11/05/2018, 14:43

Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa hiện đại hóa

– Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản ...

– Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã
hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội

– Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học – kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị

– Nói cơ sở vật chất – kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ sở vật chất – kỹ thuật đó đã đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho phương thức sản xuất đó.

– Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu. Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá.

– Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa tư bản – đòi hỏi một cơ sở vật chất – kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

– Do vậy, có thể hiểu, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

– Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp, có cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn có cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất, tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

– Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

0