Chính sách phát triển nông ngư nghiệp, nông thôn của nhà nước
Một thời kì dài, nền nông nghiệp của nước ta phát triển rất chậm, cơ cấu không phù hợp, sản lượng thấp, cung không đáp ứng được cầu. từ sau thời kì đổi mới, nền nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc. khoán 10 là một thí dụ sinh động về ảnh hưởng của chủ ...
Một thời kì dài, nền nông nghiệp của nước ta phát triển rất chậm, cơ cấu không phù hợp, sản lượng thấp, cung không đáp ứng được cầu. từ sau thời kì đổi mới, nền nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc. khoán 10 là một thí dụ sinh động về ảnh hưởng của chủ chương, chính sách của nhà nước đến sự phát triển của nông nghiệp. khoán 10 cho phép các hộ nông dân được tự do canh tác trên mảnh đất của mình, được đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt sản lượng cao, chất lượng tốt. các hộ nông dân chỉ phải đóng thuế theo định mức cho nhà nước và trả tiền các dịch vụ mà họ sử dụng. thực tế, hình thức khoán này đã khuyến khích được nông dân tăng cường đầu tư, tăng năng suất lao động, làm lợi cho mình và làm lợi cho xã hội.
Sau khoán 10, năm1994 nhà nước lại ban hành luật đất đai, trong đó quy định thời gian sử dụng ruộng đất kéo tới 30 năm. nông dân có quyền bán, nhượng lại, thừa kế...điều này đã làm cho họ gắn bó với mảnh ruộng hơn, yên tâm với sản xuất. đại hội đảng khoá viii đã đề ra chủ trương đưa đất nước ta vào thời kỳ cnh-hđh; trong đó có một vấn đề quan trọng là cnh-hđh nông nghiệp và phát triển nông thôn. để thực hiện chiến lược này, nhà nước đã đề ra một loạt các chính sách như chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách khuyến nông, phát triển khoa học công nghệ, chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách hỗ trợ giá nông sản, quy định giá trần, giá sàn.
Ngoài ra, nhà nước còn có các chương trình và mô hình như : chương trình giải quyết việc làm, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình tăng cường y tế và giáo dục cơ sở, mô hình điện, đường, trường, trạm...tất cả các chương trình này có một ý nghĩa và hiệu quả tích cực đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. năm 1999, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn của nhà nước tăng gấp rưỡi đất với năm 1998
Đối với ngành thủy sản thì năm năm qua là thời kì phát triển mới của ngành. với phương châm kết hợp giữa khai thác với nuôi trồng và chế biến xuất khẩu đã làm tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. thực hiện phương châm đó, một mặt nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, khai thác mọi tiềm năng về vốn và kinh nghiệm; mặt khác tập trung vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi cho ngành thủy sản, tập trung nguồn vốn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến thủy sản; ứng dụng tiến bộ sinh học trong chọn và lai tạo giống đi đôi với công nghiệp hoá sản xuất thức ăn, mở rộng nuôi các loại thủy sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu khác như nghêu (trà vinh, bến tre), sò huyết (kiên giang, bạc liêu, cà mau, duyên hải miền trung), ba ba, ếch...phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo chiều sâu, gắn với xuất khẩu.