31/05/2018, 08:14

Lạ miệng với món khô trâu ở đồng bằng sông Cửu Long

Đặc biệt, khô trâu từ lâu đã có một sức hấp dẫn lạ kỳ nhờ thịt ngon, ngọt và bổ dưỡng không thua gì thịt bò. Theo Đông y, thịt trâu mát, hiền, ăn thường xuyên có thể trị được bệnh tê thấp. Do đó, nhiều quán ăn, quán nhậu bình dân đã chế biến thịt trâu thành nhiều món ăn dân dã, tuy đậm ...

Đặc biệt, khô trâu từ lâu đã có một sức hấp dẫn lạ kỳ nhờ thịt ngon, ngọt và bổ dưỡng không thua gì thịt bò. Theo Đông y, thịt trâu mát, hiền, ăn thường xuyên có thể trị được bệnh tê thấp.

Do đó, nhiều quán ăn, quán nhậu bình dân đã chế biến thịt trâu thành nhiều món ăn dân dã, tuy đậm chất quê mùa nhưng không kém phần cầu kỳ, tinh tế, chẳng hạn như khô trâu, trâu luộc mẻ, trâu hầm sả, trâu trộn gỏi…

Thật ra, khô trâu chỉ mới có mặt trên thị trường từ chín mười năm nay, phổ biến nhất là ở Thạnh Trị (Sóc Trăng), Giá Rai (Bạc Liêu), Tân Hồng (Đồng Tháp), Cà Mau…

 - 1

Khô trâu sau khi nướng chín.

Cách làm khô trâu cũng giống như khô bò nhưng muốn cho miếng khô thơm, ngon, mùi vị hấp dẫn, người làm phải chọn cho được thịt đùi, đùi sau càng tốt rồi thái (lóc) bỏ hết gân trước khi đem xắt thành lát nguyên vẹn, dầy khoảng 1,5 cm. Kế đến là khử tanh thịt với gừng, rượu trắng, muối.

Xong đem ướp sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn hoặc giã nát, trộn thêm ít muối cho thấm độ 30 phút trước khi đem phơi nắng và thường xuyên trở bề. Nắng càng tốt thịt càng ngon. Bình quân cứ 3 kg thịt tươi có thể làm được 1 kg khô, do đó giá khô phải cao gấp ba lần giá thịt.

Nếu phơi một nắng đem nướng ăn liền gọi là khô một nắng. Khô trâu một nắng rất thơm ngon, mềm và ngọt dịu. Còn như phơi nhiều nắng gọi là khô trâu, có thể bảo quản ăn cả tháng mà chất lượng vẫn không thay đổi.


0