06/06/2017, 19:43

Giới thiệu về một di tích cổ

VĂN HỌC 8: GIỚI THIỆU MỘT DI TÍCH CỔ BÀI LÀM THAM KHẢO: Văn miêu Xích Đằng nằm trên địa bàn xã Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Nơi đây có 8 tấm bia lớn, ghi tên những chiến sĩ thuộc đất Hưng Yên đỗ đạt từ thời Lê. Đến thăm Văn miếu, khách thập phương còn được thấy chuông đồng, khánh đá. Chuông đúc từ ...

VĂN HỌC 8: GIỚI THIỆU MỘT DI TÍCH CỔ BÀI LÀM THAM KHẢO: Văn miêu Xích Đằng nằm trên địa bàn xã Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Nơi đây có 8 tấm bia lớn, ghi tên những chiến sĩ thuộc đất Hưng Yên đỗ đạt từ thời Lê. Đến thăm Văn miếu, khách thập phương còn được thấy chuông đồng, khánh đá. Chuông đúc từ thời Gia Long. Khánh đá nặng đến gần 2 tạ, dày gần 20 centimet, tiếng kêu rất thanh. Cứ nghĩ rằng nơi đây đã có 1 thời các thầy khóa ngồi 2 bên tả vu, hữu vu cúi rạp xuống ...

VĂN HỌC 8: GIỚI THIỆU MỘT DI TÍCH CỔ

BÀI LÀM THAM KHẢO:

Văn miêu Xích Đằng nằm trên địa bàn xã Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Nơi đây có 8 tấm bia lớn, ghi tên những chiến sĩ thuộc đất Hưng Yên đỗ đạt từ thời Lê. Đến thăm Văn miếu, khách thập phương còn được thấy chuông đồng, khánh đá. Chuông đúc từ thời Gia Long. Khánh đá nặng đến gần 2 tạ, dày gần 20 centimet, tiếng kêu rất thanh.

 

xich dang

 

Cứ nghĩ rằng nơi đây đã có 1 thời các thầy khóa ngồi 2 bên tả vu, hữu vu cúi rạp xuống chiếu làm văn, hay 1 buối bình văn tiếng ngâm trầm bỗng dưới sự chủ tọa cua quan đốc học, cụ cơ, cụ nghè... ta lại cảm nhận được sĩ khí, nho phong của 1 thời xa vắng giừa tiếng chuông, tiếng khánh ngân vang. Và những âm thanh ấy khi ngân lên qua lũy tre làng, hẳn đã làm rộn ràng biết bao cô khóa dệt vải trong buồng the khi mơ tưởng “võng anh đi trước, vỏng nàng theo sau”.

 

van mieu xich dang

 

Cuộc hành hương về đây đã đem lại cho chúng tôi nỗi buồn man mác. Người ta đã làm nhà, làm vườn lấn chiếm cả cảnh quan, nên đến gần cổng tam quan mới nhận ra nơi thờ cụ Khổng. Hai cây gạo, đầu đường vẫn còn, nhưng hai con chó đá đã đem về nhà bảo tàng thị xã làm vật trang trí. Quả thật, Văn Miếu đã bị tận dụng hết mức. Cổng Văn Miếu lấp đầy cây ngô, cây đa, rơm rác. Sân Văn Miếu là chỗ làm gạch mộc cho các gia đình xung quanh. Gian thờ chính giữa mất hẳn mái ngoài, trơ mấy cái cột vôi. Trong nhà thì mạng nhện chăng đầy. Ba lớp học cấp I đang ê a học bài cả ở tả vu và hữu vu, mà vu nào cũng lại diễn ra cái cảnh rơm rác, cây ngô, cây đay để chất đống.

Đền thờ sư học mà để như vậy ư? Nhắc về một di tích cách đây hơn 300 năm, liệu có khơi lên ý thức văn hóa giáo dục, tự hào về văn hiến của một dân tộc, hay chỉ giữ lại những nồi buồn...

 Thế Hưng (Báo Tuổi trẻ, số 7-97)

 
0