23/05/2018, 15:22

Thành phần và hoá sinh máu cơ thể lợn con

Lượng máu chiếm 4,6% khối lượng cơ thể lợn con. Máu thực hiện chức năng sinh lý quan trọng như: hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, duy trì cân bằng nước, điều hoà nhiệt, vận chuyển, bảo vệ… Thành phần máu Hồng cầu: Nước chiếm 60%, chất khô 40% (trong đó hemoglobin chiếm 60%) và có enzym ...

Lượng máu chiếm 4,6% khối lượng cơ thể lợn con. Máu thực hiện chức năng sinh lý quan trọng như: hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, duy trì cân bằng nước, điều hoà nhiệt, vận chuyển, bảo vệ…

Thành phần máu

Hồng cầu: Nước chiếm 60%, chất khô 40% (trong đó hemoglobin chiếm 60%) và có enzym catala, anladra, cacbonic và các muối.

Số lượng hồng cầu biến đổi rõ rệt theo tuổi lợn. Hồng cầu ở lợn Ỉ mới sinh là 5,396 triệu, 10 ngày tuổi giảm còn 3,68 triệu, 20 ngày tuổi 4,631 triệu, 30 ngày tuổi tăng lên 5,134 triệu, 40 ngày giảm còn 4,892 triệu, tiếp ngày thứ 50 – 60 tăng lên 5,6 – 5,8 triệu, nhưng ngày thứ 75 giảm còn 5,2 triệu.

Như vậy, hồng cầu có 2 lần giảm: 20 và 75 ngày tuổi đúng vào hai thời kỳ khủng hoảng sinh lý của lợn con, nên cần tác động kỹ thuật vào thời điểm này.

Hemoglobin giữ chức năng hô hấp của máu, biến đổi tương tự như hồng cầu.

Lợn Ỉ mới đẻ có lượng hemoglobin 10,8 g%, 10 – 20 ngày tuổi giảm còn 8,3g%, 30 ngày tuổi tăng lên 9, 3g%, 40 ngày tuổi 10g%, 60 ngày tuổi 10,7g% và đến 75 ngày tuổi (sau cai sữa) giảm còn 10,1g%.

Bạch cầu: Chủ yếu bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng ngộ độc. Bạch cầu thường ít ổn định, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý cơ thể. Bạch cầu ở lợn Ba Xuyên đạt 21,4 nghìn/mm³ máu, ở lợn Thuộc Nhiêu – 17,6 nghìn/mm³. Bạch cầu biến đổi theo tuổi và theo giống. Sự biến đổi theo tuổi của bạch cầuSự biến đổi theo tuổi của bạch cầu

Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng trong đông máu.

Huyết tương: Trong huyết tương, nước chiếm 90 – 92%, chất khô 8 – 10%. Trong chất khô có chứa protein, gluxit, lipit, khoáng, sản phẩm phân giải của protein, gluxit, lipit, enzym, vitamin.

Protein huyết tương gồm 3 loại: albumin, globulin và fibrinogen. Protein huyết tương có nồng độ 6 – 8%.

Albumin tạo thành áp suất thẩm thấu thể keo của máu, điều hoà cân bằng nước và các chất điện giải giữa huyết tương và các mô, duy trì dung tích máu cần thiết. Nó bảo đảm hoà tan, vận chuyển các amion, các sản phẩm trung gian trao đổi từ mô này đến mô khác.

Globulin vận chuyến các lipit, estrogen, carotinvit, steroỉt, vitamin hoà tan trong dầu, các axit béo không phân cực, muối của axit mật, sắc tố mật, hematin, iốt, kẽm, đồng, sắt.

Trong máu có các kháng thể ở dạng gama-globulin và beta- globulin.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hoá sinh của máu

Khả năng sản xuất ở lợn cao sản (lợn ngoại lai) mức protein tổng số và nitơ cặn trong máu cao hơn lợn có sức sản xuất thấp (lợn nội) vì cường độ trao đổi protein mạnh hơn.

