Giải phẫu hệ tiêu hóa động vật
Miệng Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng. + Môi: gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép. Xung quanh môi có lông xúc giác. Dê ...
Miệng
Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.
+ Môi: gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép. Xung quanh môi có lông xúc giác. Dê và ngựa có môi dài, linh hoạt dễ cử động, dùng để lấy thức ăn.
+ Má: Má kéo dài từ hàm trên xuống hàm dưới và taọ thành mặt bên của xoang miệng. Má đẩy thức ăn vào giữa hai mặt răng khi nhai. Ở loài nhai lại, niêm mạc má có những gai thịt nhọn hướng vào bên trong.
+ Vòm khẩu cái (khẩu cái cứng): là phần ngăn cách giữa xoang mũi (ở trên) và xoang miệng (ở dưới), nằm sau môi trên, giữa hai hàm trên. Cấu tạo là mô sợi bị sừng hóa. Ở chính giữa có đường sọc dọc, hai bên là 15 – 20 gờ ngang. Vòm khẩu cái làm điểm tựa cho lưỡi khi nuốt.
+ Màng khẩu cái (khẩu cái mềm): là màng mỏng giống đầu lá cây do niêm mạc khẩu cái tạo thành, nằm ngăn cách giữa miệng (ở trước) và yết hầu ở phía sau. Màng này hạ xuống khi thở, uốn cong lên trên về phía sau để đóng kín đường lên mũi khi nuốt.
+ Lưỡi: Lưỡi giống một hình khối tháp dẹp nằm trong miệng giữa hai xương hàm dưới. Lưỡi chia làm hai phần và ba mặt:
– Gốc lưỡi ở phía sau được gắn chặt vào xương lưỡi trước yết hầu.
– Thân và đỉnh lưỡi ở phía trước có thể cử động tự do.
– Mặt lưng lưỡi (ở trên) phủ bởi niêm mạc có 4 loại gai: gai hính sợi để xúc giác, gai hình nấm, gai hình đài và gai hình lá làm nhiệm vụ vị giác. Hai bên mặt lưỡi trơn nhẵn có các gai nhọn là nơi đổ ra của ống dẫn nước bọt của tuyến dưới lưỡi.
– Cấu tạo: lưỡi chính là một khối cơ gồm nhiều bó sợi sắp xếp theo nhiều chiều hướng khác nhau khó tách rời.
– Tác dụng: lấy thức ăn (ở trâu bò), và đưa thức ăn vào thực quản và phát ra âm thanh.
+ Răng: là bộ phận cứng nhất trong xoang miệng dùng để cắt, xé và nghiền nát thức ăn. Tùy theo chức phận có thể chia làm 3 loại răng: Cấu tạo răng gia súc
– Răng cửa (C) mỏng dẹt, có một chân răng để cắt, cắn thức ăn. Loài nhai lại không có răng cửa hàm trên thay vào đó là phiến sừng chắc khỏe.
– Răng nanh (N) hình tháp, chắc khỏe, nhọn, dùng để xé thức ăn. Loài nhai lại không có răng nanh. Một số loài chỉ có con đực có răng nanh.
– Răng hàm: Chia thành răng hàm trước (HT) và răng hàm sau (HS), có 2 – 3 chân răng cắm vào trong xương hàm. Chức năng của răng hàm là nghiền nát thức ăn.
Hình thái và cấu tạo răng:
Mỗi răng chia làm 3 phần: vành, cổ và chân răng.
+ Vành răng là phần trắng nhô ra ngoài xương hàm.
+ Cổ răng là phần tiếp giáp xương hàm được lợi ôm lấy chân răng (rễ răng) cắm vào trong xương hàm, bên trong chứa tủy răng.
+ Răng được cấu tạo bởi: ngà răng giống như xương chắc. Men răng cứng nhất bao bọc bằng ngà răng làm răng trắng bóng. Vỏ răng giống như xi măng nằm ở kẽ hai răng. Tủy răng nằm trong ống tủy ở chân răng chứa mạch máu.
Hầu
Là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi. Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản.
Thực quản
Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ, ngực và bụng.
– Đoạn cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườn số 1), 2/3 phía trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song bên trái khí quản.
– Đoạn ngực: thực quản đi lên khí quản, giữa hai lá phổi đến cơ hoành.
– Đoạn bụng: sau khi xuyên qua cơ hoành, thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái đổ vào đầu trái dạ dày.
