31/05/2017, 11:53

Giới thiệu về đền Ngọc Sơn – Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội

Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy nói về đền Ngọc Sơn. Là người dân Thủ đô Hà Nội đã hơn mười năm nay, nhưng những hiểu biết của tôi về mảnh đất ngàn năm Văn Hiến này còn rất ít ỏi. Nhân dịp nghỉ hè, tôi đã đặt ra cho mình một chương trình tìm hiểu Hà Nội với những cảnh sắc mang đậm ...

Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy nói về đền Ngọc Sơn. Là người dân Thủ đô Hà Nội đã hơn mười năm nay, nhưng những hiểu biết của tôi về mảnh đất ngàn năm Văn Hiến này còn rất ít ỏi. Nhân dịp nghỉ hè, tôi đã đặt ra cho mình một chương trình tìm hiểu Hà Nội với những cảnh sắc mang đậm chất văn hóa Hà thành. Điểm tham quan đầu tiên của tôi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất Thủ đô – đền Ngọc Sơn. Tôi bắt đầu khởi hành từ sáu rưỡi sáng. Khi đến nơi tôi ...

Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy nói về đền Ngọc Sơn.

Là người dân Thủ đô Hà Nội đã hơn mười năm nay, nhưng những hiểu biết của tôi về mảnh đất ngàn năm Văn Hiến này còn rất ít ỏi. Nhân dịp nghỉ hè, tôi đã đặt ra cho mình một chương trình tìm hiểu Hà Nội với những cảnh sắc mang đậm chất văn hóa Hà thành. Điểm tham quan đầu tiên của tôi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất Thủ đô – đền Ngọc Sơn.

Tôi bắt đầu khởi hành từ sáu rưỡi sáng. Khi đến nơi tôi rất bất ngờ về vẻ đẹp của Hồ Gươm và nét cổ kính của kiến trúc đền Ngọc Sơn. Đạp xe về phía đông hồ, trước mặt tôi là cổng đền Ngọc Sơn. Cổng đền gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ hai bên. Qua cổng tạm quan, bên trái tôi là Tháp Bút nằm trên gò Ngọc Bội. Đúng như tên gọi, tháp mang hình dáng một cây bút lông. Bên phải là Đài Nghiên nằm trên cổng vòm. Tháp bút được đặt hướng lên trời, hơi nghiêng về một bên, trên thân tháp in nổi ba chữ Hán “Tả thanh thiên” (viết lên trời xanh). Những điều đó khiến tôi cảm thấy như có một vị văn sĩ nào đang nghiêng bút viết lên bầu trời những ý thơ tràn đầy cảm xúc. Qua một lớp cổng nữa là tới cầu Thê Húc. Tôi đang lướt trên từng nhịp cầu đỏ rực. Mặt rời thật khéo léo khi ban những tia sáng đỏ lửa của mình đậu xuống tạo thành một cây cầu dáng cong cong. Đó Cũng chính là ý nghĩa của từ “Thê Húc”. Chiếc cầu đỏ mang ánh sáng mặt trời ấm áp trên màu nước xanh rì, mát rượi của hồ Hoàn Kiếm; hai cảnh như đối lập nhau nhưng lại tương tác, hỗ trợ nhau, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hồ Hoàn Kiếm. Bước qua cầu, tôi đã đứng trước cổng chính của ngôi đền. Vậy là tôi sắp được bước vào nơi thờ cúng uy nghi. Đền được xây theo kiểu kiến trúc cổ ba lớp. Lớp đầu tiên là Bái đường, lớp thứ hai thờ Văn Xương đế quân – vị thần trông coi văn chương, khoa cử, lớp thứ ba thờ Trần Hưng Đạo và Quan, Công – những vị tướng võ có đức có tài. Những bức tượng các vị thần được đặt trong đền đều được tạc rất công phu, tỉ mỉ và đều toát lên thần sắc riêng của mỗi vị. Ra trước Bái đường, tôi đang đứng ở trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Từ trấn Ba Đình tôi có thể nhìn thấy ngọn Tháp Rùa và tận hưởng những làn gió mát rượi của hồ.

Đền Ngọc Sơn đã có lịch sử khá lâu đời. Theo lời một ông đồ già kể lại, tôi được biết: Trước khi có đền trên đảo Ngọc, cuối đời Lê có Điếu Đài là nơi vua thường ngồi câu cá, Sau đó trên đảo có lập đền thờ Quan đế (Quan Vân Trường – một võ tướng nổi tiếng thời Tam quốc bên Trung Quốc). Ông được thờ như một vị thần trấn áp cái ác. Vào năm 1802-1813, đầu thời nhà Nguyễn, một người mộ đạo Phật đã xây chùa Ngọc Sơn trên đảo Ngọc để thờ Phật, nhưng Quan đế vẫn được thờ. Trong hai năm 1041-1842, trí thức Thăng Long lập hội Hướng Thiện để chấn hưng văn hóa Thăng Long. Tiến sĩ Vũ Tông Phan là Hội trưởng, Phó Hội trưởng là Phó bảng Nguyễn Văn Siêu. Họ đã xin cải tạo chùa Ngọc Sơn thành đền Ngọc Sơn để thờ Văn Xương đế quân. Trong giai đoạn từ năm 1859 và 1862, đền Ngọc Sơn đã có những thay đổi đáng kể. Vũ Tông Phan mất, Nguyễn Văn Siêu lên làm Hội trưởng và ông đã tiến hành cuộc đại trùng tu đền. Tôi thật bất ngờ khị biết cách đây hơn 100 năm đền Ngọc Sơn đã có diện mạo như ngày nay: Nguyễn Văn Siêu cho xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc và trấn Ba Đình. Việc thờ thần trong đền cũng được coi trọng đầy đủ: trước đấy thờ thần quan văn là Văn Xương, thần quan, võ là Quan Vũ Đế. Đến năm 1891, thờ thêm Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) – vị anh hùng dân tộc được dân ta tôn lên bậc thánh bất tử.

Đầu tiên, các trí thức Thăng Long trong hội Hướng Thiện đưa hoạt động của ngôi đền vào việc giáo hóa còn người, nhân việc thắp hương mà giảng đạo lí, in sách nâng cao dân trí cho mọi người, hướng việc học hành thi cử của sĩ tử vào chấn hưng văn hóa, xây dựng đất nước. Điều đó thể hiện ở ba cặp câu đối khắc ở cổng chính vào đền, ý nói: từ khẳng định gốc của văn chương (nội dung giáo dục) là hướng thiện, qua đó vạch rõ con đường chân chính của kẻ sĩ là bọc hành, tu dưỡng, đến nghĩa vụ đóng góp cho đời của kẻ sĩ có thiện tâm và chí lớn.

Khi nghe ông đồ nói hết tôi càng tự hào về ngôi đền Ngọc Sơn. Đạo lí, đức sống và chí lớn của con người chính là giá trị bất tử của ngôi đền, mà con cháu muôn đời đến dâng hương tưởng niệm đều được truyền ngấm vào trong mình dòng máu tổ tiên.

Buổi tham quan đã kết thúc, tôi đã hiểu thêm về đền Ngọc Sơn và thán phục không chỉ cảnh quan, kiến trúc tinh xảo của ngôi đền mà hơn hết là giá trị văn hoá sâu sắc của nó. Tôi mong sao những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử của Hà Nội đều không chỉ tô đẹp cảnh quan Thủ đô mà còn là nơi khiến cho mọi người đến du ngoạn, tưởng niệm đều hướng theo cái thiện, theo đạo lí chân chính của cuộc sống, như tôi đã cảm nhận thấy ở đền Ngọc Sơn.

0