31/05/2017, 12:38

Làm sao nhận biết bệnh gì khi nhìn qua ngực?

Ngực bao gồm bộ phận từ cổ trở xuống và từ eo trở lên, chủ yếu do xương ức, xương sườn, cơ bắp tạo thành. Vùng ngực bình thường hai bên đối xứng đường kính trước sau ngắn hơn đường kính phải trái, có hình trụ dẹt, cơ bắp ở vùng ngực phong phú và giàu tính đàn hồi, thể hiện một vẻ đẹp hình thể. Vùng ...

Ngực bao gồm bộ phận từ cổ trở xuống và từ eo trở lên, chủ yếu do xương ức, xương sườn, cơ bắp tạo thành. Vùng ngực bình thường hai bên đối xứng đường kính trước sau ngắn hơn đường kính phải trái, có hình trụ dẹt, cơ bắp ở vùng ngực phong phú và giàu tính đàn hồi, thể hiện một vẻ đẹp hình thể. Vùng ngực khác thường không những xấu xí mà còn cho biết có ổ bệnh tồn tại.

Ví dụ:

Đường kính trước sau không bằng một nửa đường kính phải trái, có hình bẹt, cổ lại dài mảnh, xươngquai xanh nhô ra, trong y học gọi đây là “ngực bẹt”, nó cho biết cơ thể quá gầy, cần phải tăng cường dinh, dưỡng cũng có thể do bệnh mãn tính gây ra như bệnh lao phổi. Cần phải đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán rõ ràng để kịp thời chữa trị.

Đường kính trước sau của vùng ngực tăng lên, có khi có thể tương đương với đường kính phải trái, độ nghiêng vòng cung xương sườn nâng lên, khoảng cách giữa các xương sườn rộng ra, có khi dồi dào, cả vùng ngực có hình trụ tròn. Y học gọi đây là “ngực hình trụ”. Thường thấy ở người mắc bệnh giãn phế quản do nhánh khí quản khò khè, viêm nhánh khí quản mãn tính gây ra.

Đường kính trước sau của vùng ngực dài hơn đường kính phải trái, ngực nhô ra phía trước và lại hẹp như ngực gà, y học gọi là “ngực gà”, còn gọi là ngực còi xương. Đây là do đặc trưng thể hình riêng biệt của việc biến đổi bộ xương do bệnh còi xương vì thiếu vitamin D gây ra, bệnh này hay gặp ởnhi đồng và thiếu niên.

Một bên ngực quá to hoặc nhỏ quá làm cho hai bên ngực không đối xứng. Nếu một bên ngực quá to (một bộ phận nhô ỉên) cho thấy có khả năng mắc bệnh viêm màng não...Nếu một bên ngực quá nhỏ (một bộ phân lõm xuống) cho thấy có khả năng mắc bệnh lao phổi, viêm phổi, phổi suý yếu... Dẫn đến một bên phổi không mở ra.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0