– Cơ thực quản: lớp cơ ở thực quản khác nhau tùy loại gia súc. Sơ đồ toàn bộ bộ máy tiêu hóa của bò
1. Lưỡi, 2. Tuyến nước bọt dưới lưỡi, 3. Xương hàm dưới, 4. Thanh quản, 5. Yết hầu, 6. Khí quản, 7. Thực quản, 8. Túi mật, 9. Ống mật chủ, 10. Gan, 11. Dạ tổ ong, 12. Lỗ thượng vị, 13. Dạ lá sách, 14. Dạ múi khế, 15. Không tràng, 16. Kết tràng gấp hình lá bún, 17. Manh tràng, 18. Trực tràng, 19. Đầu sau túi phải dạ cỏ, 20. Kết tràng, 21. Túi trái dạ cỏ, 22. Tá tràng, 23. Tuyến tụy, 24. Rốn gan.
Ở ngựa: đoạn cổ và nửa trước đoạn ngực là cơ vân, nửa sau đoạn ngực và đoạn bụng là cơ trơn.
Ở lợn: đoạn cổ và ngực là cơ vân, đoạn bụng là cơ trơn.
Ở trâu bò, chó, mèo suốt chiều dài đều là cơ vân.
Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa. Tùy loài gia súc khác nhau dạ dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Dạ dầy ở gia súc gồm hai loại dạ dày: Dạ dầy đơn (người, lợn, chó, mèo…) và dạ dày kép (trâu, bò, dê, cừu ..)
Dạ dày đơn
+ Vị trí, hình thái:
Dạ dày là túi chứa thức ăn, hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành và gan, trước khối ruột, hơi lệch về bên trái bụng, khoảng xương sườn số 6 – 12. Dạ dày có hai đầu, hai cạnh và hai mặt.
– Đầu trái dạ dày thông với thực quản ở lỗ thượng vị.
– Đầu phải thon nhỏ thông với tá tràng qua lỗ hạ vị.
– Cạnh trên là đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau gan) và mặt sau cơ hoành.
– Cạnh dưới là đường cong lớn có màng treo gắn chặt vào dưới thành bụng. Niêm mạc dạ dày lợn
1.Lỗ thượng vị, 2. Túi mù, 3. Niêm mạc khu thực quản (khung tuyển), 4. Khu thượng vị, 5. Khu thân vị, 6. Khu hạ vị, 7. Lỗ hạ vị, 8. Tá tràng, 9. Đường cong nhỏ, 10. Đường cong lớn, 11. Đầu trái, 12. Đầu phải.
+ Cấu tạo:
Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:
– Lớp ngoài cùng: là tương mạc.
– Lớp giữa: lớp cơ trơn gồm: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa và cơ dọc ở
– Lớp trong: là niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu hóa và a xít clo hy dric HCl
+ Chức năng:
Tiêu hóa cơ học là chính (tích trữ, nhào trộn, nghiền nát thức ăn) một phần tiêu hóa hóa học (nhở men do tuyến dạ dầy tiết ra).
Dạ dày kép
Dạ dày kép ở loài nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, lạc đà…) nó chiếm nửa bên trái của xoang bụng, cấu tạo gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ múi khế.
+ Dạ cỏ:
To nhất trong số 4 túi, chiếm gần hết nửa trái bụng, dung tích 200 – 300 lít. Khi vật ăn no dạ cỏ sẽ áp sát lõm hông bên trái, nên có thể kiểm tra dạ cỏ ở lõm hông trái. Xoang bụng bò bên trái
1.Túi trái dạ cỏ, 1a. Đầu sau, 2. Túi phải dạ cỏ, 2a. Đầu trước, 3. Buồng trứng, 4. Sừng tử cung, 5. Thân tử cung, 6. Âm đạo, 7. Trực tràng, 8. Bóng đái, 9. Vú, 10. Dạ tổ ong, 11. Tim, 12. Thực quản, 13. Cơ hoành, 14. Phổi.
– Cấu tạo: gồm 3 lớp: lớp ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là niêm mạc, không có tuyến tiết dịch.
– Chức năng: là nơi chứa thức ăn tạm thời (rơm, cỏ…), thức ăn được lên men nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ trở nên mềm dễ tiêu hóa.
+ Dạ tổ ong:
– Là túi nhỏ như quả bưởi nằm dưới bên trái dạ cỏ, sau cơ hoành trên mỏm kiếm xương ức, khoảng sụn sườn 6 – 8 bên trái. Có rãnh thực quản chạy qua, phía trước thông với dạ cỏ, phía sau thông với dạ lá sách.
