Làm sao nhận biết bệnh gì qua nụ cười?
“Cười một cái, trẻ mười năm”, “Một nụ cười bằng mười thang thuốc”, điều này từ cổ chí kim mọi người đều biết rõ. Nhưng ít người biết rằng có một số nụ cười không phải là sự biểu lộ tình cảm vui vẻ của con người mà ngược lại là triệu chứng đặc thù của bệnh tật. Những nụ cười có tính bệnh lý thường ...
“Cười một cái, trẻ mười năm”, “Một nụ cười bằng mười thang thuốc”, điều này từ cổ chí kim mọi người đều biết rõ. Nhưng ít người biết rằng có một số nụ cười không phải là sự biểu lộ tình cảm vui vẻ của con người mà ngược lại là triệu chứng đặc thù của bệnh tật. Những nụ cười có tính bệnh lý thường gặp có mấy loại sau đây:
1. Cười gượng
Thường thấy ở người bị bệnh uốn ván. Do người bị bệnh này há miệng khó khăn, cơ nhai bị co giật, từ đó biểu lộ ra nét mặt cười gượng điển hình. Bệnh này còn đồng thời có các biểu hiện như tứ chì tê cứng và chứng co giật.
2. Cười ngây dại
Biểu hiện là cười đờ đẫn ngây ngô một cách đặc thù. Thường thấy ở người bị bệnh đại não phát triển không hoàn thiện và bệnh lẩn thẩn ở người già. Có một chuyên gia bệnh tâm thần cho biết: “Cười ngây dại là một triệu chứng rõ rệt là có tính đặc trưng của bệnh lẩn thẩn thời kỳ đầu. Người không thể tự khống chế được, Bệnh không cần bất cứ một sự kích thích nào cũng có thể xuất hiện trong hất kỳ tình trạng nào không kèm theo đặc trưng tình cảm”. Cho nên bệnh nhân tuy thường xuyên vui tươi hơn hớn nhưng do ảnh hưởng của việc trí năng gặp chướng ngại, nét mặt lại đem đến cho người ta cảm giác đần độn, Nụ cười ngây ngô đặc thù này khó tìm được sự đồng cảm ở người bình thường.
3. Cười ngu si
Thấy ở người bị bệnh tâm thần phân liệt. Người mắc bệnh này do chức năng của đại não không hoàn thiện nên cười bất kể trường hợp nào, có người hay cười trộm một mình, cũng có khi cười như điên dại. Đối với bệnh tinh thần phân liệt ở tuổi thanh xuân, cười ngu si là một đặc trưng quan trong, dường như có tính lây nhiễm, thường có thể làm cho cả một phòng bệnh nhân tâm thần đột nhiên xuất hiện những tiếng cười náo nhiệt. Nhưng tình cảm này không ổn định, có khi có thể đột ngột tắt biến nụ cười, nét mặt nghiêm nghị, có khi có thể từ cười sang khóc, biến đổi bất thường.
4. Cười quái dị
Thường thấy ở người bị tê liệt thần kinh mặt hoặc người, bị liệt. Do vai trò chi phối của thần kinh suy giảm hoặc mất hẳn nên cơ thịt một bên mặt lỏng lẻo, rãnh nhân trung trở nên nông, khi cười khóe miệng kéo về bên khỏe mạnh, mắt nghiêng lé, nét mặt quái dị.
5. Cười giả vờ
Thường thấy ở người bị mắc chứng phiền muộn dạng ẩn náu. Vốn tình cảm nội tâm của họ rất u uất nhưng lại thường giả vờcười với người khác. Các bác sỹ có kinh nghiệm thường để ý thấy, bệnh nhân này chỉ cười nhếch mép, mắt không hề có tia mừng vui,
6. Cười điên dại
Thường thấy ở người say khướt sau khi uống rất nhiều rượu hoặc người bị bệnh tâm thần khi cười lớn dạng hysteri
7. Cười mạnh mẽ
Tức cười do bị cưỡng chế. Nó là một loại cười không thể kiềm chế được, thường thấy ở người già bị xơ cứng động mạch đại não và người bị bệnh biến về khí chất vùng não như đại não biến tính...
8. Cười từng đợt
Biểu hiện Là cười lên từng đợi không tự chủ được. Nhiều thì mỗi ngày phát tác vài lần hoặc vài chục lần, ít thì vài ngày hoặc vài tuần phát tác một lần, mỗi lần phát tác mấy chục giây hoặc vài phút. Khi cười chính là lúc chứng động kinh phát tác, sau khi cười lập tức trở lại bình thường. Đây là đặc trưng của chứng động kinh cười. Chứng này ngoài việc cười ra, trên lâm sàng còn kèm theo các triệu chứng đủ hình đủ dạng như: chứng tự động, điện não đồ biến đổi, ý thức bị chướng ngại với thời gian kéo dài không nhất định và mức độ không giống nhau.
Tất nhiên, các loại bệnh làm cho nụ cười bất bình thường không chỉ có những điều kể trên. Ngoại thương vùng đầu, khối u não thất thứ ba và khối u não... cũng có thể gây ra tuy hình thái khác nhau nhưng đặc trưng chung của chúng là sự phát sinh nụ cười không hiệp đồng với kích thích tình cảm, trở thành nụ cười không tự chủ, không khống chế được. Điều này ngược lại hoàn toàn với nụ cười ở người bình thường là sự phản ánh tình cảm của con người, có thể khống chế được.
Tóm lại, nếu một ngày nào đó chúng ta phát hiện thấy mầm mống nụ cười do bệnh tật gây ra thì không nên xem thường, nên kịp thời nhờ bác sỹ kiểm tra để chữa trị sớm.