09/06/2018, 18:11

Hiện tượng người phát tia lửa nhỏ - Câu hỏi hay

Gần đây anh trai tôi có hiện tượng lạ, khi anh ấy cởi áo thun đang mặc trên người hoặc tiếp xúc với mền bông thường xuyên có những đốm sáng nhỏ xuất hiện, tạo thành vệt dài ngắn tùy diện tích tiếp xúc. Kèm theo đó là ...

Gần đây anh trai tôi có hiện tượng lạ, khi anh ấy cởi áo thun đang mặc trên người hoặc tiếp xúc với mền bông thường xuyên có những đốm sáng nhỏ xuất hiện, tạo thành vệt dài ngắn tùy diện tích tiếp xúc.

Kèm theo đó là những tiếng nổ rất nhỏ. Âm thanh và ánh sáng tạo thành khi có sự cọ xát này giống như khi dùng vợt điện bắt muỗi, chỉ khác là tiếng nổ nhỏ hơn, ánh sáng yếu hơn.

Tôi và chị tôi đã thử cọ xát với mền bông, hiện tượng này cũng xảy ra nhưng rất hiếm. Vậy tại sao anh trai tôi gặp hiện tượng này?

Buổi tối mùa đông, khi cởi áo len ra, có lúc bạn sẽ nghe thấy tiếng “lách tách”, nếu tắt đèn bạn còn có thể nhìn thấy các đốm sáng nhỏ. Có lẽ bạn sẽ không ngờ rằng trên cơ thể bạn vừa có sự tích điện. Nói điều này không phải để làm cho mọi người sợ. Nhà vật lý học người Mỹ, Franklin, ngay từ năm 1752, đã dùng chiếc diều nổi tiếng của mình làm thí nghiệm để chứng minh sấm sét là hiện tượng phóng điện trong tự nhiên. Tất nhiên, quy mô phóng điện của sấm sét là rất lớn, còn trên cơ thể bạn chẳng qua chỉ là “sấm sét loại nhỏ”, nên bạn không cảm thấy gì. Nhưng cơ thể bạn đã tích điện như thế nào? Chúng ta biết rằng, vật chất đều do các nguyên tử cấu tạo thành, bên trong các nguyên tử có chứa rất nhiều hạt điện, các hạt điện mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Khi điện tích âm, dương bằng nhau, vật chất hướng ra ngoài và không biểu hiện tính điện. Nếu chúng ta dùng da lông cọ sát vào gậy cao su, dùng tơ lụa cọ sát vào gậy thuỷ tinh thì những vật thể vốn không mang điện này sẽ mang điện và có thể hút các mạt giấy tương đối nhỏ. Thực ra, khi các vật thể không ngừng cọ sát vào nhau, do sức hút của hạt nhân nguyên tử từ các vật chất khác nhau đối với các hạt điện có độ mạnh yếu khác nhau, nên việc cọ sát có thể làm cho một số hạt điện tử của vật thể có sức hút yếu chạy tới các vật thể có sức hút các hạt điện mạnh. Kết quả là những vật thể bị mất hạt điện sẽ mang điện dương, các vật thể hút các hạt điện mang điện âm. Quá trình này chính là sự cọ sát nạp điện, điện được tạo ra do cọ sát không thể truyền được gọi là tĩnh điện. Các dẫn chứng về cọ sát nạp điện có rất nhiều trong cuộc sống, ví dụ vào ngày trời khô hanh, nếu dùng lược nilon hoặc lược nhựa cứng để chải tóc sạch, sẽ có một số hạt điện chạy từ tóc sang lược khiến cho tóc mang điện dương, lược mang điện âm. Nếu đặt chiếc lược bên cạnh tóc, tóc sẽ bị lược nhè nhẹ hút vào.Chúng ta mặc áo len và hoạt động liên tục suốt ngày khiến cho áo len, áo sơ mi và da không ngừng cọ sát vào nhau. Sự cọ sát này sẽ làm cho áo len và cơ thể chúng ta mang điện tích. Đến tối, khi cởi áo ra, một số điện tích dương và điện tích âm trung hoà với nhau, gây ra hiện tượng phóng điện, vì thế mà chúng ta nghe thấy tiếng “lách tách” và nhìn thấy những tia lửa điện.Có thể bạn vẫn còn thắc mắc rằng, cơ thể có mang điện, tại sao con người lại không bị điện giật? Bạn nên nhớ rằng, điện mà cơ thể bạn mang là tĩnh điện và không hề có dòng điện nào truyền qua cơ thể bạn cho nên nó không gây hại cho bạn. Vậy thì khi cởi áo len, hiện tượng phóng điện xảy ra không phải là dòng điện hay sao? Đúng vậy, do lượng điện trong cơ thể rất ít, chỉ có 1/1.000.000 culông; mặc dù thời gian phóng điện là 1/100 giây, dòng điện cũng chỉ bằng 0,1 mA, so với dòng điện có thể gây giật điện cho con người là 50 mA thì còn kém rất nhiều.Tuy cơ thể người mang tĩnh điện, khi phóng điện sẽ sinh ra dòng điện, nhưng dòng điện ấy không gây hại đến cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Tia lửa điện sinh ra do phóng điện sẽ đốt cháy dần gây nên các vụ nổ, vì vậy, các nhân viên làm việc ở kho xăng dầu phải tránh mặc quần áo nilon hoặc etylen. Ngoài ra, các xe thùng chở dầu phải kéo một “chiếc đuôi” xích sắt tiếp xúc với mặt đất, công dụng của chiếc đuôi này chính là truyền kịp thời các điện tĩnh tích luỹ trên xe xuống mặt đất.Tĩnh điện cũng có thể lợi dụng được. In bằng tĩnh điện và in laze chính là cách dùng phương pháp quang học để hình thành một hiện tượng ngầm tĩnh điện; dựa vào lực hút của tĩnh điện để hút chặt các hạt mực đen, sau đó di chuyển các hạt mực đen lên giấy in giống như đóng dấu tranh vẽ, rồi thêm nhiệt để các hạt mực đen bám chắc trên giấy. Máy phát điện Franklin cũng dùng tĩnh điện để tăng tốc các hạt điện ly, có thể dùng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân và bắn các hạt điện ly vào thể bán dẫn.Đào Phai - (vnfipi)