Điều kiện nuôi dưỡng: Lợn con được nuôi dưỡng khác nhau có các chỉ số hoá sinh trong máu khác nhau.

Khi lợn con bú sữa, chuyển sang tập ăn và ăn thức ăn thực vật, protein huyết thanh như sau: Sự biến đổi các thành phần protein huyết thanh của lợn con (%)Sự biến đổi các thành phần protein huyết thanh của lợn con (%)

Trong máu lợn con ở 7 tuần tuổi, trừ β globulin, các thành phần protein khác đều tăng. Khi lợn con được nuôi dưỡng bằng sữa thì canxi, photpho, magiê đồng hoá tốt hơn so với nuôi bằng thức ăn thực vật. Protein tổng số và γ globulin trong máu lợn con thấp hơn ở lợn trưởng thành.

Sự biến đổi đường trong máu lợn con 1 – 2 ngày tuổi là 112mg% và 1 – 2 tháng tuổi là 82mg%.

Giống lợn mà trong máu có nhiều globulin thường thành thục sớm, chống đỡ bệnh tật tốt hơn.

Bệnh lý đường tiêu hoá

Theo Toshiaki Otani (1994), tỷ lệ lợn con tiêu chảy phụ thuộc vào y globulin có trong máu lợn con theo mẹ, được cung cấp từ sữa đầu. Ở những ngày đầu sơ sinh, lợn con có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn so với những ngày sau, khi hàm lượng γ globulin trong máu xuống thấp. Hàm lượng γ globulin và số lượng lợn con bị tiêu chảyHàm lượng γ globulin và số lượng lợn con bị tiêu chảy

Lợn con theo mẹ tiếp nhận thức ăn tinh thường bị rối loạn đường ruột do sự thay đổi về tính chất lý hoá học của thức ăn khác nhiều so với sữa mẹ, nên phải bổ sung thức ăn hỗn hợp cho lợn con để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Song việc cung cấp thức ăn hỗn hợp không tốt đôi khi gây ra hiện tượng phù nề, rối loạn đường tiêu hoá dẫn đến chứng ỉa chảy hàng ngày ở lợn con. Theo Cù Hữu Phú (1999), nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con chủ yếu là do vi khuẩn E.coli chiếm tỷ lệ 85,71%.

Bệnh lý ở ruột non

Các chủng E.coli sinh ra độc tố (ETEC) kết dính các chất độc được giải phóng từ các chủng E.coli vào bề mặt khoang mật làm tăng tiết dịch lên nhiều lần. Dưỡng chất chuyển từ ruột non vào ruột kết, nếu quả khả năng hấp thụ của nó sẽ gây ra bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy thường liên quan tới hiện tượng viêm ruột, hoặc do hậu quả rối loạn chức năng tiết dịch tiêu hoá. Cả hai trường hợp này thường gây mất nhiều nước, quá trình vận chuyển tiêu hoá bị ngừng trệ.

Ngoài ra, các chủng E.coli gây bệnh ETEC và Crytospodium Sp. nằm trong riềm lông nhung và tiết ra độc tố gây bệnh kích thích chức năng tiết dịch vị sẽ vượt quá khả năng hấp thụ của lông nhung và tăng số lượng nước, các chất chưa được tiêu hoá hấp thu bị đẩy xuống ruột kết gây nên tiêu chảy, thường phân loãng chứa nhièu thành phần như mỡ, dịch nhầy, đôi khi xuất hiện cả fibrin hoặc máu, cho thấy mức độ tổn thương niêm mạc ruột khác nhau.

Bệnh lý ở ruột già

Như ruột non, khi rối loạn chức năng ở ruột già sẽ gây bệnh tiêu chảy. Cảm nhiễm ETEC ở ruột non làm tiết ra một lượng lớn chất lỏng niêm mạc ở ruột kết có khả năng hấp thu chắt lỏng gấp 3 – 4 lần so với lúc bình thường. Nếu vượt quá khả năng này thì bệnh tiêu chảy xảy ra.

0