31/05/2017, 11:54

Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến ngữ văn 11

Doi dieu ve Nguyen Khuyen – Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng Nguyễn Khuyến sinh ngày 15 – 2 – 1835, tại thôn Vân Khê, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tĩnh Nam Định, trưởng thành và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Biệt hiệu của nhà thơ là Quế Sơn. Năm ...

Doi dieu ve Nguyen Khuyen – Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng Nguyễn Khuyến sinh ngày 15 – 2 – 1835, tại thôn Vân Khê, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tĩnh Nam Định, trưởng thành và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Biệt hiệu của nhà thơ là Quế Sơn. Năm 1852, mới 17 tuổi đã đi thi Hương cùng với cha. Năm đó, người cha, thầy đồ Nguyễn Khải, giật được tú tài, còn Nguyễn Khuyến chưa được gì. Năm sau, ông lấy vợ, một phụ nữ hiền hậu, ...

– Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng

Nguyễn Khuyến sinh ngày 15 – 2 – 1835, tại thôn Vân Khê, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tĩnh Nam Định, trưởng thành và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Biệt hiệu của nhà thơ là Quế Sơn. Năm 1852, mới 17 tuổi đã đi thi Hương cùng với cha. Năm đó, người cha, thầy đồ Nguyễn Khải, giật được tú tài, còn Nguyễn Khuyến chưa được gì. Năm sau, ông lấy vợ, một phụ nữ hiền hậu, suốt đời tần tảo, nuôi chồng nuôi con. Khi thân sinh mất, gia đình thêm nghèo túng, Nguyễn Khuyến phải đi đánh cá, nhưng không bỏ việc sách đèn, Đến lúc gia đình nghèo khó quá, ông mới bỏ học, nối nghiệp cha đi dạy kiếm ăn và nuôi mẹ. Ông nghè Vũ Văn Lý thấy vậy bèn gọi về cho ăn học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến thi Hương, đỗ Giải nguyên (đỗ đầu). Năm sau, thi Hội ở kinh đô, không đỗ, bèn ở lại học, chờ khoa thi sau.

Năm 1871, nhà thơ đỗ Hội nguyên, rồi thi Đình, đỗ Đình nguyên (tức Trạng nguyên, thời nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên). Do đỗ đầu cả ba kì thi nên người đời gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ và nhà thơ rất tự hào về điều đó.

Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến ra làm quan, từng giữ chức: Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, Bố chánh Quảng Ngãi… Năm 1883, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Tây, nhưng lại cáo quan về lại quê nhà. Với những thành đạt rực rỡ về khoa bảng, lại được tin dùng, song Nguyễn Khuyến chỉ làm quan có 12 năm. Lúc về với “Vườn Bùi, chốn cũ”, nhà thơ mới 50 tuổi. Khi ấy, ông viết lời khuyên con cháu:

Đề vào mấy chữ trong bia,
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.

Tuy cáo quan về quê, nhưng mắt ông vẫn chứng kiến bao nhiêu cảnh trái ngang đang diễn ra. Nhà thơ luôn bồi hồi thổn thức khi nghe từng tin thất trận của nghĩa quân, nhức nhối với bao nỗi đau của dân lành. Ông nói tất cả những điều đó trong thơ, khi bằng một bút pháp châm biếm, mỉa mai sắc sảo, khi trữ tình với nhiều dằn vặt, thao thức.

Sau này, Xuân Diệu tôn Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, “nhà thơ của dân tình” quả không có gì quá đáng. Nhưng chỗ đứng xứng đáng nhất của Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học dân tộc là nhà thơ trào phúng xuất sắc. Vốn học vấn uyên bác, tài thơ mang tính bẩm sinh, ngôn ngữ bình dân, giàu hình ảnh… đã tạo cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến trở nên độc đáo ở sự sâu sắc của trí tuệ, súc tích, sinh động của cuộc sống.

Nguyễn Khuyến làm thơ khá nhiều, nhất là thời gian ở ẩn, hiện còn khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ Nôm, tập hợp trong Quế Sơn thi tập. Nhà thơ mất ngày 5 – 2 – 1909 tại thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ.

0