Một khía cạnh nghệ thuật trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai...
Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà trong phần cuối, bài ca đã hai lần nhắc tới nỗi lo phiền và cũng hai lần nhắc tới nỗi không yên một bề. Chỉ có điều là, qua tâm trạng lo âu đó, ta vẫn nhận ra ở đây một tiếng hát đầy yêu thương và một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương. Bài ca dao còn ...
Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà trong phần cuối, bài ca đã hai lần nhắc tới nỗi lo phiền và cũng hai lần nhắc tới nỗi không yên một bề. Chỉ có điều là, qua tâm trạng lo âu đó, ta vẫn nhận ra ở đây một tiếng hát đầy yêu thương và một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương.
Bài ca dao còn hay ở cách gieo vần:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai?
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt?
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt?
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên ?
Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau; vần “ai” với thanh bằng và vần “ất” (“ắt”) với thanh trắc. Tất cả quyện vào nhau, xoắn quyết lấy nhau tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như đọng lại xoáy sâu vào lòng ta, lại vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận. Đó là nỗi nhớ thương bùng cháy nén lại nhưng rồi lại tỏa ra bâng khuâng, man mác trong không gian và thời gian... Và cứ theo cái cung cách cấu tứ như thế (Cô gái có thể còn hỏi nữa) thì bài ca sẽ không có kết thúc như nỗi nhớ và sự ưu tư kia còn là đến vô cùng...Bởi thế, lần theo mạch cảm xúc chạy suốt bài ca đến điểm dừng tạm thì niềm thương nhớ ấy lại trào ra thành nỗi lo phiền của cô gái:
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.
Đây không phải là tình yêu và nỗi nhớ thương bình thường. Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, lời ca chuyển sang lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, rung động lòng ta bởi một niềm lo âu mênh mông trước hạnh phúc lứa đôi của cô gái. Nhớ thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa không yên một bề. Phải đặt bài ca này trong cuộc sống của người phụ nữ ta xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình, ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, mà vẫn nơm nớp một nỗi lo sợ mênh mông:
Thương anh cũng muốn nói ra
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời.
Phải chăng đó là lí do khiến cho nỗi nhớ này không hề bi lụy mà vẫn chan chứa tình người, dạt dào sức sống? Vài bài ca vẫn là một khúc hát trữ tình lạc quan của người bình dân Việt Nam thuở xưa...
Chính vì vậy, Khăn thương nhớ ai đã vượt được chặng đường thời gian những mấy ngàn năm đến với chúng ta trong những ngày hôm qua khi con người vẫn đang cần tình yêu, cần những nỗi thương nhớ ngọt ngào và sâu lắng như thế. Nó xứng đáng là một trong những viên ngọc thơ long lanh của người bình dân Việt Nam, như lời nhận xét của nhà phê bình Hoài Thanh khi bài ca dao này: Nếu chỉ có hai câu sau cùng thì ta thấy bài ca dao hay rồi nhưng là loại hay có thể hiểuđược. Còn như hai câu đầu thì hay đến mức cơ hồ không hiểu được không rõ hẳn là nói gì mà vẫn thấy hay. Tôi xem đó là một trong nhữiìg câu ca dao hay nhất của Việt Nam.