Vậy anh trai của bạn là người có siêu năng lượng rồi. Một thời gian tới sẽ thành siêu nhân. Bạn nên chuẩn bị sẵn quần áo Superman cho anh ấy trong dịp sinh nhật tới. Đó sẽ là một món quà rất ý nghĩa +_+ - (SuperBoi)

Mời học lại vật lý chương trình học cấp 2. Học rổi nhưng mải nói chuyện riêng nên không nhớ? Không phải người phát ra đâu mà do cái áo hoặc cái chăn ... len, dạ phát ra do hiện tượng tĩnh điện do ma sát. - (phantrungbk)

Hỏi mượn mấy đứa học sinh lớp 8 sách VL về mà đọc. - (Tung)

Bạn nên đọc lại vật lý lớp 6, 7 :) - (iloveall)

cám ơn trên đời còn có những người như bạn vnfipi để tôi còn có niềm tin vào xã hội, chứ nếu chỉ có những câu trả lời rởm đời như "về mở sách ra mà đọc" như mấy người kia thì cộng động này có tương lai tối hù - (Bảo)

Chuyện đó có gì đâu mà lạ, có một lần tôi chuẩn bị ngủ, tôi kéo cái mền đắp qua người, tôi lấy tay ra, lúc đó tôi nghe tiếng nổ nhỏ lốp bốp như tiếng quạt điện đặp muổi vậy. Sau đó tôi lây tay để lên mền và kéo phớt từ trên xuống, tôi phát hiện ra tiếng nổ nhẹ và có phát sáng như pháo bông vậy. Tôi làm đi làm lại nhiều lần như vậy và cũng thấy ngạc nhiên, nhưng tôi cũng không thấy bận tâm. các bác cũng có thể làm thử ở nhà! - (NGUYỄN TẤN PHƯƠNG)

Mình thấy bạn vnfipi giải thích rõ ràng nhất về hiện tượng này. Còn những người nói học lại vật lý lớp 6, 7, 8, 9 thì nói chuyện buồn cười quá. Vậy thì khỏi "comment" cho rồi. Đâu phải ai cũng có điều kiện để đến lớp đến trường học. Bây giờ còn nhiều trẻ không được đến trường nữa là. Với lại, có những thứ người ta học từ xã hội nhiều hơn từ trường lớp, nói người khác "đã học được gì từ thời cấp 2" thì hơi xúc phạm người đặt vấn đề đó. Có thể, ý tác giả hỏi tại sao anh trai lại xảy ra hiện tượng này thường xuyên với cường độ mạnh hơn những người khác trong gia đình. Cũng có thể, người đó chỉ muốn đưa ra vấn đề để nhiều người có dịp mở mang kiến thức qua các bình luận xoay quanh hiện tượng. Nếu bảo người khác "học lại đi", "về xem lại sách",... thì khỏi bình luận. Vì đây là diễn đàn, là nơi để tất cả bạn đọc mở mang kiến thức. - (Langnghecuocdoi)

