23/05/2018, 14:56

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò cày kéo

Như đã nêu, trâu bò ở ta thường được nuôi kiêm dụng và sử dụng cho cày kéo một thời gian ngắn trong mùa cày bừa chuẩn bị đất gieo trồng trong năm. Vì vậy có thể gọi đây là trâu bò sử dụng cho cày kéo. Phần kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được giới thiệu cho nhiều loại đối tượng từ trâu bò cái chửa, ...

Như  đã nêu, trâu bò ở ta thường được nuôi kiêm dụng và sử dụng cho cày kéo một thời gian ngắn trong mùa cày bừa chuẩn bị đất gieo trồng trong năm. Vì vậy có thể gọi đây là trâu bò sử dụng cho cày kéo. Phần kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được giới thiệu cho nhiều loại đối tượng từ trâu bò cái chửa, bê nghé, trâu bò tơ lỡ và trâu bò trưởng thành sử dụng cho cày kéo, trong đó giới thiệu sâu hơn chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò trong mùa cày kéo.

Nuôi dưỡng chăm sóc trâu bò cái có chửa

Thời gian mang thai của trâu cái là khoảng 10 tháng rưỡi, của bò là khoảng 9 tháng (tuy nhiên còn phụ thuộc vào giống, cá thể….). Trong thời gian mang thai trâu bò cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho duy trì cơ thể, tăng trọng bản thân và nuôi bào thai. Dựa vào sự phát triển của thai, có thể chia làm hai giai đoạn để chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò cái chửa: giai đoạn 1 từ lúc bắt đầu chửa đến 2-3 tháng trước khi đẻ và giai đoạn 2 là 2-3 tháng trước khi đẻ.

Nuôi trâu bò cái từ lúc bắt đầu mang thai đến 2-3 tháng trước khi đẻ

Giai đoạn này bào thai bắt đầu phát triển và hình thành, hoàn thiện các cơ quan chức năng của cơ thể, nhưng sinh trưởng tích luỹ thấp. Thời kỳ này nhu cầu thức ăn của trâu bò cần nhiều cả chất và lượng do khả năng ăn vào và khả năng tiêu hoá của trâu bò rất tốt trong thời gian này vì vậy cần cung cấp cho trâu bò nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt. Thường trong thời kỳ không mang thai và thời gian không làm việc trâu bò chỉ có đi chăn thả, ít chú ý bổ sung thức ăn thêm tại chuồng, nhưng trong thời kỳ này thì ngoài chăn thả phải bổ sung thêm nhiêu thức ăn tại chuồng ban đêm để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò mẹ làm việc và cho thai phát triển. Ngoài nhu cầu cho bản thân trâu bò thì khẩu phần hàng ngày cung cấp thêm cho thai phát triển, vì vậy cần chú ý trong khẩu phần ăn hàng ngày của trâu bò, ngoài năng lượng cần một lượng protein và khoáng chất cho sự phát triển của bào thai.

Về chăm sóc, thời gian này phải giảm cường độ và thời gian làm việc nặng của trâu bò, không xua đuổi nhiều, không dùng thuốc tẩy, thuốc kích thích…tránh sẩy thai.

Bò đẻBò đẻ

Nuôi trâu bò cái chửa 2-3 tháng trước khi đẻ

Trước khi đẻ 2-3 tháng, thai phát triển nhanh, sinh trưởng tích luỹ cao, dạ con to chiếm chỗ trong khoang bụng. Giai đoạn này phải tăng chất lượng và giảm số lượng thức ăn, tăng tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần, giảm tỷ lệ thức ăn thô xanh và chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá. Nhu cầu hàng ngày ưong giai đoạn này của trâu bò cao hơn so với giai đoạn trước. Chú ý trong khẩu phần ăn hàng ngày của trâu bò cần bổ sung một lượng protein và khoáng khá đảm bảo cho sự phát triển mạnh của bào thai trong giai đoạn này.

Thời gian này cần nhốt riêng để có điểu kiện chăm sóc tốt hơn, cho trâu bò nghỉ làm việc, giữ mức vận động vừa phải và tắm chải hàng ngày thường xuyên để tăng cường trao đổi chất và giữ trâu bò đẻ dễ dàng. Tuyệt đối không được dùng bất cứ loại thuốc tẩy, thuốc kích thích hoặc vac-xin gì vì dễ ảnh hưởng đến thai gây sẩy thai hoặc đẻ non, hoặc đẻ không bình thường.

Trước khi trâu bò đẻ vài hôm, nhốt trâu bò tại chuồng hoặc đưa về nơi nuôi trâu bò đẻ, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị một số dụng cụ đỡ đẻ và có người trực. Khi trâu bò có hiện tượng đẻ có thể dùng nước muối ấm hoặc thuốc tím rửa bộ phận sinh dục và bầu vú, lau khô, lót nền chuồng bằng rơm cỏ khô chuẩn bị chỗ đẻ. Sau khi trâu bò đẻ xong, cho chúng uống nước muối ấm 1%, dùng nước muối ấm hoặc thuốc tím rửa lại bộ phận sinh dục sạch sẽ, rồi cho trâu bò nghỉ, tránh để chúng ăn nhau thai. Nếu sau 6-7 tiếng mà nhau chưa ra thì phải can thiệp.

Giữ trâu bò ở nhà mấy hôm sau khi sinh, cho ăn đầy đủ thức ăn tại chuồng để đảm bảo tiết sữa tốt trong những ngày đầu cho bê nghé, đặc biệt là sữa đầu rất quan trọng cho khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của bê nghé.

0