31/05/2017, 11:53

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Phan tich nghe thuat trao phung trong truyen ngan Vi hanh – Đề bài: Thành công của truyện ngắn Vi hành chính là nghệ thuật văn trào phúng châm biếm. Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật trào phúng trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc để thấy rõ điều đó. Văn học Việt Nam đầu những năm 20 của ...

Phan tich nghe thuat trao phung trong truyen ngan Vi hanh – Đề bài: Thành công của truyện ngắn Vi hành chính là nghệ thuật văn trào phúng châm biếm. Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật trào phúng trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc để thấy rõ điều đó. Văn học Việt Nam đầu những năm 20 của thế kỷ trước vẫn còn trong "những bước chuyển mình". Thế mà ở bên phía trời tây, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời một tác phẩm bằng pháp văn theo lối văn xuôi châu Âu hiện đại. ...

– Đề bài: Thành công của truyện ngắn Vi hành chính là nghệ thuật văn trào phúng châm biếm. Em hãy phân tích của Nguyễn Ái Quốc để thấy rõ điều đó.

Văn học Việt Nam đầu những năm 20 của thế kỷ trước vẫn còn trong "những bước chuyển mình". Thế mà ở bên phía trời tây, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời một tác phẩm bằng pháp văn theo lối văn xuôi châu Âu hiện đại. Tác phẩm đó chính là truyện ngắn Vi hành. Vi hành ra đời là một điểm nhấn quan trọng cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật của Nguyền Ái Quốc. Nó hấp dẫn người đọc bằng lối tư duy nghệ thuật trào phúng sắc sảo, thâm thúy và rất giàu trí tuệ.

Giữa năm 1922, vua bù nhìn Khải Định được mời sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa nhưng thực chất đó là một chuyến đi nhục nhã nhằm tán dương công khai hóa văn minh của nước mẹ Đại Pháp. Hành động ấy chỉ có thể qua được mắt của những người dân Pháp ham vui chứ không thể che được mắt của những người cách mạng. Không chấp nhận nhìn cả dân tộc chịu nhục nhã dưới sự đầu hàng của một cá nhân, Bác đã viết Vi hành để vạch rõ bộ mặt xấu xa của Khải Định và bọn quan thầy. Nhờ sự thành công đặc biệt của nghệ thuật trào phúng, mũi tên đả kích châm biếm của tác phẩm đã nhắm trúng những đối tượng nêu trên.

Cốt truyện Vi hành dựa trên khá nhiều những tình huống "ngẫu nhiên cố Ý". Nhưng trước hết ta hày bàn về hình thức ngôn ngữ và tiêu đề truyện. Lựa chọn tiếng Pháp để hướng tới công chúng Pháp là một sự cân nhắc kỹ càng của Bác bởi thức tỉnh được công chúng Pháp cũng là làm tăng sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. Dân chúng Pháp lúc ấy mơ hồ về chính, trị, ảo tưởng về chính phủ và gần như chằng quan tâm đến những gì mà chính phú họ đang làm ở các nước thuộc địa.

Tuy viết bằng tiếng Pháp nhưng Vi hành là một cái nhan đề bằng Hán ván. Vi hành vốn là một từ mang nghĩa tốt. Ngày xưa, các vị hoàng đế giàu nhân đức thường chuộng việc đi vào dân gian đế nghe lời kêu thán của dân tình mà từ đó điều chinhr sự cai trị của mình. Những chuyên đi kín đáo đầy tình thương yêu như thế được gọi là những cuộc "vi hành”. Sau này vi hành phát sinh thêm nghĩa chỉ những chuyến di lén lút và mờ ám. Dùng một từ vốn thường được dùng theo nghĩa tốt để chi chuyến đi xấu xa nhục nhã, hàm ý châm biếm đả kích của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện ở ngay nhan đề truyện. Bên cạnh đó, chính cái nhan đề kia đã đánh chúng vào trí tò mò của dân Pháp. Câu chuyên được cuốn hút ngay từ khi vừa tiếp xúc.

Truyện mở đầu bằng tình huống đôi trai gái Pháp cứ một mực nhận người dẫn truyện là Khải Định. Tình huống khá dễ xảy ra vì sự nhầm lẫn là hoàn toàn có thể. Thế là từ đó, Nguyễn Ái Quốc cứ tha hồ phóng bút để vẽ, để suy nghĩ, để phẩm bình về ông vua quý mà không hề lo người đời đánh giá rằng: đó chí là những nhận định có tính chất chủ quan, là những lời nói xấu của một nhà cách mạng đối với vị vua của mình. Bởi trên thực tế: chính người dân Pháp đang phẩm bình đấy chứ?

