Làm sao nhận biết bệnh gì qua nhịp sinh học của cơ thể?
Trong quá trình tự đoán biết tình trạng sức khỏe của cơ thể, lợi dụng đồng hồ sinh học (tức nhịp điệu và quy luật sinh học của cơ thể) để phân biệt bệnh là phương pháp dự đoán bệnh tật thuộc loại trí lực. Hiện nay phương pháp này tuy còn rất ít người biết nhưng tiền đồ phát triển của nó không thể ...
Trong quá trình tự đoán biết tình trạng sức khỏe của cơ thể, lợi dụng đồng hồ sinh học (tức nhịp điệu và quy luật sinh học của cơ thể) để phân biệt bệnh là phương pháp dự đoán bệnh tật thuộc loại trí lực. Hiện nay phương pháp này tuy còn rất ít người biết nhưng tiền đồ phát triển của nó không thể đánh giá hết được.
Thế nào là đồng hồ sinh học? Trong thế giới vô biên, hoạt động, sinh mạng của các loại sinh vật đều có một quy luật và nhịp điệu thời gian, giống như cómột cái đồng hồ không chế, hiện tượng này được gọi là “đồng hồ sinh học”. Với tư cách là linh hồn của vạn vật, hoạt động sinh mạng của con người cũng phải chịu sự chi phối của đồng hồ sinh học, bất luận là nhiệt độ hay mạch đập, hô hấp, đường máu và hoóc môn nội tiết tiết ra đều thể hiện một nhịp điệu nhất định. Ví dụ:
Kinh nguyệt của phụ nữ thểhiện quy luật có tính chu kỳ. Trong chu kỳ kinh nguyệt, hơn hai chục chỉ tiêu như buồng trứng, tế bào thượng bì âm đạo, niêm dịch cổ tử cung, màng trong tử cung, vú, nhiệt độ cơ thể, sắc tố da, điện não đồ, tâm tư tình cảm... đều có thể có những biến đối có tính chu kỳ.
Sức đề kháng của cơ thể và tính ổn định của tình cảm con người vào một số thời điểm nào đó trong ngày thì mạnh hơn nhưng một số thời điểm khác lại yếu hơn dẫn đến làm cho một số người mắc các bệnh dễ phát tác vào một thời khắc nào đó của một ngày. Như các bệnh mãn tính: lao phổi, phong thấp... thường hay sốt nhẹ vào buổi chiều, y học gọi là “triều nhiệt sau giờ ngọ”, tương tự như quy luật lên xuống của nước triều. Người bị viêm khí quản ho nhiều vào ban đêm, bị thở khò khè do tim yếu cũng thường phát tác vào nửa đêm, y học gọi là “hô hấp ban đêm khó khăn dạng từng đợt”...
Nghiên cứu đồng hồ sinh học có vai trò quan trọng đối với việc đoán bệnh tật. Ví dụ ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh chân voi — ấu trùng giun chỉ xuất hiện trong máu người vào ban đêm, vì vậy phải lấy máu xét nghiệm vào ban đêm mới chẩn đoán chính xác được bệnh chân voi. Các chuyên gia nội tiết cho biết, hoóc môn màng tuyến thượng thận vào một thời điểm nào đó vào ban ngày hạ xuống một mức độ nhất định. Nếu lấy máu xét nghiệm vào lúc này, bác sỹ có thể chẩn đoán là “chứng chức năng màng, tuyến thượng thận suy yếu”. Nhưng sau 12 giờ, hàm lượng của hoóc môn màng tuyến, thượng thận lại tăng nhanh chóng, đó chính là lúc mắc một bệnh hoàn toàn tương phản - “chứng chức năng màng, tuyến thượng thận quá mức bình thường”. Cho nên, khi chẩn đoán, các bác sỹ phải xét đến thời gian lấy máu của bệnh nhân, điều này vô cùng quan trọng.
Đồng hồ sinh học của cơ thể có quy luật nhất định, nếu có một ngày quy luật của chiếc đồng hồ này bị rối loạn là sắp xảy ra bệnh tật hoặc làm cho bệnh tình nặng hơn. Ví dụ các bệnh cao huyết áp, nhánh khí quản khò khè, phong thấp, trong một ngày đều có quy luật thời gian khi phát tác, có đỉnh cao, vào thời kỳ đỉnh cao thường xuất hiện hiện tượng phát tác cấp tính, bệnh tình nặng hơn, thậm chí gây ra đột tử.