– Cấu tạo gồm 3 lớp: ngòai là tương mạc, giữa là lớp cơ trợn, trong là niêm mạc, bề mặt của niêm mạc có nhiều gấp nếp hình đa giác giống tổ ong.
– Chức năng của dạ tổ ong là sàng lọc ngoại vật và ợ đẩy thức ăn lên miệng nhai lại Dạ dày bò
1. Thực quản, 2. Tủi phải dạ cỏ, 3. Mặt thành, cạnh dưới túi phải, 4. Cạnh dưới túi phải, 5. Đầu trước túi phải, 6. Đầu sau, 7. Rãnh dọc, 8. Mặt trên túi trái, 9. Mặt trên túi phải, 10. Rãnh ngang, 11. Dạ tổ ong, 12. Dạ lá sách, 13. Đầu trước dạ múi khế, 14. Thân múi khế, 15. Đầu sau dạ múi khế, 16. Tá tràng.
+ Dạ lá sách:
Túi lớn thứ hai, tròn to như quả bóng, nằm bên phải dạ tổ ong, trước túi phải dạ cỏ, khoảng giữa xương sườn thứ 7 – 10 bên phải.
– Cấu tạo có 3 lớp: ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc, trên niêm mạc có các gấp nếp mỏng hình trăng lưỡi liềm (giống trang sách) xếp lại với nhau theo trật tự nhất định .
– Dạ có 2 lỗ: một lỗ thông với dạ tổ ong, một lỗ thông với dạ múi khế .
– Chức năng: nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại thành những lớp mỏng nhuyễn đưa xuống dạ múi khế.
+ Dạ múi khế:
– Là dạ dày tiêu hóa hóa học. Giống quả bí đao, dung tích 8 – 20 lít. Nằm dưới và sau dạ lá sách trên đường thẳng giữa bụng nối từ xương ức đến háng trong khoảng xương sườn số 9 – 13. Có hai lỗ thông: lỗ trước thông với dạ lá sách, lỗ sau (lỗ hạ vị) thông với tá tràng của ruột non
Niêm mạc: chia làm 3 khu: khu thượng vị có tuyến tiết dịch nhày, phần thân là khu thân vị niêm mạc màu hồng tạo thành 10 -15 nếp gấp dọc nhô cao giống như múi quả khế, có tuyến tiết dịch chứa men tiêu hóa, khu hạ vị có tuyến hạ vị tiết axit HCl.
Ruột
Ruột non
Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi manh tràng. Ở bò ruột non dài khoảng 30 – 40 m, đường kính 3 – 5 cm.
Ruột non lợn dài từ 10 – 12 m, đường kính 1 – 2 cm.
Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là:
– Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, dài 1 – 1.5 m thường bẻ cong hình chữ S (lợn, ngựa) hoặc hình chữ U (bò) gọi là quai tá tràng. Trên niêm mạc tá tràng có lỗ đổ ra của ống mật và ống dẫn tụy . Xoang bụng lợn bên trái
- Thùy trái gan, 1a. Thùy giữa gan, 2. Không tràng, 3. Manh tràng, 4. Đoạn đầu kết tràng, 5 và 5a. Kết tràng hình xoắn ốc, 6. Trực tràng, 7. Thận trái, 8. Bóng đái, 9. Tử cung, 10. Âm đạo, 11. Phổi trái, 12. Bao tim, 13. Cơ hoành, 14. Hạch lâm ba, 15. Bẹn nông.
– Không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày sát lõm hông trái (lợn), ở bò nó nằm phía sau và dưới bụng bên phải.
– Hồi tràng: dài từ 50 – 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già. Nó lồi vào bên trong lòng manh tràng gọi là van hồi – manh tràng
– Hình thái: ruột non có 2 đường cong:
+ Đường cong lớn tròn, trơn, tự do.
+ Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào. Màng treo ruột là nơi cho mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi vào ruột để nuôi dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan. Trên màng treo ruột có các hạch lâm ba.
– Cấu tạo:
Ngoài là lớp tương mạc.
Giữa là lớp cơ trơn gồm vòng trong, dọc ngoài, chéo giữa.
Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện
tích bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Niêm mạc ruột có các tuyến tiết dịch ruột chứa các men tiêu hóa: đạm, mỡ và bột đường…
– Chức năng: ruột non tiêu hóa hóa học, phân giải thức ăn thành những chất đơn giản nhất, hấp thụ qua các tế bào biểu mô vào máu và bạch huyết.
Ruột già
Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thông ra ngoài qua hậu môn, ruột già được chia làm 3 đoạn:
+ Manh tràng: là đoạn đầu của ruột già thông với ruột non ở đoạn hồi tràng .