Người ông ấy lắm lông tích điện nhiều hơn chứ sao - (2asd)

hi anh toi chia se mot viec khong biet co dung khong, nam ngoai toi cung co hien tuong do thuong xuyen khi dap men va keo qua lai , nhung tia lua dien nghe keu sau do khoang 5 thang toi bi benh tim va phai mo thay van tim , ban thu di sieu am tim xem co sao kg , toi thi bi thay van tim binh cung nang , gio thi cung phuc hoi roi nhung kg tot may - (tunoiha)

vạt lý lop 6 - (dong9pru)

Bạn biết không có nghĩa là người khác cũng phải biết, kiến thức bao la, người ta hỏi, biết thì trả lời, đừng tỏ vẽ "đơn giản vậy cũng hỏi". - (Kiều Phong)

Hiện tượng đơn giản như vậy ma cũng phải hỏi. Cậu mà hỏi cô giáo của cậu câu này chắc chắn bị gõ đầu - (dang the)

Việt Nam mình hiện tại có máy cân bằng Ion, có thể giúp được anh trai bạn chăng?!! - (Truong Xuan Viet)

Chắc nhà chị bị tích điện đâu đó rồi..ngày trước tôi làm ở công ty cũ cũng bị như vậy vì tròng fòng bị nhiễm điện, khi qua quẹt với nhẹ với đồng nghiệp sẽ có hiện tượng trên... - (kelvin)

mọi vật đều có điện cả mà gặp ma sát nữa thì chuyện thường ví dụ lấy tay bạn vùi tóc trên đầu thì sẽ tạo ra dòng điện làm tóc bạn dựng :D - (tranquochuy30394)

Theo bạn tunoiha nói thì nguy hiểm quá. Bạn hãy nhanh chóng đưa anh trai bạn đi siêu âm ngay kẻo tim có vấn đề đấy. Hơn nữa phải tránh xa các cây xăng dầu kẻo tia lửa nó bắn vào gây hỏa hoạn. Nói chung là phải cách ly... ĐỀ NGHỊ BẠN THAM KHẢO LẠI SGK VẬT LÝ CẤP 2, PHẦN "HIỆN TƯỢNG TÍCH ĐIỆN" NHÉ! - (Vinh)

hoc lai vat ly di - (nguyenducphuc050586)

CÁI NÀY BÌNH THƯỜNG HIỆN TƯƠNG TÍCH ĐIÊN KHI 2 VẬT LIỆU KHÁC NHAU KHI CỌ SÁT , CHẲNG CÓ GÌ PHẢI LO LẮNG MÀ NÓ CỦNG CHẲNG LIÊN QUANG GÌ ĐẾN BỆNH TIM GÌ CẢ, KHI NÀO SẢY RA HIỆN TƯƠNG BẮN TIA LỬA MÀ GÂY CHÁY HAY KHIẾN NGƯỜI KHÁC BỊ GẬT THÌ MỚI PHẢI XOÁN - (PHUCNGUYEN)

Đây là hiện tượng tĩnh điện do sự cọ sát tạo thành các ion điện cực bạn ak. Ai mặc áo lên 1 khoản thời gian nhất định và nhiệt độ thích hợp sẽ có hiện tượng khi cởi áo có tiếng nổ lách tách - (trantoantrunglndt1990)

một kiến thức cực kỳ phổ thông mà, do hiện tượng tĩnh điện thôi. hiện có các thiết bị nhỏ như móc đeo chìa khóa, chỉ cần dí vào là có thể hóa giải lượng điện đó. cũng may là bạn còn lên đây hỏi, chưa đến mức tự tôn sùng ông anh bạn thành thần thánh - (Thiên)

bạn có thể đọc lại sách vl 7 chương 3 để giải thích hiện tượng này - (nguyenminhdang)

Chào cả nhàHiện tượng đó không có gì lo lắng đâu. do mình mặc áo len, áo thun hay đắp mền nhung cũng có hiện tượng này là do trong quá trình mình mặc có sự ma sát giữa người và áo nên có hiện tượng tích điện âm và dương, trong quá trình mình chuyển động thì 2 điện tích chạm vào nhau và tạo ra tiếng nổ nhỏ vào kèm theo tia sáng. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ - (dangductuan85)

cai do minh cung bi hoai, co gi dau ma la - (tin)

