Kỹ thuật nuôi rắn ri voi
Chọn nơi và chuẩn bị nơi nuôi rắn Nơi nuôi rắn có thể là ao nuôi nung bào, có mức nước sâu 0,6 – 0,8m, gần nguồn nước sạch khi cần có thể thay nước dễ dàng. Diện tích ao từ 50m 2 trỏ lên, có bộng bịt lưới kỹ. Ao được dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục, xám chắt các hang mội, bón vôi bột diệt tạp. ...
Chọn nơi và chuẩn bị nơi nuôi rắn
Nơi nuôi rắn có thể là ao nuôi nung bào, có mức nước sâu 0,6 – 0,8m, gần nguồn nước sạch khi cần có thể thay nước dễ dàng. Diện tích ao từ 50m2 trỏ lên, có bộng bịt lưới kỹ. Ao được dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục, xám chắt các hang mội, bón vôi bột diệt tạp. Cặp mé ao có thể dùng Fibroximang phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh sát mé ao. Tấm Fibroximang được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m, tường fibro được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy chắn độ nghiêng 25o về phía trong để rắn không bò ra ngoài được, cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Trong ao được thả lục bình, rau muống rau ngổ 2/3 diện tích mặt nước ao. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi mặt nước 0,3 – 0,5 lá chuối thả mé bờ. Nếu mé bờ bị nước ngập đóng bè chuối bè tre, thả từng đóng tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5 – 0,8m. Thả rắn vào ao nuôi. Nuôi rắn ở bể xi măng, lu, khạp: Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng. Trong bể cho vào 0,1 – 0,20m là đất thịt, đất bùn. Diện tích 1/2 bể được thả lục bình, diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tùy nơi rộng hẹp mà cho một số đóng lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2 – 0,3m. Thả rắn vào nuôi. Rắn ri voi giống
Giống rắn nuôi
Có thể bắt giống rắn con tự nhiên vào đầu mùa mưa, chọn rắn khỏe mạnh cùng cỡ thả nuôi hoặc nuôi rắn để làm giống. Chọn rắn Ri voi cha mẹ cỡ 0,4 – 0,6kg/con trở lên, nuôi dưỡng chúng từ mùa khô, đầu mùa mưa rắn mang bầu, vào tháng 4 – 5 Dương lịch rắn mẹ đẻ ra rắn con khoảng 50 con. Rắn con được chăm sóc riêng với mật độ 30 – 40 con/m2. Cho rắn con ăn nòng nọc, nhái con, cá trê con. Rắn thích ăn mồi còn sống, không vẩy. Tập cho rắn ăn cả mồi có vảy.
Giống rắn cỡ lớn từ 4 – 10 con/kg, cần nuôi đồng cỡ, rắn không bị trầy vết, mắc câu gãy xương sống để nuôi chung, cần lưu ý chọn giống rắn khỏe mạnh đều cỡ không bị thương tích để rắn lớn đểu khi nuôi.
Mật độ nuôi từ 5 – 10 con/m2
Thả nuôi ghép: Rùa, lươn 1 con/m2 để sử dụng thúc ăn dư của rắn và tăng thu nhập.
Bể ao nuôi rắn ri voiThức ăn
Rắn Ri voi thích ăn động vật tươi sống, không ươn thối, không vẩy: nòng nọc, ếch nhái, cá trê, lươn con, trùng… khi tập cho rắn ăn cá có vẩy, cá chết rắn cũng quen ăn dần.
Thức ăn tươi tỷ lệ 3 – 5% trọng lượng rắn ăn hàng ngày, tùy sức ăn của rắn mà tăng hoậc giảm khòng để thức ăn dư thừa làm thối nước.
Có thể nuôi cá sặc, cá trê, nhái… trong ao để làm thức ăn tại chỗ cho rắn.
Trước khi cho rắn ăn, làm động tác ủ lá chuối khô để rắn bò ra cùng nhau ăn. Thức ăn được làm vừa cỡ cho rắn ăn, rải đều nơi có rắn.
Chăm sóc rắn nuôi
+ Cần cho rắn ăn đủ, đều để rắn mau lớn, lớn đều.
+ Không để thức ăn dư gây ôi, thối nguồn nước.
+ Cần chuẩn bị nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có.
+ Bổ sung ủ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn mau lớn.
+ Thường thì 7-15 ngày thay nước cho rắn một lần.
+ Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi khỏe nuôi chung.
+ Rắn yếu ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung Pecomlex, Vitamin c để kích thích rắn ăn. Thu hoạch rắn ri voi
Thu hoạch rắn
Rắn được nuôi từ 5 – 12 tháng tùy cỡ giống, rắn đạt 500g/con trở lên là thu hoạch được. Có hộ đã nuôi trong nền nhà 25m2 thả 210 con rắn, 27 con rùa, 15kg lươn đồng. Sau 6 tháng nuôi bán được 6,9 triệu đồng, lời 5,5 triệu đồng. Tính ra mỗi mét vuông doanh thu 276.000đ, lời 222.000đ, đa dạng hoá sản phẩm đặc sản tiêu thụ.