Soạn bài chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
SOẠN BÀI CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Câu thiếu chủ ngữ Là câu chỉ có thành phần vị ngữ hoặc có vị ngữ và các thành phần phụ của câu. Ví dụ: Qua truyện cồ tích được học cho thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. (Câu thiếu chủ ngữ). Câu trên có thế sửa lại bằng cách thêm ...
SOẠN BÀI CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Câu thiếu chủ ngữ Là câu chỉ có thành phần vị ngữ hoặc có vị ngữ và các thành phần phụ của câu. Ví dụ: Qua truyện cồ tích được học cho thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. (Câu thiếu chủ ngữ). Câu trên có thế sửa lại bằng cách thêm chú ngữ {ta), bỏ từ “cho”: Qua truyện cố tích được học, ta thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. b. Câu thiếu vị ngữ Là câu chỉ có thành phần chủ ngữ ...
SOẠN BÀI CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
a. Câu thiếu chủ ngữ
Là câu chỉ có thành phần vị ngữ hoặc có vị ngữ và các thành phần phụ của câu.
Ví dụ: Qua truyện cồ tích được học cho thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. (Câu thiếu chủ ngữ).
Câu trên có thế sửa lại bằng cách thêm chú ngữ {ta), bỏ từ “cho”: Qua truyện cố tích được học, ta thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
b. Câu thiếu vị ngữ
Là câu chỉ có thành phần chủ ngữ hoặc có chủ ngữ và các thành phần phụ của câu.
Ví dụ: Hình ảnh Thánh Gióng cười ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. (Câu thiếu vị ngữ)
Câu trên có thế sửa lại bằng cách thêm vị ngữ: Hình ảnh Thánh Gióng cười ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù là một hình ảnh đẹp.
Câu này cũng còn một cách sứa khác: bỏ từ “hình ảnh”.
c. Câu thiêu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Là câu chĩ có thành phần phụ trạng ngữ.
Ví dụ:
- Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. (Câu chi có trạng ngữ chỉ thời gian)
- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng. (Câu chỉ có trạng ngữ chĩ nơi chốn). Câu này có thế sửa băng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
d. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Là câu có các thành phần ý nghĩa không tương hợp nhau.
Ví dụ: Cái áo này xấu xí nhưng đẹp.
Đây là câu đúng về ngừ pháp, chủ ngữ, vị ngữ đầy đu (chu ngữ: cái áo này, vị ngừ: xấu xi nhưng đẹp). Nhưng câu này lại là câu sai, sai về ngữ nghĩa, không hợp tư duy lôgich (đã xấu xí thì không thể lại đẹp được).
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Câu đúng là câu có đủ hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Nếu thiếu một trong hai thành phần hoặc thiếu cả hai thành phần là câu sai.
- Cần phân biệt câu thiếu thành phần chính và câu đặc biệt, câu rút gọn. Câu đặc biệt là câu không phân định được thành phần. Câu rút gọn là câu vốn có đủ thành phần nhưng được rút gọn trong hoàn cảnh nói năng cụ thể, những thành phần vắng này có thể khôi phục lại được.
Ví dụ: Trật tự! (Câu đặc biệt)
- Mày nói gì?
- Nói gì đâu. (Càu rút gọn chủ ngừ)
- Một số biện pháp chừa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
+ Kiểm tra xem cảu có đầy đủ bộ phận chính không. Cách kiểm tra là đặt các câu hói Làm sao? Làm gi? The nào? Là gì? đế xem vị ngữ đã có mặt chưa; đặt câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? đế xem câu đã có chủ ngữ chưa.
+ Xem xét ngữ nghĩa của câu xem đã phù hợp thực tế khách quan, hợp lô-gic chưa.
+ Cần nắm vửng kiên thức về ngữ pháp, về cấu tạo câu.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1 + 2. (Các em tự làm).
3. Điền những chủ ngừ thích hợp vào chỗ trống:
a) ... bắt đầu học hát.
b) ...hót líu lo.
c) ... đua nhau nở rộ.
d) ... cười đùa vui vẻ.
Gợi ý:
Những chủ ngừ có thể điền vào chỗ trống:
a, Chúng em...
b, Chim hoạ mi...
c, Những bông hoa..
d, Cả lớp...
4. Điền những vị ngữ thích hợp vào chỗ trống:
a) Khi học lớp 5, Hải ...
b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn ...
c) Buổi sáng, mặt trời ...
đ) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ...
Gợi ý:
Những vị ngữ có thế điền vào chỗ trống:
a, .... rất hồn nhiên.
b, .... vô cùng ân hận.
c, .... đỏ hồng như một cái lòng đỏ trứng gà.
d, .... đi du lịch ở Đà Lạt.
5. Hãy chuyễn mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn:
a) Hổ đực mừng rở đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.
(Vũ Trinh)
b) Mấy hôm nọ, trời mưa. lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
(Tô Hoài)
c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bẽn bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Gợi ý:
a) Hổ đực mừng rờ đùa giỡn với con. Còn hố cái thì năm phục xuống dáng mệt mỏi lắm.
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.