23/05/2018, 15:22

Kinh nghiệm chọn gà chọi hay

Ai cũng biết, đặc tính bẩm sinh của gà trống là hiếu chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau, dù ở tình trạng nào: hoang dã ngoài rừng núi hay được dưỡng nuôi trong các gia đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu chiến hơn. Một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một ...

Ai cũng biết, đặc tính bẩm sinh của gà trống là hiếu chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau, dù ở tình trạng nào: hoang dã ngoài rừng núi hay được dưỡng nuôi trong các gia đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu chiến hơn. Một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một loại, lại có những con có dị tướng, có những ngón đòn lạ… mà người ta thường bảo là “thần kê”. Đó là lý do thúc đẩy những ai muốn chơi thì cần phải tìm tòi và chọn lựa.

Thực vậy, không phải gà nào cũng chọi nhau được. Vì là một loại gà đặc biệt, do sự đúc luyện liên tiếp qua nhiều năm nhiều đời. Trong loại gà này, người chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay. Có hay mới bõ công săn sóc, mới có hy vọng thắng những cuộc chọi nhau và chủ nhân mối mong đoạt giải trong những ngày hội hoặc đánh cá, trong các cuộc chọi gà đỗ bác.

Thường thì những con gà dị tướng là những con gà hay. Nhưng những dị tướng đó, chỉ có các tay chơi sành sõi mới nhận thấy . Những con gà được gọi là linh kê hay thần kê thường có tướng lạ lùng. Với tướng lạ đó, gà đấu trăm trận trăm thắng. Đến lúc về già, cái khí thế oai hùng ấy cũng không mất. Cho nên, người ta thường dùng chúng để tạo nên những thần kê con, những linh kê cháu…

Gà có dị tướng

Trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam, tác giả Toan Ánh có cho biết là các tay sành chơi ở nước ta, đã phân biệt được 27 loại gà có dị tướng. Sau đầy xin đơn cử 5 loại trong 27 loại gà có tướng kỳ lạ đó:

+ Gà tử mị: Có 2 loại: Loại gà 1 khi ngủ thì năm ngay ngắn, sải cánh và xuôi giò; loại gà 2 khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi.

+ Gà quy: Hình giống như con rùa. Khi nằm nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào trống giống như thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lượt lông vũ.

+ Gà độc nhãn, độc dao: Gà độc nhãn, độc dao lúc mới sinh ra chỉ có một mắt, một cựa. Những con gà loại này thường rất hung ác dữ tợn, không bao giò nao núng trước địch thủ, đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy.

+ Gà mắt ếch, mắt mèo: Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà này rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục ngữ có câu: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy”.

+ Gà tam nhĩ: Gà có 3 lỗ tai. Ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai này thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải chú ý vạch lông ra mới thấy được.

Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy…của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân.

Người chơi gà khi kén chọn gà nòi trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ở mã gà, nhất là ở màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự bền bỉ, gan lỳ và khôn ngoan. Năm màu lông thường được lựa chọn là: nhạn, xám, điều, ô và nghệ. Vì năm màu này thuận với Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu Ngũ hành của năm sắc gà để biết sự xung khắc theo nguyên tắc dịch lý. Đây cũng là một yếu tố khi cáp gà trong các trận đấu.

Đã là gà chọi thì con nào cũng biết chọi. Nhưng không phải con gà chọi nào cũng là gà chọi hay. Do đó các tay chơi mới phải lựa chọn, chọn lựa cách rất kỹ càng. Con gà hay trước hết phải có thân hình cân đối, mạnh mẽ và gân guốc. Con gà chắc chắn, gân guốc khi nhắc bổng lên, cặp giò không lòi chòi lạng quạng, cổ gà (gọi là cần) phải có bộ xương cho nhặt và ngắn, mỗi khi sờ tới thì gà thụt cổ vào dễ dàng. Mỏ gà phải nhỏ, miệng phải sâu, như vậy nó mới lanh lẹ khi mổ địch thủ. Chân phải lùn thì gà mới có những cái đá chắc và mạnh. Lông gà phải cứng để nó có sức chịu đựng khi giao phong.

Qua các nét chính yếu trên, con gà có thể được chọn. Thêm vào đó, gà còn có dị tưống hay gà nòi nữa là hay nhất. Gà nòi tức là con cháu của một con gà hay đã được nổi tiếng trước đây. Những con gà hay mà các tay sành chơi ở nước ta thường nhắc đến là:

+ Tại miền Nam: Gà Bình Định, gà Bà Rịa, gà Bà Điểm, gà Cao Lãnh, gà Kế Sách (Sóc Trăng), nhưng đặc biệt nổi tiếng nhất là gà Cao Lãnh và gà Bà Điểm. Gà Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp. Giống gà này lông nhiều, cựa nhọn, bay đá nhanh. Còn giống gà Bà Điểm ở Sài Gòn thì lông ít, cựa ngắn, nhưng gan dạ vô cùng. gà Cao Lãnhgà Cao Lãnh

+ Ngoài miền Bắc: Giống gà Kim Liên ở khu vực phía sau Khâm Thiên thuộc Hà Nội và gà Vân Hồ ở phía nam Hà Nội.

