31/05/2017, 12:36

Nụ cười hài hước trong một số bài ca dao

Vế đầu của dòng thơ thứ hai vẫn mang tính chất của dòng thứ nhất. Chưa ai cười được với chừng ấy dữ kiện đã có. Từ sức trai cho đến khom lưng chống gối, ta mới chỉ thấy xuất hiện một lô-gích bình thường Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối, gánhhai hạt vừng. ...

Vế đầu của dòng thơ thứ hai vẫn mang tính chất của dòng thứ nhất. Chưa ai cười được với chừng ấy dữ kiện đã có. Từ sức trai cho đến khom lưng chống gối, ta mới chỉ thấy xuất hiện một lô-gích bình thường

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối, gánhhai hạt vừng.

Bài ca dao chế giễu những đấng nam nhi kém cỏi, sức vóc yếu ớt, không thể làm chỗ dựa và trụ cột cho ai được. Dòng thơ đầu tiên xét riêng ra không có yếu tố gây cười. Nó chứa đựng một đòi hỏi nghiêm túc đối với kẻ làm trai, giống như câu mở đầu của một số bài ca dao khác không hề có giọng bỡn cợt, như "Làm trai cho đáng nên trai - Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên" hoặc "Làm trai cho đáng nên trai - Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng". Nhưng cái hay trong cách mở đầu bài ca dao này lại ở chỗ đó. Nó đánh lạc hướng người nghe và do đó giúp tác giả dân gian giấu được ngòi nổ gây cười cho đến phút chót, khi nó tạo ra một tâm lí chờ đợi những sự dẫn giải trang trọng. Thử giả định dòng thơ có hình thức "Làm trai chẳng đáng sức trai" thì hai từ chẳng đáng sẽ hoàn toàn làm lộ ý tác giả, khiến sau cùng, nếu bài ca dao có làm bật lên được tiếng cười thì tiếng cười đó chắc cũng không giòn giã lắm.

. Nó vẫn cứ còn đánh lừa người tiếp nhận, vẫn cứ gợi lên tâm lí chờ đợi một sự kiện xứng đáng, khi thấy người đàn ông đang triển gân để chuẩn bị chứng tỏ sức mạnh của mình. Muốn kiểm chứng điều này, ta chỉ cần thay cụm từ hạt vừng bằng cụm từ quả đồi là sẽ rõ. Lúc đó, ta sẽ chỉ có một bài ca dao hoàn toàn "nghiêm nghị".

Với bài ca dao này, tiếng cười chỉ thực sự nổ ra khi xuất hiện cụm từ hạt vừng. Chao ôi! tưởng sẽ thấy gì, hóa ra là thấy một kẻ nam nhi "dởm", đến việc gánh hai hạt vừng mà cũng phải cố, như thể đang làm một việc trọng đại và quá sức. Càng bị nén chặt, tiếng cười càng bật ra sảng khoái. Đến lúc này, ta mới nhận thấy hết thủ pháp "giấu bài" tuyệt diệu của tác giả dân gian. Chắc người sáng tác hoàn toàn ý thức được vấn đề: tiếng nổ chỉ bất ngờ khi trước đó năng lượng được nén chặt, thật chặt.

Rõ ràng, trước khi hình ảnh gánh hai hạt vừng được trưng ra, sức mạnh gây cười của tất cả các yếu tố ngôn ngữ khác chỉ tồn tại ở khả năng tiềm ẩn!

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

Nhân vật trữ tình của bài ca dao là một người phụ nữ, một người vợ. Chị đang than thở với ta về cái vô tích sự của đức ông chồng. Để làm rõ cái vô tích sự đó, không có gì hay hơn việc dùng phép so sánh - đối lập. Chồng người thì thế ấy, chồng em thì thế này... Ta không thể không bật cười trước cử chỉ vô nghĩa lí củaanh chồng ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Một chi tiết thật đắt, đã thực sự tóm bắt được thần thái của đối tượng. Bằng cách đọc liên văn bản, ta còn cảm nhận được từ bài ca dao một cảm giác ngao ngán lớn hơn, khi người phụ nữ nhìn thấy chồng mình chẳng khác gì con mèo - con vật mà trong một bài ca dao khác từng được miêu tả: "Con mèo nằm bếp co ro — ít ăn, ít ngủ, ít lo, ít làm"... Rõ ràng, tiếng cười trong bài ca dao là một tiếng cười phê phán. Hẳn nhiều đức ông chồng phải giật mình khi nghe đến bài ca dao này.

Lổ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.

Đêm nằm thì ngáy o o...

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.

Đi chợ thì hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.

Trên đầu những rác cùng rơm

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!

Nếu chỉ giữ lại những dòng lục trong bài ca dao và tước bỏ đi toàn bộ các dòng bát, ta sẽ có bức chân dung khá hoàn chỉnh về một phụ nữ vô duyên, vô tâm, vô lo và nói chung là nhếch nhác. Loại phụ nữ đó, loại người vợ đó quả khó mê, nếu không muốn nói là không thể chấp nhận được. Để nhấn mạnh thêm thái độ dị ứng của mình và để chân dung đối tượng, mang đúng tính chất biếm họa, tác giả dân gian đã dùng thủ pháp phóng đại ở dòng lục thứ nhất và dòng lục thứ bảy. Tiếng nói phê bình dù muốn hay không cũng cứ hiện diện trong bài ca dao.

Tuy nhiên, đó chỉ là giả định. Bài ca dao là một cấu trúc hoàn chỉnh. Bên cạnh các dòng lục có chức năng miêu tả chân dung của người vợ thì còn có cấc dòng bát thể hiện những phản ứng độ lượng khác thường, rất khác thường của đức ông chồng. Ông ta hình như không biết giận vợ. Bất cứ nết xấu nào của phu nhân cũng được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực. Phải chăng toàn bộ phản ứng của ông ta đang làm sáng tỏ một quy luật tâm lí: yêu nên tốt, đã yêu thì xấu cũng hóa ra đẹp và thậm chí khái niệm xấu trở nên xa lạ? Rất có thể bài ca dao cũng đã chứa đựng nội dung này.

Nhưng hình như ta vẫn chưa nhìn nhận bài ca dao thực sự như một chỉnh thể. Phải thấy rằng trong bài có sự đan xen của khá nhiều thái độ đánh giá và do vậy, các thái độ đó tương tác với nhau, chế ước lẫn nhau để bài ca dao không phát triển theo chiều hướng quá nghiêm trang - nghiêm trang một cách không thật cần thiết. Cũng bởi vậy, ấn tượng mà bài ca dao trước hết có thể đưa đến cho người đọc là một ấn tượng khôi hài.Trước khi phải nghĩ ngợi sâu xa, ta đã được sống trong không khí của một tiếng cười sảng khoái, bật ra do tác động của lối nói ngoa ngôn và của những chi tiết phi lí vốn miêu tả những phản ứng không thể xảy ra trong cuộc sống bình thường.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0