23/05/2018, 15:03

Tìm hiểu hệ cơ của động vật

Vị trí, cấu tạo của cơ vân. + Vị trí của cơ vân: – Cơ vân bám vào xương và là bộ phận vận động chủ động. Khi cơ co sinh ra công và lực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di chuyển vị trí trong không gian. -Cơ vân bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con ...

Vị trí, cấu tạo của cơ vân.

+ Vị trí của cơ vân:

– Cơ vân bám vào xương và là bộ phận vận động chủ động. Khi cơ co sinh ra công và lực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di chuyển vị trí trong không gian.

-Cơ vân bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con vật.

– Cơ vân tạo nên 36 – 45% trọng lƣợng cơ thể, là nguồn (thịt) thực phẩm quan trọng nhất.

– Khi cơ co một phần năng lƣợng chuyển thành nhiệt tạo nên thân nhiệt ổn định của cơ thể.

+ Cấu tạo của cơ vân:

Cắt ngang một cơ ta thấy các phần cấu tạo sau:

– Màng bọc ngoài: là tổ chức sợi liên kết màu trắng bọc ngoài phần thịt.

– Trong là nhiều bó cơ: mỗi bó chứa nhiều sợi cơ được bao bọc bởi màng bọc trong. Mỗi sợi cơ do nhiều tế bào
cơ tạo thành.

Hoạt động sinh lý của cơ vân

Tính đàn hồi

Khi cơ bị kéo thì dài ra, khi hết lực kéo thì cơ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, tính đàn hồi của cơ không tỷ lệ thuận với lực kéo. Ví dụ: khi bị kéo với một lực quá lớn thì cơ có thể bị đứt hoặc không trở lại vị trí ban đầu đƣợc nữa.

Tính cường cơ

Khi con vật không vận động nhưng một số cơ vân vẫn luôn ở trọng trạng thái co rút nhất định, gọi là sự cường cơ, vì vậy mà các bộ phận của cơ thể có thể nghỉ ngơi một cách tương đối. Tính cường cơ do thần kinh vận động điều
khiển, nhờ vậy cơ thể giữ được hình dạng nhất định và duy trì được thân nhiệt.

Tính cảm ứng

Khi bị kích thích cơ sẽ phản ứng lại bằng cách co rút, tức là cơ chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hưng phấn. Các tác nhân kích thích có thể là:

– Kích thích cơ học: sự châm chích, va đập…

– Kích thích nhiệt: nóng, lạnh…

– Kích thích hóa học: tác dụng của các chất hóa học axit, bazơ…

– Kích thích điện: do tác dụng của dòng điện một chiều hoặc xoay chiều…

– Kích thích sinh lý: Các yếu tố kích thích vào cơ quan cảm giác như mắt, mũi, tai…

Sự mệt mỏi của cơ

Cơ cũng như các cơ quan tổ chức khác, sau một thời gian dài làm việc sẽ trở nên mệt mỏi. Vì cơ đã sử dụng hết năng lượng và các chất dinh dưỡng, đồng thời sản sinh ra CO2 và axit lactic.

Các chất này tích tụ trong cơ làm đông vón các protein nên cơ co c ứng lại, do đó co rút yếu dần. Axit lactic tác động vào đầu mút thần kinh làm cho cơ nhức mỏi.

Nguồn năng lượng của cơ

Năng lượng của cơ có được do quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng ở trong cơ (do mạch máu mang đến). Sự biến đổi các chất này (chủ yếu là glycogen) sẽ sinh ra các chất đơn giản hơn và giải phóng ra năng lượng.

Như vậy, khi cơ co rút sẽ sinh ra năng lượng dưới dạng công, nhiệt, điện năng. Trong phản ứng trên 1/4 năng lượng sinh ra để co cơ còn 3/4 năng lượng sinh ra nhiệt. Vì thế, khi vận động hoặc lao động cơ thể sẽ nóng lên.

Sinh lý vận động

Vận động là một trong những hoạt động sinh lý quan trọng nhất của cơ thể động vật do cơ và xương cùng thực hiện, có các loại hình vận động sau.

– Đứng: là tư thế bình thường của cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Khi đứng các đốt ngón của chi đều chạm đất. Các cơ tứ chi giữ ở trạng thái trương lực thường xuyên (cơ co) để chống đỡ sức nặng của cơ thể.

– Vận động chạm đất: là các vận động nằm, đứng dậy, đứng thẳng, nhảy khi giao phối, tất cả các vận động trên đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và là những phản xạ liên hoàn phức tạp.

– Di động trên mặt đất bao gồm các vận động thay đổi vị trí trong không gian như đi, chạy, nhảy…

– Đi: là chuỗi phản xạ phức tạp. Khi đi các chi trước và chi sau của hai bên phải, trái phối hợp vận động chéo nhau theo một trình tự nhất định, mà cụ thể là:

Trong khi chân trước trái và chân sau phải chống đỡ thể trọng cơ thể thì chân trước phải và chân sau trái bước về phía trước, sau đó đổi ngược lại. Nhờ đó mà toàn thân di chuyển đƣợc về phía trƣớc. Như vậy bước đi có hai giai đoạn: giai đoạn chống đỡ và giai đoạn bước lên trước.

– Đi nhanh: giống như đi, song tần số vận động tăng, thời gian thực hiện mỗi giai đoạn ngắn hơn.

– Chạy: khi chạy hai chân trước hoặc hai chân sau đồng thời vận động.

– Nhảy: động tác nhảy chia làm 4 giai đoạn: chạy, rời mặt đất, vượt và tiếp đất. Khi bắt đầu thì hai chân trước rời mặt đất, đầu, mình, hai chân sau thẳng sau đó bay bổng lên vượt qua chướng ngại vật. Khi tiếp đất đầu ngẩng lên trên, chân duỗi thẳng để chống đỡ sức nặng cơ thể.

0