Ngày nay, nhiều tay chơi gà tìm cách lấy giống gà hay bằng cách cho lai nhau. Họ ghép mái Bà Điểm với trống Cao Lãnh, hoặc gà mái Cao Lãnh với gà trống Bà Điểm. Sự ghép giống này sản xuất ra loại gà lai có đủ các đức tính của cả gà cha và gà mẹ.

Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm, vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò…

Lưu ý:

+ Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.

+ Chọn lựa giống tốt, không cho gà cùng bô, mẹ đạp mái lẫn nhau để tránh đồng huyết dẫn đến thoái hoá. Khi nở ra thường chọn con giống rặc bổ mẹ, mình dài, to, khoẻ, lông đẹp.

Sau khi chọn mái tốt cho phối với cồ đá hay. Trong quá trình đẻ trứng cho ăn đủ chất. Khi nở, gà con nuôi thả bình thường, ngoài cho ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa… hàng tuần cho ăn thêm bột đậu xanh, rau xà lách, lươn con, trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò để tránh trường hợp đói con (suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ). Như vậy mới đủ dinh dưỡng, để khi lớn lên đủ tiêu chuẩn trở thành gà đá thực thụ, bền bỉ dẻo dai, có sức mạnh vô địch như một võ sĩ.

Khi gà đá 6 tháng tuổi chỉ cho ăn lúa rửa sạch và nuôi nhốt. Đến 8 tháng tuổi, khi đã tròn tiếng gáy thì cắt tai, cắt tích, cắt lông già. Lúc này bắt đầu huấn luyện gà bằng cách cho đá xổ. Lần đầu 10 phút, lần 2, lần 3 khoảng 10 – 15 phút, rồi trọn hồ (20 phút). Ngoài ra còn tập chạy lồng để chân gà khoẻ, dẻo dai.

Lúc này có thể đánh giá được gà đá hay, đá dở, có sanh thế hay không (thế sáng tạo trong lúc đá) và đá ở thế kèo trên hay kèo dưới (tức gát cần lên trên hay dưới đối phương), ớ giai đoạn này nhiều con có thế đá rất độc đáo: đá hầu (đá vào cổ họng, có khi làm đứt thực quản đối phương), đá mồng, mặt (làm đuôi mắt, tím đầu đối phương), đá xỏ ngang (làm đối phương dễ gãy cần (cổ). Có con đá ngang bảng lưng (làm tổn thương phổi đối phương). Gà có sanh thế thì quý hơn nhiều lần gà thuần thế. Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà đá hay:

“Tuyển chọn gà kê giống đá hay.

Không gì bằng độc dấu đá hay

Mình thuyền gối thắt lưng xuôi mái

Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng)

Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt

Bước đi ngón chúm ít gà tày

Tự nhiên đầu lắt, hay né giỏ

Cáp độ ra trường ắt thắng ngay” .

Hay:

“Nhất thời chân chúm vãi ra

Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng” .

Chọn gà đá nên chọn gà từ 3,2 – 3, 5kg săn gọn, không nên chọn gà mập 3,8 – 4kg nặng nề chậm chạp. Gà đá hay thường có đặc điểm: mình dài, lông mướt, mồng to, vảy mỏng, câu tròn, gối thắt, ngón nhỏ dài, tam sơn rộng nhưng cũng không nhất thiết vậy. Có con nhìn bề ngoài nhỏ con, không đẹp nhưng đá rất hay.

Con gà như cầu thủ bóng đá, có tư chất đá hay nhưng không có thầy huấn luyện chu đáo cũng không trở thành gà đá hay được.

Cho nước giống như là cấp thêm thuốc trợ lực, khoẻ lại ngay sau một hồ đá, tiếp thêm sức cho hồ sau. Cho nước nơi nào gà dễ thở như nách, lưng chẳng hạn. Nhìn gà để biết sức khoẻ của chúng, nếu không khoẻ mà ép chúng đá thì gà sẽ bị thua nhanh chóng.

Chọn gà tài theo 5 bộ phận trên mình gà

Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.

+ Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

+ Cổ to, dài, thẳng.

+ Lưng rộng, cánh dài.

+ Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.

+ Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng, khô.

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.

Chọn gà theo màu lông

Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.

Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:

“Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy”

Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng thì khó có gà nào địch nổi, ngoại trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mối có thần kê, vậy mới có câu:

“Gà ô chân trắng mỏ ngà.

Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê”.

Một số màu lông và chân gà không nên chơi:

+ Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.

+ Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài.

+ Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.

Chọn gà hay qua tiếng gáy

Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra.

Chọn vảy gà hay, gà tài

Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh gà ấy mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là “linh kê” …

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mối biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp… vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.

Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng

Trong dân gian truyền rằng gà ba giái hoặc một giái cũng là gà tài nhưng điều này chỉ mang tính chất tương đối. Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng:

“Nhất thời hốt cát vãi ra

Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”

“Hốt cát vãi ra” là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. “Lắc mặt” là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ hoặc đang thi đấu. Gà “né lồng” là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

Chọn gà khi ngủ

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thõng đầu xuống đất hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài

Khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải mù mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả…

Quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá xỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Chăm sóc gà rất khó đòi hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn. Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn, ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh, cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp… vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng

0