số lượng lợn con theo mẹ và thể trạng của nái mẹ

– Lượng thức ăn cho lợn nái đẻ sau tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho nái ăn theo khả năng, không hạn chế.

– Nái nuôi từ 5 – 7 con: Có thể cho ăn 2 – 3 kg/ngày/con

– Nái nuôi từ 8 – 10 con: Có thể cho ăn 3,5 – 4 kg/ngày/con

– Cho nái ăn 4-5 bữa/ngày sẽ giúp lợn ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn nhiều vào buổi sáng sớm và chiều muộn, hạn chế cho ăn nhiều vào buổi trưa nóng.

Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn nái

Với chăn nuôi hữu cơ, thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc tù thiên nhiên, không sử dụng các loại thức ăn bổ sung, các hoocmon tăng trưởng, chất kích thích và bất kỳ một loại hóa chất nào.

Thức ăn là sản phẩm của trồng trọt hữu cơ, tốt nhất là cơ sở chăn nuôi tự sản xuất với các tiêu chí như sau:

-Không sử dụng cám tổng hợp có bán sẵn trên thị trường vì nguyên liệu được các công ty sử dụng như ngô, đậu tương là sản phẩm nhập khẩu có biến đổi gen

-Gia đình tự trộn các nguyên liệu như cám gạo, ngô nghiền, bột đậu tương, bột cá… Thức ăn không được để lưu cữu, ẩm mốc

-Nguồn thức ăn: Do gia đình tự sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Ở lứa đầu tiên, nếu thiếu, nông dân có thể đi mua một phần từ bên ngoài tại các chợ địa phương nhưng phải đảm bảo các nguồn nguyên liệu được sản xuất theo chương trình bền vững (IPM) giàu năng lượng không phải là sản phẩm biến đổi gen. Cho phép 20% nguyên liệu thức ăn là sản phẩm thông thường

-Có thể cho lợn ăn vitamin có nguồn gốc tự nhiên từ các nguồn rau xanh được gia đình trồng và quản lý trên các diện tích khác nhau

Lập khẩu phần ăn cho lợn nái

Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho lợnTiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn Cách tính lượng thức ăn trong ngàyCách tính lượng thức ăn trong ngày Quy đổi lượng thức ăn chăn nuôi trong ngày cho 1 lợnQuy đổi lượng thức ăn chăn nuôi trong ngày cho 1 lợn

Như vậy tùy theo trọng lượng cơ thể mà mức ăn phục vụ cho các hoạt động thông thường của lợn nái là khác nhau. Do đó mức ăn cho lợn tùy thuộc vào giống, trọng lượng cơ thể và giai đoạn phát triển của lợn nái. Trên thức tế các giống lơn nội thường có mức ăn như sau: Mức ăn cho lợn nái chửa giống nộiMức ăn cho lợn nái chửa giống nội Mức ăn cho lợn nái nuôi conMức ăn cho lợn nái nuôi con

Lịch cho lợn ăn

Tùy theo giai đoạn mang thai mà có thể cho ăn theo lịch khác nhau. Giai đoạn hậu bị và chửa kỳ 1, cho ăn 1 ngày 2 bữa.

Giai đoạn chửa kỳ cuối và nuôi con cho ăn ngày 3 bữa.

 

0