Bệnh thường phát tác lúc sáng sớm, dễ xảy ra hoại tử cơ tim, nhịp tim thất thường nghiêm trọng, dẫn đến đột tử.
Đỉnh cao của bệnh cao huyết áp vào khoảng 9h — 11h sáng, 4h — 6h chiều, lúc này dễ xảy ra chảy máu não. Ban đêm huyết áp tụt xuống, thấp nhất vào lúc nửa đêm, lúc này máu chảy chậm, dễ phát sinh chức tắc mạch máu não, gây ra trúng gió do thiếu máu.
Nhánh khí quan khò khè thường phát sinh vào ban đêm, chức năng thông khí của phổi kém nhất vào lúc hửng đông, có thể xuất hiện hiện lượng ôxy trong máu thấp rõ rệt, thường gây ra đột tử.
Sáng sớm, các hoóc môn nội tiết chống insulin của, người bị bệnh đái đường tiết ra nhiều hơn, đường máu dễ tăng cao, đây được gọi là “hiện tượng bình minh” của bệnh đái đường. Mà insulin cũng nhạy cảm nhất vào lúc sáng sớm.
Đau do phong thấp nói chung nghiêm trọng nhất vào lúc sáng sớm, khi thời tiết ẩm thấp, lạnh,
Nắm bắt quy luật thời gian phát tác của một số bệnh này để áp dụng biện pháp phòng trước, chữa trị kịp thời sẽ có thể phòng tránh bệnh tật phát sinh và nặng hơn, tránh xảy ra tình trạng nghiêm trọng dẫn đến tử vong,
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn một trăm quy luật sinh học của cơ thể, căn cứ vào độ dài ngắn của chu kỳ thời gian có thể chia thành quy luật ngày, quy luật tháng, quy luật mùa và quy luật năm, Các nghiên cứu trong nhiều năm gần đây cho biết, quy luật tự nhiên của cơ thể con người trên thực tế đã khống chế các chức năng của cơ thể mà ảnh hưởng quan trọng nhất đến con người là quy luật lớn: thể lực, tình cảm và trí lực từ khi con người ra đời đã lần lượt tuân theo đường cong của mình chuyển động dập dờn có tính chu kỳ một cách nhịp nhàng quy củ từ cao đến thấp rồi lại từ thấp đến cao. Trong mỗi chu kỳ, thời kỳ cao trào và thoái trào mỗithứ chiếm mộtnửa thời gian, chu kỳ quy luật thể lực là 23 ngày, chu kỳ quy luật tình cảm là 28 ngày, chu kỳ quy luật trí lực là 33 ngày. Căn cứ vào sự biến đổi của quy luật lớn có tính chu kỳ này, các nhà khoa học đã vẽ ra một biểu đồ đường cong có ba hình làn sóng, chứng minh một cách hình tượng về ảnh hưởng của “thời kỳ cao trào”, “thời kỳ thoái trào”, “thời kỳ giới hạn” trong ba quy luật lớn đối với cơ thể con người. Biểu đồ dưới đây biểu thị tình trạng biến đổi “tiết tấu sinh vật”.
Hãy xem ba đường cong và tọa độ trong biểu đồ, những ngày mà đường cong nằm trên đường trung tuyến gọi là “thời kỳ cao trào” cả tiết tấu sinh học, trong thời kỳ này, người đó thường có biểu hiện tinh lực hưng thịnh, nếu đường cong chu kỳ thể lực ở vào “thời kỳ cao trào” sẽ cảm thấy thể lực dồi dào, tràn đầy sức sống, đồng thời đường cong tình cảm ở vào “thời kỳ cao trào” sẽ biểu hiện sức sáng tạo mãnh liệt, sức cảm hóa nghệ thuật phong phú, tâm tình vui vẻ,'bao dung; khi đường cong chu kỳ trí lực cũng ở vào “thời kỳ cao trào”, lúc đó đầu óc sẽ minh mẫn, tư duy nhạy bén, trí nhớ tốt, càng có tính lôgic và khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, Ngược lại, những ngày ở vào phía dưới đường trung tuyến gọi là “thời kỳ thoái trào” của tiết tấu sinh học. Trong những ngày này thể lực dễ mệt mỏi, làm việc lề mề, nhụt nản, về phương diện tình cảm thường xuyên biểu hiện buồn vui thất thường không dễ tập trung sức chú ý, hay quên, sức phán đoán hạ thấp...