Sự lựa chọn khéo léo và sáng tạo khiến cho chân dung của Khải Định cứ thế được vẽ ra sinh động và đầy biếm họa mà chẳng cần vị vua kia phải xuất hiện ngay trước mắt để "làm mẫu” chút nào. Cô gái nói: "Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn". Thoáng nhìn thì vị vua của chúng ta thật là giàu có. Nhưng nhìn kỹ thì ôi thôi! Đường đường là một vị hoàng đế sống giữa châu Âu hiện đại mà ăn mặc lại kỳ dị, xa xăm, mông muội quá. Lại nữa, nếu người đọc chắc chắn sẽ lại băn khoăn bởi không hiểu tại sao, là một hoàng thượng mà Khải Định lại nhút nhát lúng túng thế kia? Người con trai tiếp những nét vẽ để hoàn thiện cái hình hài yếu ớt của ông vua An Nam (đúng như ngoài thực tế): "vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy à?".

Nhưng tất cả những cái đó mới hài hước mà chưa thảm hại. Sự thảm hại chỉ đến khi người Pháp "đặt giá" cho Khải Định. Thương hại thay! một ông vua chỉ như là một gã công tử, ăn chơi tiêu xài bừa bãi; một ông vua mà rẻ hơn một trò du hí (không bằng xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên hay trò leo trèo nhào lộn của Sư thánh xứ Cônggô). Xem Khải Định nhạt phèo, chẳng thể nào sánh được với những trò hề của Saclô. Vậy là trong mắt người dân Pháp, Khải Định hoàn toàn vô tích sự. Mà vua của một nước như thế thì liệu có đủ tư cách để đại diện cho quần chúng hay không? Hay đó chi là một con bài lừa bịp của chính phủ mà thôi. Chắc rằng chi cần đọc đến đoạn này, hẳn một người Pháp biết suy nghĩ sẽ không khỏi băn khoăn.

Vậy là chi từ một tình huống tưởng chừng rất giản đơn, mũi tên trào phúng đã một lần trúng đích. Nhưng giá trị của nghệ thuật trào phúng không chi nằm ở tình huống truyện hay nói chính xác hơn, hiệu quả nghệ thuật của tác phần nảy sinh từ hình thức truyện: một lá thư. Ngay dưới nhan đề tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc viết: "Trích những bức thư gửi cô em họ, do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam". Một lời chú thích đầy trí tuệ! Đó không chi là một lời hiệu đích đơn thuần về hình thức thể hiện nghệ thuật của tác phẩm này. Nó hướng tới nhiều điều khác sâu sắc hơn. Lòi chú thích đã vô hình chung đẩy câu chuyện của tác giả về phía riêng tư. Và người đọc lại càng tin tưởng hơn khi đó là một câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện khác tác giả tự dịch sang tiếng Pháp từ tiếng An Nam. Mà việc công bố lên báo chí những chuyện bí mật riêng tư ở phương Tây thì chẳng có gì là lạ cả, thế là người viết cứ thế thả sức tư duy, còn người đọc được một phen nhấm nháp để nhận ra cái bản chất của bao nhiêu đối tượng. Và hiệu quả cuối cùng là tất cả những điều kia dù là sự thực đến mười mươi nhưng người viết xem ra chẳng phải can hệ điều gì.

Dựng truyện trên cơ sở một bức thư tất nhiên ngòi bút chẳng hề bị kiềm tỏa chút nào. Bởi văn phong của thư bao giờ cùng tự do phóng túng. Thế là đang từ bến xe điện ngầm, Bác đưa người đọc về tận An Nam, trở lại lúc tác giả và cô em họ còn thơ bé. Họ nhớ lại câu chuyện ngày xưa ông Bác kể về những bậc tiền nhân đã từng có những chuyến vi hành vĩ đại. Câu chuyên chẳng cần nhằm vào đâu mà vô hình lại trở thành tấm gương soi tỏ tất cả cái bản chất đớn hèn của vua Khải Định.

Còn nữa, chính sự năng động của lối viết thư, mà Vi hành đã không bị nhàm trong một giọng kể đều đều. Các cặp đối thoại, những lời bình giả, tạo ra tính đa giọng điệu cho tác phẩm. Khi giọng kể đơn thuần, khi lại chuyển sang giọng trữ tình đăm thắm. Khi thì giọng mỉa mai châm biếm, khi thì giọng lại nghiêm trang. Chính sự đa giọng điệu này đã giúp Nguyễn Ái Quốc mạnh tay liên hệ tạt ngang để vạch trần bộ mặt của nhiều dối tượng: Chính phủ Pháp thì hài hước, nực cười khi đứng ra "mở tiệc" mà lại chẳng biết mặt ai (cũng là thể hiện thái độ coi thường). Lũ mật thám thì nhăng nhít chẳng khác gì một lũ ruồi. Ngay cả đám công chúng Pháp cũng không nằm ngoài ngòi bút châm biếm của nhà văn. Họ vẫn tồn tại đấy nhưng hoàn toàn mê muội. Với họ, chính trị, tội ác chẳng đáng quan tâm mà điều quan trọng là: ở đâu đang diễn ra những trò du hí!

Như vậy, xét trên tổng thể, tác phẩm là những lời châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy, sâu cay được xây dựng trên cái nền của một tư duy nghệ thuật sắc sảo, tính trào phúng của tác phẩm này thật đa dạng và nhiều vẻ. Cùng lúc, nó hướng tới nhiều đối tượng với những mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng thật lạ khi không đối tượng châm biếm nào giấu nổi cái bản chất của mình.

0