31/05/2017, 11:53

Phân tích hình ảnh người lính trong đoạn thơ cuối bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Hình ảnh người lính trong cảm hứng lãng mạn ở đoạn thơ sau của Quang Dũng. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trường gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông ...

Hình ảnh người lính trong cảm hứng lãng mạn ở đoạn thơ sau của Quang Dũng. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trường gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Bài làm Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được xem là một trong những tác phẩm xuất sác nhất của thơ ca Việt Nam giai đoạn sau 1945. Bài thơ cho ...

Hình ảnh người lính trong cảm hứng lãng mạn ở đoạn thơ sau của Quang Dũng.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trường gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Bài làm

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được xem là một trong những tác phẩm xuất sác nhất của thơ ca Việt Nam giai đoạn sau 1945. Bài thơ cho chúng ta cảm nhận một cách rõ nét, sinh động vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây, nơi đoàn quân Tây Tiến đã trải qua vô vàn những gian lao, cực khổ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống giặc Pháp và đặc biệt là bài thơ đã khắc sâu trong tâm trí người đọc vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính, vẻ đẹp ấy được thể hiện tập trung ở đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trường gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Đây là đoạn thơ nằm ở phần cuối bài thơ. Bài thơ được xây dựng theo mạch cảm xúc hồi tưởng. Cho đến trước khi tập trung khắc họa chân dung bi tráng của người lính, tác giả đã lần lượt hồi tưởng lại hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến trong những cuộc hành quân gian khổ giữa vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở song cũng thật thơ mộng của thiên nhiên miền Tây; tiếp đến là những kỉ niệm đẹp đẽ về tình quân dân trong đêm liên hoan với hình ảnh những thiếu nữ miền Tây lộng lẫy, tình tứ và khung cảnh mơ mộng, trữ tình. Đến đoạn thơ này, nỗi nhớ kết đọng lại trong bức chân dung cận cảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp trong hi sinh của họ.

Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến được đặc tả bằng bút pháp lãng mạn dựa trên những yếu tố hiện thực, để họ hiện ra với vẻ phi thường: ..đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Những người lính đang vượt lên trên cái khắc nghiệt, khổ ải của chiến trường miền Tây. Chân dung họ toát lên vẻ kiêu dũng, ngang tàng, bất khuất (đoàn binh không mọc tóc – chữ đoàn binh mang sắc thái mạnh hơn đoàn quân, không mọc tóc: do sốt rét nên tóc rụng mà nói như thể không thèm mọc tóc vậy!). Nói Quân xanh màu lá chứ không nói da xanh xao, giúp liên tưởng đến màu xanh khỏe khoắn, dữ dội của núi rừng (có thể hiểu là màu da xanh, hoặc màu xanh của lá ngụy trang). Như vậy, trong cảm hứng ngợi ca, bút pháp lãng mạn đã xoá đi cái cảm giác tiều tụy, ốm yếu để nhấn mạnh đến sức mạnh khí phách của những người lính.

Nếu như hai câu thơ đầu đoạn đặc tả vẻ đẹp lẫm liệt, phi thường của người lính thì hai câu tiếp theo như một sự tương phản: vẻ đẹp hào hoa của các chàng trai Hà Nội. Những chàng trai trong khổ cực, gian khó vẫn giữ được cái mơ mộng, lãng mạn của đất Hà Thành thanh lịch. Họ sống với cả những giấc mộng “dáng kiều thơm”, sống với nỗi nhớ da diết cái đẹp trong cuộc sống thanh bình.

Ở khổ thơ tiếp theo, sự hi sinh và chân dung bi tráng của người lính Tây Tiến được thể hiện rõ nét. Trong dòng hồi tưởng về đoàn quân nơi miền Tây xa xôi, có cái bi thương, thương cảm chợt gạn lên từ hình ảnh những nấm mồ: Rải rác biên bương mồ viễn xứ. Nhưng ngay tiếp sau, lí tưởng xả thân, quen mình của họ đã xóa đi cảm giác bi lụy: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Câu thơ cho ta hình ảnh những người lính với dáng dấp của những tráng sĩ thủa xa, ngời lên vẻ đẹp của những vị anh hùng. Mạch cảm xúc ấy được đẩy lên đỉnh điểm ở hình ảnh người lính hi sinh: Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Người lính đã chiến đấu và ngã xuống trong điều kiện hết sức thiếu thốn, đồng đội phải khâm lên bằng chính áo quần của họ. Hình ảnh áo bào, về đất vừa trang trọng lại vừa thấm đượm tình thương yêu, gần gũi. Tiếng gầm của dòng sông Mã là tiếng lòng cảm thương, đau đớn trước sự hi sinh của những người lính cũng là khúc tráng ca tiễn biệt những vị anh hùng.

Người lính trong khúc ca bi tráng của dòng sông đã trở thành bất tử. Trong nỗi thương nhớ của Quang Dũng, những người đồng đội hiển hiện bằng xương bằng thịt, có nét hào hoa, có nét dữ dội, có cái mơ mộng lại có vẻ ngang tàng, có sự đau đớn, cảm thương và cũng sáng lên, hào hùng trong thanh âm thống thiết của sông núi.

0