Đó là sự tích điện. - (thao)

thế mà cũng phải hỏihỏi lại mình học được gì năm cấp 2 - (ledungbv87)

Đây là kiến thức phổ thông rất bình thường, nên đọc lại Vật lý cấp II nhe. Tôi nhớ không lầm mới đây; ngày Thứ hai, 17/12/2012, 10:15 GMT+7 cũng có bài "Lý giải việc chăn và quần áo phát điện mùa đông", mấy người không chịu đọc, cũng chẳng thèm update kiến thức gì hết. - (hoangBac)

lớp 6 ko có đâu - (khanhbeoto)

Hiện tượng nhiểm điện do cọ xát thôi mà ^^ - (jezero)

nằm ngủ trong phòng có máy lạnh dể xãy ra hiện tượng như bạn nói lắm. Thân ái! - (Trần Văn Tân)

hi hi. đó chỉ là hiện tuợng vật lý bình thuờng thôi. hiện tuợng nhiễm điện khi cọ sát - (ngocchungauto)

dây là hiện tượng tĩnh điện bình thường, vào thời tiết lạnh thì thì tĩnh điện thuờng cao hơn do nhiệt độ của nguời và môi trường chênh lệch khá nhiều, nếu mặc áo len hoặt các loại vải dể tích điện thì xảy ra hiện tượng phóng tia lửa điện khi có ma sát. hiện tuợng này thấy rỏ hơn trong đêm tối. - (dangtuyen)

cái này cũng phải hỏi nữa!!! - (nguoi_hung_sa_mac84)

Tôi cũng bị như vậy, lúc đó mà vô tình chạm phải vật làm bằng kim loại tôi bị điện giật giống như bị tia lửa điện của bếp ga giật. - (vugiabinh198)

Bình thường mà bạn. Hiện tượng này xảy ra do hoạt động nhiều, quần áo cọ sát vào chăn gây nhiễm điện. Nhiều hay ít phụ thuộc vào chất liệu quần mà bạn mặc. - (hoangnam0609)

Hiện tượng này tôi cũng đã từng gặp. Tôi để ý sẽ xảy ra hiện tượng này khi tiếp xúc với bề mặt vải, trong bóng tối bạn sẽ thấy những ánh sáng như sao kèm theo tiếng nổ lốp bốp nhỏ như bạn đã nêu. Nếu là ban ngày bạn sẽ dễ dàng nhận ra lông tay của bạn lúc đó tự nhiên dựng đứng hết. Tôi cũng không biết tại sao nhưng mấy khi đó tôi nghĩ chắc là do ma sát tạo ra sự phóng điện. Mong các nhà khoa học có thể giải thích giùm tôi và các bạn hiện tượng này. - (J.H)

Đây là hiện tuợng Tích điện. Bạn lên google để tìm hiểu cụ thể hơn - (nguyenmanhha3010)

hiện tượng tích điện do cọ xát gây tích điện chứ có gì đâu.. - (thaiduong12a7)

khả năng là có 1 anh hùng THOR đã xuất hiện. bạn fai cho a tập luyện tr khi trở thành dũng sĩ. he he - (chuoi)

Bạn chắc ở ngoài Bắc, chỉ có ở ng đó mới xảy ra hiện tượng này. Vỳ khi mùa đông chúng ta mặc áo quần có khi mấy ngày mới thay nên tế bào chết trên cớ thể bám vào áo, tạo thành photpho - lân tinh nên khi cọ xát sẽ phát sáng, đặc biệt khi chúng ta mặc những chất liệu pha nilon. Nếu bạn dùng móng tay xẹc mạnh củng phát ra anh sáng. - (sydat)

Bình thường, không có gì đặc biệt cả, mình và vài người bạn cũng bị như vậy hoài, có sao đâu. - (Cu be)

Tôi cũng co hiện tương như vây. nhiều khi tui tương mình bị điện giật nữa. - (phamhongtoan13@gmail.com)

Đây là hiện tượng nhiễm điện khi cọ sát. Mời bạn học lại vật lý lớp 9 (thời chưa cải cách). Còn nếu bạn học sách đã cải cách rồi thì về hỏi các em bé học lớp 7 hoặc 8 gì đó, nhờ chúng nó giải thích giúp bạn. - (Nguyễn Văn Hiệp)

Chỉ là một hiện tượng vật lý bình thường thôi bạn. - (anhnam111)

