Khuynh Hướng Sử Thi Và Cảm Hứng Lãng Mạn Của Văn Học Việt Nam Giai Đoạn 1945 Đến 1975
[Văn nghị luận xã hôi] – Anh chị hãy đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng: “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong ...
[Văn nghị luận xã hôi] – Anh chị hãy đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:
“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng”. Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ?
Đề bài: Đánh giá về Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 Đến 1975 có ý kiến cho rằng: “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng”. Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ?
Bài Làm
Giữa những bộn bề , tấp nập của buổi chợ phiên văn học, giữa những đông đúc, phồn tạp của gian hàng hiện thực, những người nghệ sĩ là vị khách hàng đặc biệt. Văn học luôn đem đến cho con người ta những phút giây thư giãn thực sự. Đó là một hoạt động giải trí cao quý của tâm hồn. Mỗi thời kì lịch sử qua đi, văn chương đều ghi lại dấu ấn quan trọng. Và văn học ở mỗi giai đoạn thì mang những đặc điểm khác nhau. Đánh giá về văn học Việt Nam (giai đoạn 1945 – 1975) có ý kiến cho rằng : “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng”.
Văn học là tấm gương phản chiếu chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Mỗi khi cảm xúc trỗi dậy và dâng trào đến mãnh liệt tác giả lại tìm đến văn thơ như một cách để giải bày, để kí thác nỗi niềm tâm sự. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 phản ánh một hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt. Khuynh hướng sử thi là văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca , trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạnh và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc – một niềm tin tất thắng. Nhận xét về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 muốn nhấn mạnh, khẳng định rằng: “Khuynh hướng sử thi được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học này thấm nhuần tin thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Tất cả các yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (1945 – 1975) giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã ghi nhận được những dấu ấn sáng tạo mới mẻ, tiêu biểu với những cái tên như : Quang Dũng với bài thơ “Tây Tiến”, Tố Hữu với “Việt bắc”, … là những sáng tác mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan. Hiện thực cuộc kháng chiến khó khăn là thế nhưng con người vẫn tràn đầy hi vọng. Tây Bắc hiện lên trước mắt người đọc bởi con đường hành quan gian nan, vất vả , thời tiế khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình:
Khuynh Hướng Sử Thi Và Cảm Hứng Lãng Mạn Của Văn Học Việt Nam Giai Đoạn 1945 Đến 1975
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Trên đỉnh Sài Khao sương dày đặc đến nỗi “lấp” cả đội quân. Đoàn binh hàng quân trong sương lanh giữa núi rừng trùng điệp. Chữ “mỏi” làm hiện lên trước mắt người đọc một đoàn quân đang mỏi mệt đến rã rời. Tuy vậy, họ vẫn nhìn thấy con đường hành quân thật đẹp và thơ mộng trong “sương lâp” thật hùng vĩ , tráng lệ. Đi qua Mường Lát vào ban đêm làm bạn với loài hoa nở ngáy hương, đi trong đêm sương tỏa khắp không gian huyền ảo, mơ màng. Nhà thơ không nói hoa nở mà là “hoa về”. không dùng “đêm sương” mà nói “đêm hơi”. Điều đó đã chứng tỏ sự lạc quan của những người tính tiểu tư sản lãng mạn , hòa hùng.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Cảm xúc ấy chính là nỗi nhớ. Nhớ những năm tháng chiến đấu gian khổ cùng động đội, nơi núi rừng , chốn “rừng thiên nước độc”. “Nhớ” được lặp lại hai lần trong cùng một câu thơ như càng nhấn mạnh và tăng chiều sâu của cảm xúc. “Tây Tiến ơi” – đó là nỗi nhớ đồng đội, nhớ tình đồng chí của một thời chinh chiến. “Nhớ chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng. Đó là nỗi nhớ da diết , miên man, lửng lơ, bang khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Việc khéo léo sử dụng vần “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man, không dứt làm cho câu thơ vang xa và vọng vào lòng người.
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn giai đoạn 1945 – 1975 quả đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng.Văn học đã phản ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn, tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc, phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đó xây dựng hình ảnh thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên một giọng điệu ngợi ca, trang trọng , tráng lệ, hào hùng…
Với những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng, thấm đẫm tinh thần lạc quan, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1875 . Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt, kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút cần nhìn con người, cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát, lịch sử, dân tộc và thời đại chứ không chỉ bằng con mắt của cá nhân . Tuy nhiên, khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn 1945 – 1975, chẳng hạn như hạn hẹp về cái nhìn, một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.
Văn học dù viết về đề tài nào cũng luôn hướng đến cuộc sống và những nhu cầu của con người. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng thế. Mỗi thời kì lịch sử đi qua đều để lại những sáng tác mang dấu ấn của dân tộc, hơi thở của thời đại. phải chăng chính điều đó làm nên sức hút kì diệu của mảnh đất văn học Việt Nam?
>> XEM THÊM: khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20