Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, giá cả giảm xuống, thương mại bị thu hẹp, nhiều ngân hàng không hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ ...
Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, giá cả giảm xuống, thương mại bị thu hẹp, nhiều ngân hàng không hoạt động,
thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ thấp. Hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ bị vỡ nợ, phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã làm giảm 1/3 sản lượng công nghiệp, 2/3 mậu dịch quốc tế trong hơn 50 nước. Nước Mỹ đã phá huỷ 92 lò nấu sắt, phá đi 10,4 triệu mẫu Anh cây bông, huỷ 6,46 triệu con lợn. Braxin phá huỷ 22 triệu bao cà phê. Đan Mạch phá huỷ 117.000 con gia súc.
Trong khi một khối lượng của cải khổng lồ như vậy bị tiêu huỷ thì hàng triệu người lao động lại lâm vào cảnh bần cùng đói khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê bị mất việc làm. Lợi dụng tình trạng thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian lao động. Không những công nhân ở chính quốc bị bóc lột, mà nhân dân ở các nước thuộc địa, phụ thuộc cũng chịu chung cảnh ngộ. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với vô sản; giữa tư bản với các dân tộc thuộc địa càng thêm sâu sắc.