Không hoàn toàn là do cọ sát. Tôi cũng bị hiện tuong tuơng tự, nhưng không những với áo len, áo bông mà cả với kim loại. Điều khó hiểu là tôi hoàn toàn không mặc đồ len hay bông mà chỉ mặc quần áo bình thuờng, ngồi yên để tránh ma sát tối đa nhưng đến khi chạm vào thành ghế bằng kim loại vẫn nghe tiếng "tách" và tay tê như có điện giật. Dần dần tôi rất ngại chạm tay vào kim loại, nhưng thỉnh thoảng quên vẫn cứ bị - (sunflowerscz)

Đây là hiện tượng phóng điện xảy ra, là một hiện tượng bình thường diễn ra khi có sự tích điện (không phải hiện tượng "tĩnh điện" nhé, mặc dù bản chất của nó không khác nhau nhiều nhưng hiện tượng và tên gọi hoàn toàn khác nhau). Về mùa hanh khô, độ ẩm xuống thấp là điều kiện thuận lợi để xảy ra hiện tượng này, ma sát giữa quần áo (đặc biệt là áo len) với lông trên cơ thể người dẫn đến hiện tượng tích điện như bạn nhìn thấy. Chắc bạn ít để ý nên gần đây mới thấy chứ bình thường hiện tượng này xảy ra thường xuyên, việc này cũng được giải thích rất rõ trong sách giáo khoa cấp II. Bạn có thể tìm để nghiên cứu.Việc anh trai bạn "bị" nhiều hơn chị em bạn rất đơn giản là vì lông và tóc là những thứ dễ tích điện nhất, đặc biệt là lông trên cơ thể vốn hay chịu ma sát với quần áo mà tôi tin chắc lông anh bạn nhiều hơn 2 chị em bạn rồi. - (hungnt)

Đây là siêu nhân sấm sét. Nhất định sau này anh ấy sẽ chiến đấu với bọn quái vật ngoài hành tinh để bảo vệ trái đất. - (hjhj)

CÁI NÀY ĐÂU CÓ JI MỚI VÀ ĐÂU FẢI LẠ HIỆN TƯỢNG JÌ LẠ ĐÂU. NẾU NHƯ TRƯỚC KIA THỜI KỲ KHOA HỌC CHƯA XUẤT HIỆN TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI THÌ ĐẤY LẠ CHUYỆN LỚN. NHƯNG JỜ THÌ CHỈ LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG. VÀ MÌNH CŨNG NHƯ A TRAI BẠN, VÀ MỌI VẪN THẾ HIỆN TƯỢNG TÍCH ĐIỆN VÀO MÙA ĐÔNG THÔI MÀ. - (nguyentvinh79)

đây là hiên tương nhiễm tĩnh điện - (azinomotobay)

Đó là khi bạn đắp chăn cơ thể bạn đang nóng, khi mở chăn ra thì gặp không khí lạnh cơ thể bạn trở nên lạnh hơn và khi cọ sát vào cái chăn đang nóng thì tất nhiên nếu điện cực nóng gặp lạnh thì tạo ra tia lửa điện giống như trời mưa tạo sấm chớp, có điều tia lửa điện này rất nhỏ và hiếm khi gặp. Thường thì tia lửa điện bạn gặp chỉ ở những vùng lạnh như: Đà Lạt, Thanh Hóa, Hà Nội, Sapa... - (changdeptraiphongluu)

Mẹ tôi thường xuyên có hiện tượng giống anh trai bạn - (tomasnguyen1981)

cảm ơn bạn vnfipi. tôi cũng bị hiện tượng như vậy. tôi cứ tìm nguyên nhân và thắc mắc: có khi nào dây điện âm tường nhà tôi bị rò rỉ không?chiếc giường tôi và con gái ngủ là giường sắt, nệm kymdan 10cm, gối kymdan, chăn có tp nylon.tôi sờ vào chăn , sờ vào gối, dùng tay cào vào tường cũng phát sáng, có tiếng nổ nhỏ hơn tiếng vợt muỗi.thậm chí hai mẹ con tôi chạm vào nhau cũng phat sang, tiếng nổ nhỏ và cảm giác tê nhẹ. Sau khi dùng giất cảton kê tất cả chân giường lên, kéo giường ra xa tường thì vẫn vậy... - (TRUONG NGOC HUONG)

Mình bị đây. Nhưng hiện tượng này xảy ra với nhiều người, chứ k phải chăn bông. Khi cánh tay mình va chạm nhanh và vô tình trúng người khác thì phát ra tia lửa nhỏ có thể nhìn thấy và tiếng tách. Cả mình và người đó hơi bị tê phần va chạm. Chuyện này xảy ra trên 5 lần, đều vô tình. Ai giải thích giúp mình với. - (Si Storee)

0