Vào những ngày vượt đường trung tuyến gọi là “thời kỳ giới hạn” đây là thời kỳ cực kỳ không ổn định, cơ thể đang ở vào sự biến đổi liên tục hoặc có thể nói là ở vào trạng thái quá độ. Trong giai đoạn giới hạn, tính năng nhịp nhàng của các phương diện trong cơ thể đều kém hơn, rất dễ xuất hiện nhầm lẫn, dễ qua loa đại khái, dễ mắc bệnh, cũng dễ xảy ra sự cố.
Ởđây cần phải đặc biệt chú ý đến “thời kỳ giới hạn”. Trong thời kỳ giới hạn khả năng nhịp nhàng của cơ thể kém, tình cảm bất ổn, thể lực kém, hiệu suất làm việc hạ thâp, là “ngày nguy hiểm” dễ phát sinh sự cố, bệnh tật và bệnh tình nặng hơn thậm chí tử vong. Thời kỳ giới hạn còn gọi là “ngày nguy hiểm”, khi hai hoặc ba thời kỳ giới hạn trùng hợp nhau gọi là “ngày hai nguy hiểm” hoặc “ngày ba nguy hiểm”. Vào ngày hai nguy hiểm và ngày ba nguy hiểm, tình trạng cơ thể càng kém hơn, lúc này con người càng phải lưu tâm hơn nhiều đến trạng thái, hành vi của mình hoặc người khác.
Trên đây giới thiệu vai trò quan trọng của quy luật sinh học đối với dự đoán sức khỏe của con người, dự phòng sự phát sinh của bệnh tật. Thế thì, làm thế nào để xác định suy đoán quy luật sinh vật của mình? Phương pháp là: Đầu tiên hãy tính tổng số ngày từ khi bạn sinh ra đến ngày mà bạn muốn biết, cách tính là: lấy số tuổi của bạn nhân với 365 (ngày), cộng thêm số ngày vượt quá số tuổi, lại cộng thêm số năm nhuận trong những năm đã trải qua (dương lịch cứ bốn năm nhuận một năm, chỉ cần lấy số tuổi của bạn chia cho bốn, con số chẵn tính được chính là số ngày năm nhuận cần phải tăng thêm).
Ví dụ, bạn muốn tìm hiểu quy luật sinh học của mình trong ngày 1 tháng 1 năm 1983 mà bạn sinh ngày 15 tháng 9 năm 1951, tính ra bạn 31 tuổi lẻ 107 ngày, trong đó trải qua 8 năm nhuận, thê thì tổng số ngày là:
31 x365 + 107 + 8 = 11430 (ngày)
Sau khi tính ra tổng số ngày, lại lần lượt lấy tổng số ngày chia cho 23, 28, 33, ba số dư tính được chính là ngày cao trào xuất hiện trong tháng này của ba dao động có tính chu kỳ: thể lực, tình cảm và trí lực.
11430 : 23 = 496 dư 22 (thể lực)
11430 : 28 = 408 dư 6 (tình cảm)
11430 : 33 = 346 dư 12 (trí lực)
(Chú ý: Không được tính bằng máy tính vì máy tính không trực tiếp tính ra số dư).
Qua sự tính toán nói trên có thể biết, cao trào của chu kỳ thể lực ở vào ngày 22 tháng 1, của tình cảm là ngày mùng 6, của trí lực vào ngày 12. Còn phương pháp tính thời kỳ thoái trào và thời kỳ giới hạn lần lượt là:
- Thời kỳ thoái trào: số dư tính được ở phép tính trên (tức là ngày cao trào) nhân với 1/3 thì được ngày thấp trào.
- Thời kỳ giới hạn: số dư tính ở trên nhân với 2/3 thì được ngày ở vào thời kỳ giới hạn.
Ví dụ: ngày thể lực ở vào thời kỳ cao trào trong ví dụ trên là 22 thì vị trí của thời kỳ thoái trào trong tháng này là:
22 x1/3 ~ 7 (ngày mùng 7)
Thời kỳ giới hạn là:
22 x 2/3 ~ 14 (ngày 14)
Gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc nghiên cứu và ứng dụng quy luật sinh học đã ngày một phổ biến, Bạn đọc có thể dùng nó để phục vụ cho sức khỏe của mình và người thân, có thể nó sẽ đem lại cho bạn hiệu quả không ngờ.