+ Kết tràng: ở trâu bò nó cuộn lại thành 3 – 4 vòng tròn áp sát thành bụng bên phải. Ở lợn manh tràng cuộn lại thành 3 – 4 vòng xoắn ốc sau dạ dày, trước manh tràng, bên trái bụng. Xoang bụng, xoang chậu bò (bên trái)
- Túi phải dạ cỏ, 2. Dạ múi khế, 3. Tá tràng, 4. Không tràng, 5. Hồi tràng, 6. Manh tràng, 7. Đoạn đầu kết tràng, 8. Kết tràng hình lá bún, 9. Kết tràng trôi Trực tràng, 11. Gan, 12. Túi mật, 13. Tuyến tụy, 14. Bóng đái, 15. Thận phải, 16. Niệu đạo, 17. Tử cung, 18. Âm đạo, 19. Âm hộ, 20. Vú, 21. Động mạch chủ sau, 22. Tĩnh mạch chủ sau, 23. Cơ hoành.
+ Trực tràng: là đoạn ruột thẳng sau kết tràng, từ cửa xoang chậu đến hậu môn, trong xoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng đái, niệu đạo (ở con đực).
+ Cấu tạo ở ruột già: chia làm ba lớp:
Xoang bụng, xoang chậu bò (bên trái)
Ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc . Trong cùng là lớp niêm mạc. niêm mạc ruột già không có gấp nếp dọc, không có lông nhung nhưng có nhiều nang bạch huyết.
– Chức năng: chủ yếu là tái hấp thu nước và ép phân thành khuân đưa ra ngoài.
Các tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt
Gia súc có 3 đôi tuyến nước bọt đều ở vùng đầu, tiết ra nước bọt theo các ống dẫn đổ vào xoang miệng làm mềm thức ăn.
– Tuyến dưới tai: là tuyến hình tháp lộn ngược màu vàng nhạt nằm dưới tai và dọc theo cạnh sau nhánh đứng xương hàm dưới.
– Tuyến dưới hàm: nằm dưới tuyến dưới tai, kéo dài theo nhánh nằm ngang hàm dưới về trước. Ống dẫn nước bọt vào xoang miệng ở sau các răng cửa hàm dưới.
– Tuyến dưới lưỡi: nhỏ hơn hai tuyến trên, gồm hai thùy nằm chồng lên nhau ở dưới thân lưỡi. có nhiều ống dẫn nước bọt đổ ra hai hàng gai thịt ở mặt bên của lưỡi và cửa hàm dưới. Nước bọt gia súc có chứa men tiêu hóa tinh bột
Gan
Là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nằm trong xoang bụng sau cơ hoành, trước dạ dày.
– Hình thái: gan có hai mặt và hai cạnh:
Mặt trước cong lồi theo chiều cong cơ hoành.
Mặt sau sát dạ dày, chứa rốn gan nơi đi vào của động mạch gan, tĩnh mạch cửa và thần kinh, các hạch lâm ba và ống dẫn mật.
Cạnh trên dày, có tĩnh mạch chủ sau và thực quản đi qua.
Cạnh dưới mỏng, sắc có các mẻ chia gan thành nhiều thùy. Cấu tạo đại thể của gan
Ở ngựa gan có 5 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ. Không có túi mật.
Ở bò: gan bò rất dày phân thùy không rõ ràng, gồm 4 thùy: thùy trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ. Túi mật dính vào thùy vuông.
Ở lợn, chó: gan chia làm 6 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy giữa phải, thùy phải và thùy phụ. Túi mật nằm sau thùy giữa phải.
– Cấu tạo.
Mặt ngoài gan được bao bọc bởi màng sợi rất mỏng. Màng này chui vào trong nhu mô gan tạo thành các vách ngăn phân chia thành các thùy, tiểu thùy gan.
– Chức năng:
Tiết ra mật đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn.
Khử độc, tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể.
Gan là nơi dự trữ đường glucose dưới dạng glycogen.
Dự trữ máu cho cơ thể
Gan tiết ra chất chống đông máu.
Tạo máu (sinh hồng cầu) ở thời kỹ bào thai.
Tuyến tụy
Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá tràng (chữ S hoặc U).
+ Chức năng: có hai chức năng:
– Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn.
Hình 2.9: Cấu tạo giải phẫu tuyến tụy
– Nội tiết: tiết ra hoocmone tuyến tụy gồm:
* Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan thành đường glucose tự do đi vào máu đưa đến các mô bào.
* Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan.