Làm sao để ngăn ngọn lửa phía khác lan tới - Câu hỏi hay
Khi xem phim "Đến thượng đế cũng phải cười 2" tôi thấy có đoạn anh xì xồ đốt lửa ở phía này để ngăn ngọn lửa của đám cháy phía khác lan tới, sau đó hai đám lửa tắt dần. Vậy xin hỏi hiện tượng đó có đúng với thực tế không, ...
Khi xem phim "Đến thượng đế cũng phải cười 2" tôi thấy có đoạn anh xì xồ đốt lửa ở phía này để ngăn ngọn lửa của đám cháy phía khác lan tới, sau đó hai đám lửa tắt dần.
Vậy xin hỏi hiện tượng đó có đúng với thực tế không, và giải thích tại sao?
Thực ra không phải là ngăn ngọn lửa bằng ngọn lửa. Đơn giản là lửa cháy theo hướng gió và như thế tức là lửa sẽ lan theo một chiều. Anh ta đốt trước một đám cỏ ở phía trước mặt anh ta theo hướng thuận gió để sau đó khi đám lửa từ phía sau anh ta lan tới thì khoảng trước mặt anh ta bị đốt rồi nên chẳng còn gì để đốt nữa. Và như thế anh ta có một khoảng không gian đủ rộng để ko bị nóng hay sặc khói - (Hoàng Anh)
Tôi nhớ đã đọc một tài liệu giải thích về hiện tượng đó, nội dung đại ý như thế này:Khi ngọn lửa đang cháy lan về hướng bạn, tức là gió cũng đang thổi theo chiều đó về hướng bạn. Tuy nhiên, phía trước ngay sát chân ngọn lửa, ở trong một khoảng cách nhất định, thì có hiện tượng gió lại thổi theo chiều ngược lại, tức là từ hướng bạn đến phía ngọn lửa. Bạn cần chờ cho ngọn lửa chính tiến đến bạn đủ gần, thì tiến hành việc đốt cỏ khô, cây bụi để nó cháy lan về phía ngọn lửa, cắt đứt nguồn nhiên liệu của ngọn lửa chính và dập tắt đám cháy. Nếu đốt sớm quá hoặc muộn quá, đều không thành công. Trân trọng. - (Tarzan)
Nếu mình nhớ không nhầm. Trong phim đó, khi bị đốt lửa thì anh xì xồ đang đứng cuối gió và nguyên liệu cháy là đồng cỏ, nếu không làm gì thì sẽ bị ngọn lửa theo chiều gió lan đến. Vì vậy anh này đứng quay lưng về phía ngọn lửa và đốt trước mặt mình. Khi đó thì khu vực trước mặt sẽ bị cháy và tiếp tục lan về phía trước theo chiều gió, sau khi lửa cháy được một khoảng thì anh ta sẽ tiến vào khu vực vừa bị đốt, đến khi ngọn lửa sau lưng cháy đến nơi này thì sẽ không còn nguyên liệu cháy do cỏ ở đây đã bị đốt rồi. Tình huống này chắc chỉ thực hiện được khi ở đồng cỏ, đám chắy thứ 2 chỉ tắt khi hết cỏ, mục đính của anh ta chỉ là làm sao để không bị thiêu cháy chứ không phải dập tắt đám cháy. Nếu ý kiến có gì sai mong các bạn chỉ giáo.HHC - (HHC)
Hiện tượng đó đúng với thực tế. Thổ dân châu Phi/Úc thường dâp lửa trên đồng cỏ bằng cách đó. Họ lợi dụng hiện tượng đối lưu không khí của một đám cháy.Giả định đám cháy #1 đang lan về phía ta cùng hướng hướng gió. Ta phải lựa chọn khoảng cách phù hợp để đốt đám cháy #2. Khói của đám cháy #2 bị thu hút bởi khói của đám cháy #1 nên sẽ hướng ngược chiều gió thổi. Kết quả là đám cháy thứ #1 và #2 dùng hết nhiên liệu gây cháy.Lý thuyết là thế, nhưng cần phải rất cẩn thận khi lựa chọn khoảng cách phù hợp để đốt đám cháy #2. - (Tran Ky Phong)
Chào bạn Thạo Trần,Theo nguyên tắt thực tế thì chỉ một ngọn lửa tắt dần mà thôi chứ không phải 2 đám thì hiện tượng này đúng với thực tế.Giải thích như sau : Ví dụ có 4 điểm nằm trên 1 đường thẳng A-B-C-D, lửa đang cháy ở điểm A theo hướng đến B, đến C và đến D. Trong lúc đó để không phải cố chạy liên tục về phía trươc để tránh lửa thì bạn mồi lửa từ điểm A chạy đến điểm B để đốt, Sau đó lửa từ điểm B sẽ cháy đến điểm C (bạn đứng trong phạm vi từ B-C đê tránh lửa và đến lúc lửa từ điểm A cháy đến điểm B và đến đây sẽ tắt dần ( do nhiên liệu từ B-C đã cháy rồi), lúc này bạn sẽ an toàn và thoát khỏi đám cháy.Trung Viện - (sales2.vn)
Khi có đám cháy lớn xảy ra khó có khả năng dập tắt ngay, ngọn lửa của nó sẽ đốt nóng không khí tại nơi đó. Không khí bị đốt nóng bay lên cao, không khí có nhiệt độ thấp hơn ở xung quanh sẽ bị hút vào đám cháy thay thế không khí nóng. Đốt lửa xung quanh đám cháy là để "cướp mồi" của đám cháy lớn. Lửa do ta đốt không có khả năng cháy lan vì không khí ở chỗ nó bị hút vào đám cháy lớn. Lửa của đám cháy lớn chỉ lan đến "hành lang cháy nhân tạo" do ta đốt rồi tắt vì thiếu nhiên liệu gây cháy. Ngọn lửa do ta đốt phải gần nơi đám cháy lớn, nếu đốt ở xa thì không có tác dụng gì cả. - (Phan Bảo Lâm)
Hahaha….bạn ơi, ko phải là anh ấy đốt đám lửa thứ hai để ngăn đám lửa thứ nhất đâu. Khi lửa theo hướng gió cháy về phía anh ấy, anh ấy biết là ko thể chạy thoát được ngọn lửa, cho nên anh ấy cố tình đốt đám lửa thứ 2, đám lửa thứ 2 cũng theo hướng gió mà cháy. Sau đó anh ấy chỉ cần nhảy vào chỗ tàn tro của ngọn lửa thứ 2 cháy qua, thế là khi đám lửa thứ nhất cháy đền đó thì còn gì để cháy nữa đâu, vì vậy mà thoát dc ngọn lửa thôi. Bạn hãy tưởng tượng ngọn lửa cháy theo hướng gió từ A đến B, anh ấy đang đứng ở B, vậy là anh ấy đốt đám lửa cho cháy từ B đến C. Khi đám lửa cháy từ A sắp lan đến B rùi thì đám lửa đang cháy từ B đến C đã để lại 1 khoảng trống tro tàn an toàn cho anh ấy nhảy vào đó tránh đám lửa thứ nhất đang ập đến ^^ - (Vũ Thắng)
Cái đó trong lâm học gọi là đốt băng cản lửa bạn à. Nhớ khi đốt phải xem hướng gió nhé. - (Lưu Huỳnh)
Đó là kỹ thuật tồn tại của người bản xứ vùng đồng cỏ Châu phi, khi lửa cháy trên đồng cỏ sẽ đẩy không khí lên trên, hút một luồng không khí phía dưới về ngọn lửa, nếu có một đám cháy vào đúng thời điểm, 2 ngọn lửa sẽ hút vào nhau rồi tự tắt. Những gì phía sau phía lửa cháy sẽ an toàn. Mình đã từng có dịp thực nghiệm thành công ở quê để cứu đồng mía bằng kỹ thuật này, tuy nhiên việc xác định thời điểm tạo vòng tròn an toàn rồi đốt "phản hồi" phải có kinh nghiệm vì nếu không nó "nướng" bạn luôn đó! - (binhyenchimhot)
Đúng đó bạn. Điều này thì có nhiều người biết rồi. Để tránh bị thiêu cháy khi phát hiện cỏ cháy như trong phim, bạn cần phải phạt cỏ một khoảng trống chung quanh bạn để tạo an toàn cho bạn. Sau đó, hãy đốt cỏ từ phía trong. Lửa cháy lan ra thì sẽ tắt khi lửa hai phía gặp nhau và không còn cỏ để cháy. Lão già - (Nguyễn Chính)
Điều này khá đơn giản, khi lửa cháy thì nó sẽ bị ảnh hưởng bởi gió và di chuyển theo chiều của gió. Trong phim bạn xem thì những người đó đang đứng cuối hướng gió thổi (tức là chiều mà ngọn lửa sẽ đi đến) nên anh thổ dân mới dùng lửa để đốt phần cỏ cuối gió nhầm triệt tiêu phần cỏ có thể cháy và đứng vào vùng đã bị đốt đó thì lửa ko thể cháy tới chổ họ được vì phần cỏ để duy trì sự cháy đã bi đốt rồi. - (nguoituyet20032003)
Trong phim anh thổ dân đốt hết cỏ xung quanh để tạo ra một khoảng trống, ngọn lửa đang tới không có cỏ khô thì làm sao cháy tiếp được bạn. Như vậy nó tắt là đương nhiên rồi. - (ngoctu77vn)
Hiện tượng đó hoàn toàn đúng với thực tế và là một trong những mẹo cần phải biết khi du lịch bụi qua các trảng cỏ hoặc rừng. Trong thực tế, kiểm lâm và các nhân viên chữa cháy cũng được tham khảo bài học này.Kỹ thuật thực hiện là: dùng dao quắm, máy cắt cỏ, cắt bỏ cây bụi, cỏ, thậm chí máy gạt…tạo 1 đường băng trắng bao vây trước mũi tiến của đám cháy( hoặc lợi dụng đường mòn, đường giao thông ở phía trước mũi tiến của đám cháy) làm “băng tựa” rồi chờ thời cơ châm lửa đốt vật liệu cháy từ mép băng tựa tạo đám cháy mới có mũi tiến ngược với mũi tiến của đám cháy rừng đang có xu hướng tiến nhanh về phía băng tựa đó. Ngọn lửa mới đi về phía bể lửa đang cuộn dâng, cướp đoạt "vật liệu cháy" của đám cháy lớn. Hai bức tường lửa gặp nhau, đám cháy lập tức tắt ngay, tựa như nuốt chửng nhau vậy. Nếu cháy trảng cỏ trên thảo nguyên vào mùa cỏ khô thì phương pháp trên có thể nói là phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất, để ngăn chặn kịp thời và dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất.Đây cũng là cách thoát hiểm của người chữa cháy rừng khi bị giặc lửa đuổi theo uy hiếp trong tình huống họ không kịp chạy thoát.Tuy nhiên, phương pháp “dùng lửa dập tắt những đám cháy” không đơn giản như ta tưởng. Chỉ những người rất có kinh nghiệm mới có thể dùng phương pháp đốt lửa đón đầu để dập tắt lửa, nếu không càng đem lại những tai họa lớn hơn. Nếu bạn suy nghĩ, bạn sẽ thấy rõ vì sao làm việc đó cần phải có nhiều kinh nghiệm. Câu hỏi là “Tại sao ngọn lửa đốt lên lại có thể cháy đi đón lửa mà không cháy theo phía ngược lại trong khi gió từ phía đám cháy đang thổi tới, và đem bể lửa về phía chúng ta?" . Bí quyết là ở chỗ: chúng ta cần hiểu được quy luật vật lý đơn giản là: tuy gió từ phía đồng cỏ đang cháy thổi tới đẩy đám cháy về phía chúng ta, nhưng ở phía trước, gần sát mặt đất, ngay gần đám cháy lớn, có một dòng không khí chuyển động ngược trở lại đám cháy do hiện tượng đối lưu.Thực tế chứng minh khi có cháy lớn không khí ở phía trên biển lửa bị đốt nóng thì nhẹ đi và bị đẩy lên cao, không khí ở tất cả mọi phía (nơi chưa bắt cháy) nặng hơn tràn vào thay thế.Do đó, ở cạnh biên giới của đám cháy lớn, nhất định có dòng không khí hút về phía đám cháy ấy. Vì thế, phải bắt tay đốt lửa để đón lửa, khi đám cháy lan gần đến nỗi đã cảm thấy có dòng không khí hút đó.Chúng ta cần bình tĩnh chờ thời cơ thích hợp. Nếu luồng không khí đó chưa xuất hiện mà đã sớm đốt cỏ thì lửa sẽ cháy lan theo phương ngược lại, khiến mọi người ở vào một tình thế vô cùng nguy hiểm. Nhưng cũng không được hành động quá chậm, bởi vì lửa sẽ xô tới quá gần. - (vosacvohuong)
cái này ngày xưa trong phim hoạt hình phát đầy, hiện tại mình chỉ suy nghĩ đơn giản là do ngọn lửa thứ 2 tạo ra sẽ đốt hết chất cháy trước khi ngọn lửa thứ 1 lan tới giống như bạn đốt 2 đầu của 1 tờ giấy vậy. nhưng cần chú ý trước khi tạo ngọn lửa như thế thì cần làm gì đó như đào hào đất cách li vùng cần bảo vệ khỏi ngon lửa rồi đổ nước vào đó kẻo đốt phát nó chạy thẳng về phía mình thì nguy to :D. giồng như bạn tách rời 1 đầu giấy rồi đốt đầu còn lại thì đầu giấy được tách ra sẽ không bị cháy. - (formica)
Với nguyên tắc - đám lửa bạn tạo ra phải lớn hơn đáng kể so với đám lửa có trước đó.Nói ngắn gọn là khi cháy một bụi cây, bạn phải đốt một khoảng rừng hoặc cả rừng cây đảm bảo sẽ át hết đám lửa trong bụi cây - tắt! - (T.Phương)
Dĩ nhiên là đúng với thực tế rùi bạn, đó là cách chữa cháy rừng - dùng để ngăn ngọn lửa không lan rộng ra - bằng cách cho cháy trước có chủ đích 1 vùng diện tích quanh đám cháy - khi lửa của đám cháy lớn lan tới thì xung quanh không còn gì để cháy nữa thì tự động sẽ tắt - cháy hết đồ để cháy dĩ nhiên phải tắt thui - ở nước ngoài họ còn có bom hút oxi để lửa ko có oxi để phát tán - tiếc là ở VN chỉ chửa cháy theo kiểu không cho lan ra nhà bên cạnh - thực tế không gọi là chửa cháy . - (Nguyen Chinh Truc)
Tôi có xem phim đó và theo tôi đó là hành động tự cứu mạng thôi. Khi bạn đứng ở chiều xuôi của hướng gió mà đám lửa đang lan đến, nếu bạn không làm gì, bạn sẽ chết cháy. Anh ta đốt lửa ở phía dưới theo hướng gió thổi để tạo khoảng đât trống và đứng vào đó. Mục đích của anh ta thoát chết cháy chứ không phải có ý định dập lửa. - (hoangminh)
Giải thích: Nếu bạn di chuyển với vận tốc 20km/h, lửa cháy với hướng gió về phía bạn là 30km/h, thì cách duy nhất cứu sống bạn là bạn đứng lại, đốt ngay thảm cỏ dưới chân bạn, vì vận tốc lửa cháy nhanh hơn nên khi bạn đốt xong lửa sẽ cháy trước, bạn chạy sau, còn lửa phía sau ập tới khi gặp thảm cỏ đã bị bạn đốt rồi sẽ không có gì để cháy được nữa. - (dinhhuule03)
cái này k phải là để dập tắt cả hai đám lửa. mà là để tránh cho đám lửa thứa nhất không cháy tiếp. anh xì xố đã đốt tiếp 1 đám lữa trước mặt anh theo hướng gió để cho đám cháy thứ 2 cháy tiếp thì nó sẽ trở thành bãi đất trống sau đó cả đoàn ng nhảy vào chổ đất trống đó thì khi đám cháy thứ nhất tới thì k còn gì nữa sẽ tự nhiên tắt đi. còn đám cháy thứ 2 thì nó vẫn bị cháy tiếp chứ. đây là 1 hình thức tồn tại chứ k fai dập tắt cả hai đám cháytheo tôi nghĩ là thếHHPV - (quanemt06)
Thực tế đúng là như vậy. Nếu đứng giữa một cánh đồng cỏ, nếu cỏ đang cháy từ Đông sang Tây, và mình đứng ở giữa, chạy cũng không kịp thì chỉ còn một cách là đốt cỏ từ vị trí của mình. Sau khi lửa cháy lan tới mình thì cũng là lúc đám cháy do mình tạo nên cũng đã đi xa và mình có thể đi qua phần cỏ đã cháy để tránh đám cháy ban đầu. Đám cháy ban đầu tới nơi không còn vật bắt cháy nữa thì sẽ bị tắt => thoát chết - (Hà Hoàng Hải)
đúng đấy! thực tế người ta thường đốt trước để tạo vành đai chống cháy rừng - (Nguyễn Thanh Dực)
bạn có thấy rằng anh thổ dân đó đứng sau đám cháy đang lan đến- Tức là đứng sau chiều gió. Khi anh chạy ra cách 1 đoạn, anh ta đốt đám cỏ thì theo chiều gió thổi lửa sẽ cháy về phía sau. - (cuongld70)
Việc đó đúng với thực tế vì khi đốt lửa như vậy là chủ động ngắt nguồn cung cấp chất cháy cho đám cháy kia. Việc đốt lửa chủ động có kiểm soát nên không gây ra vấn đề gì. - (Minh Trần Trọng)
Nước! - (candysnow_bell)
Trong phim anh thổ dân đốt hết cỏ xung quanh để tạo ra một khoảng trống, ngọn lửa đang tới không có cỏ khô thì làm sao cháy tiếp được bạn. Như vậy nó tắt là đương nhiên rồi. - (ngoctu77vn)
Rất đơn giản, cảnh đó là trên một bãi cỏ khô, khi đám cháy tới gần, anh ta đốt hết cỏ xung quanh mình thành một vòng tròn. Khi đám cháy kia lan tới, không còn cỏ để cháy nữa thì lửa sẽ tắt thôi. Cũng giống như khi cháy rừng, người ta chặt hết cây dễ cháy thành một hành lang an toàn, khi đám cháy lan tới, không còn vật để cháy nữa thì lửa cũng sẽ tắt ! - (Quyết Nguyễn)
Khi bạn muốn dập tắt 1 dám lửa đang cháy trên đồng cỏ, bạn cần chạy lên phía trước hướng của đám lửa đang cháy . Bạn đốt 1 đám lửa khác và kiếm. soát cho nó cháy theo hướng ngược lại . Khi 2 đám lửa gặp nhau , chúng sẽ triệt tiêu nhau vì ko còn vật dẫn ( cỏ) nữa. - (Minh)
Bạn xem chương trình khoa học của PCCC úc là sẽ thấy cách chửa cháy như anh chàng da đỏ ngay.việt tân - (phạm việt tân)
Xin chao Thạo Trần Việc ngăn đám cháy đó không gây hại đến họ.Bạn để ý xem nhé khi lửa đang tiến về phía họ, thì anh chàng dùng lửa đốt một vòng rộng đủ chổ cho mọi người và khoảng cách an toàn. Khi vòng an toàn đã cháy hết cây cỏ thì đâu còn gì để cháy nửa nên vào đó là an toàn.Còn như bạn hiểu dùng lửa để dập tắt lửa là điều không thể. - (kieu)
hiện tượng đó hình như là đúng với thực tế nhưng mình chưa học đến trình độ đó , mình nhớ có 1 câu truyện lấy lửa dập lửa đã đọc đâu rồi nhưng không nhớ - (fcnhong)
Đặng Tường TN: vuonlantn@gmail.comXin trả lời bạn Thạo Trần: Việc đốt lửa để ngăn lửa là công việc bình thường của người dân miền núi đã có từ rất lâu rồi.Đốt, là một thực tế để thoát thân hoặc là cách dân miền núi đốt dãy làm nương. Trước khi làm điều này bạn cần sác định hướng gi .Tìmmột nơi đất trống hoạc là phát sạch cây cỏ sau đó đốt lửa về phía sau chiều gió.Khi đốt nương phải đốt thuận chiều gió. Nếu đốt ngược chiều gió bạn sẽ chết cháy hoặc la cháy rừng chứ không cháy bãi đã phát làm nương ./. - (Đặng Tường TN)
có thật đó bạn. mình từng đọc một bài viết " dùng lửa để dập lửa như thế nào?", nhưng cũng khá lâu rồi nên không nhớ chi tiết để trả lời bạn. - (sơn)
Rất đơn giản, cảnh đó là trên một bãi cỏ khô, khi đám cháy tới gần, anh ta đốt hết cỏ xung quanh mình thành một vòng tròn. Khi đám cháy kia lan tới, không còn cỏ để cháy nữa thì lửa sẽ tắt thôi. Cũng giống như khi cháy rừng, người ta chặt hết cây dễ cháy thành một hành lang an toàn, khi đám cháy lan tới, không còn vật để cháy nữa thì lửa cũng sẽ tắt ! - (quyetnguyen)
Tùy trường hợp, ví dụ như cháy nhà nguyên xóm thì phá dỡ vài căn nhà để cách ly đám cháy sẽ giảm thiệt hại. Cháy cánh đồng thì phát cỏ một diện rộng để tránh lây lan. Có thể trong phim sử dụng cách này, sau khi dã tạo cách ly, họ đốt cháy phần sẽ bị lan, như vậy ngọn lửa luôn nhỏ. Và triệt tiêu khi không còn chất cháy. - (namtran83)
lửa cháy theo chiều gió bạn à, khi lửa đầu này cháy qua rồi thì chỉ còn lại tro, lửa kia đến gặp tro thì k cháy được, con người chỉ cần đứng giữa đám tro là thoát - (nvpqvn)
Chỉ 1 từ thôi: GIÓ - (Đăng Minh)
để tạo ra một vùng không có "vật liệu cháy" cho ngọn lửa lan ra! - (Ares)
chào bạn, cái này là đốt lửa cho cháy trước thôi,giả sử bạn đứng trên đồng cỏ có 3 điểm a, b, c xếp theo thứ tự từ trái sang phải, ngọn lửa đang cháy ở điểm a, chiều gió thổi từ a sang c, bạn đứng ở điểm b. khi bạn đốt cỏ ở điểm b, thì theo chiều gió, lửa sẽ cháy từ b sang c, đồng thời một ngọn lửa khác cũng đang cháy từ a sang b, khi lửa cháy đến b thì không còn cỏ để cháy nữa, lửa sẽ tắt, đồng thời trong thời gian đó, bạn đứng trong vùng b đến c thì không bị lửa đốt cháy. - (Nhat Minh)
đúng ! Bởi vì đám cháy mới sẽ ngốn oxy của đám cháy cũ. Vậy là cả 2 cùng tắt ! - (COE)
Muốn lửa cháy phải có "nguyên liệu gây cháy". Nếu hết nguyên liệu để cháy thì lửa sẽ tắt. Do đó khi ta đốt hết nguyên liệu gây cháy ở phía của ta thì ngọn lửa sẽ ko thể lan đến chỗ ta đứng. Còn cách chữa cháy thông thường là ngăn cách lửa với "nguyên liệu cháy" bằng các vật liệu không cháy: như tưới nước, phun bọt/hóa chất ko cháy để cách li lửa tiếp xúc với vật liệu cháy. (Như vậy ngoài cách đốt ở trên, nếu ta kịp thời phát quang 1 khu vực vừa đủ thì ta cũng có thể ngăn đám cháy ở trên) - (Đức)
Hiện tuợng đó là có thật, nhưng nguời dập tắt đám cháy bằng cách này phải hết sức cẩn thận và chuyên nghiệp. Nguyên nhân là khi lửa cháy thì oxy bị đốt, tạo nên một vùng áp suất thấp. Không khí luân chuyển từ chỗ áp suất cao đến áp suất thấp, đẩy ngọn lửa "nhân tạo" do nguời muốn dập tắt đám cháy đi về phía lửa "tự nhiên". Khi 2 đám cháy gặp nhau và cháy hết nhiên liệu thì lửa tắt dần. - (Ng)
theo tôi thì họ dùng ngọn lửa nhỏ đốt theo hướng xuôi chiều gió, để tạo một khoảng trống (đã cháy hết) sau đó dập tắt ngọn lửa nhỏ này. khi đó đám cháy lớn lan tới, gặp phải khoảng trống đã cháy hết, ko còn khả năng duy trì đám cháy nữa thì tự động ko cháy nữa.Nhân viên Kinh doanh Laptop Cũ www.khoavang.vn - (Kinh Doanh Laptop 2nd - www.khoavang,vn)
Tôi có lần xem phim về cứu hoả chuyên nghiệp, khi muốn ngăn đám cháy ở rừng lan rộng, họ tự đốt một vành đai lửa xung quanh đám cháy, nó sẽ hút hết ô-xi của đám cháy chính. Bên ngoài vành đai lửa này phạt hết cây cỏ, loại bỏ nguy cơ đám cháy lan rộng. Kết quả là dập tắt được cháy rừng. - (npngan87)
Theo mình thì đốt lửa ở phía này chỉ hút bớt lượng oxy trong không khí tức là hút bớt oxy đang gây ra cháy ở phía kia. Biện pháp này chỉ làm giảm đám cháy chứ không thể dập tắt đám cháy được. - (cuogbaseo)
Đúng đó, đấy là cách để khoanh vùng đám cháy. Đám cháy được tạo ra phải được dập trước khi ngọn lửa của đám cháy 1 lan đến - (mrhoangpt)
Hiện tuợng đó là đúng với thực tế. Điều này đã đuợc giải thích ở cuốn "Vật Lý Vui" quyển số 2. Để có thể làm đuợc điều này, nguời thực hiện mẹo phải rất có kinh nghiệm về khí động học, nếu không sẽ chỉ gây tai hoạ lớn hơn - (montella8504)
Có thể giải thích như thế này! Ví dụ gió từ hướng Tây sang hướng Đông vì thế lửa cũng sẽ cháy từ Tây sang Đông! Cách để tránh lửa an toàn là bạn chạy về hướng Đông. Đốt 1 ngọn lửa. Lửa sẽ cháy tiếp về hướng Đông. Khi đám lửa từ hướng Tây đến bạn sẽ có được 1 vùng an toàn do ngọn lửa bạn vừa đốt tạo nên! - (Nguyễn Thanh Phú)
Điều này hoàn toàn chính xác. Trong việc xử lý các vụ cháy rừng ở nước ngoài người ta thường áp dụng điều này. Đơn giản bạn có thể hiểu như sau: 1 đám cháy dù lớn hay nhỏ đều cần oxi, đám cháy càng lớn thì lượng oxi đốt càng lớn. Vì vậy, để dập đám cháy thứ 1 ta đốt thêm đám cháy thứ 2, tất nhiên 2 đám cháy phải ngược chiều nhau, và khi đó chúng sẽ tự đốt oxi của nhau, khi hết oxi tất nhiên lửa sẽ tắt. Điều này rất phổ biến ở nước ngoài, thế nhưng ở VN không biết người ta có áp dụng không.? - (hoangdai2909)
Là đốt trước một đám cháy nhỏ có thể kiểm soát để đám cháy lớn không còn nhiên liệu cháy, ko thể lan thêm được. Nước ta cũng áp dụng cách này., đầu mùa khô, kiểm lâm phải vào rừng đốt bớt cỏ khô để tránh cháy rừng. - (vovanvan1999)
Câu trả lời là chính xác, nhưng có 1 chút cường điệu trong phim (ta có thể bỏ qua, vì không quan trọng) nhờ vào hướng gió ta có thể tính toán được tốc độ lan và hướng để đốt ngọn lửa thứ 2, có vài cách giải thích ở đây.Thứ 1: việc đốt ngọn lửa thứ 2, hay nhiều ngọn lửa nhỏ tiếp theo đó sẽ khiến cho ngọn lửa to thứ 1 không có nguồn cháy vì vậy sẽ tự tắt Thứ 2: Ngọn lửa thứ 2 cũng sẽ rất dễ dập tắt vì nguồn cung oxi ít đi do ngọn lửa thứ 1 đẩy sang, ngọn lửa thứ 2 do ta tạo ra và ta nên tính toán đốt tại những nơi có ít nguyên liệu bắt cháy hơn - (domanhphu1)
bạn thân mến, theo mình thì là vì khi đốt đám lửa này, khi cháy sẽ sinh ra nhiều khí CO 2 và tiêu hao hết khí O 2 nên cả hai đám cháy đều tắt.CATHERINEKHANH - (CATHERINE KHANH)
Cái đó hoàn toàn đúng thực tế mà bạn! Lửa cháy do cỏ bị đốt nên khi cỏ cháy hết thì lấy gì lửa lan tiếp nữa chứ! Người ta cũng chữa cháy rừnd bằng cách đó đấy! Phát một hành lang an toàn sau đó đốt cho lửa cháy ngược lại với hướng cháy rừng, khi cây cháy hết thì lửa sẽ tắt! - (lehuuhung189)
khi đốt lửa từ phía này thì lửa sẽ cháy về phía kia...cho nên khi 2 đám lửa gặp nhau thì phía mình đốt đã hết nguyên liệu cháy nên lửa tắt dần. - (ngandoidoncoi)
Anh thổ dân chỉ đốt lửa phía trước để lấy khoảng cỏ cháy hết và trú an toàn ở trong đó, lửa xung quanh vẫn cháy chứ không phải ngọn lửa đó dập được ngọn lửa phía sau đâu bạn ạ! - (Minh Nguyen)
VAY THI HAY ( THU DI) THI BIET LIEN.....CAN GI PHAI HOI - (quoc.tran99)
do goi la hien tuong doi luu khong khi ... - (luxifer198x)
1 ý này thôi mọi người tự diễn giải nhé, trong đám cháy tạo ra khí C02 - (Cong Nguyen)
lửa cháy theo gió, cái lửa ta đốt nó chạy đi cho đến khi đám cháy đến ta thì ta chạy vào chỗ đã cháy rồi mà trú thì không bị chết cháy, cái đấm ta đốt chưa chắc đẫ tắt đâu chỉ có đấm cháy ban đầu tắt khi lan đến những chỗ ta đã đót rôi. không có kinh nghiệm thì đốt chỉ cho nhanh chết thôi - (Quang Trần)