06/06/2017, 19:43

Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trong “Nhật kí trong tù” của Hổ Chí Minh.

VĂN HỌC 8: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trong “Nhật kí trong tù” của Hổ Chí Minh. BÀI LÀM: Vọng nguyệt (ngắm trăng) vốn là một thú vui tao nhã của những tài tử, văn nhân xưa, sống nhàn tản, ẩn dật, xa lánh cuộc đời (“Khi chén rượu, khi cuộc cờ, Khi xem hoa nở, khi ...

VĂN HỌC 8: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trong “Nhật kí trong tù” của Hổ Chí Minh. BÀI LÀM: Vọng nguyệt (ngắm trăng) vốn là một thú vui tao nhã của những tài tử, văn nhân xưa, sống nhàn tản, ẩn dật, xa lánh cuộc đời (“Khi chén rượu, khi cuộc cờ, Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” - Truyện Kiều). Uống rượu, đánh cờ, xem hoa, rồi ngắm trăng cuộc sống sao mà tự do, thạnh thản. Vậy mà, Bác Hồ của chúng ta đang sỐng những ngày cơ cực nhất, mất tự do ...

VĂN HỌC 8: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trong “Nhật kí trong tù” của Hổ Chí Minh.

BÀI LÀM:

Vọng nguyệt (ngắm trăng) vốn là một thú vui tao nhã của những tài tử, văn nhân xưa, sống nhàn tản, ẩn dật, xa lánh cuộc đời (“Khi chén rượu, khi cuộc cờ, Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” - Truyện Kiều). Uống rượu, đánh cờ, xem hoa, rồi ngắm trăng cuộc sống sao mà tự do, thạnh thản. Vậy mà, Bác Hồ của chúng ta đang sỐng những ngày cơ cực nhất, mất tự do nhất, vẫn... ngắm trăng và... làm thơ. Mở trang Nhật kí trong tù, đọc thấy cái tên bài thơ Ngắm trăng, ai mà chẳng thích thú, xúc động.

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Hai câu mở đầu miêu tả rất chân thành hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người. Mỗi câu nêu một tình huống. Câu thứ nhất: nhà tù không rượu - không hoa. Đó là sự thiếu thốn vật chất. Điệp từ “không” (vô tửu diệc vô hoa) cất lên hai lần làm tăng thêm ý thơ. Sự thật là sống trong tù, người tù thiếu nhiều thứ, kế cả những nhu cầu tối thiếu như cơm ăn, áo mặc, nước uống, giường nằm, chăn đắp. Trong nhiều bài thơ khác, Bác đã nói về điều đó. Ở câu thơ này, “không rượu, không hoa” - là lời giải bày tâm sự về cái hoàn cảnh trớ trêu của mình trước vẻ đẹp mời gọi của đêm trăng. Tâm sự ấy thanh cao quá, vượt trên cái hiện thực nhà tù, trên cả những thiếu thốn vật chất tầm thường, đời thường. Câu thơ thứ hai: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” nói rõ thêm tâm sự của Bác. Đọc nguyên bản chữ Hán: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”, ta nhận rõ: đấy là giây phút lúng túng, nôn nao, rất nghệ sĩ rất thi sĩ. Đúng như vậy! Tự nhủ “trước cảnh đẹp, khó hững hờ”, người tù ấy đã thực sự quên ngục tù, quên cái hiện thực tăm tối để hướng ra ánh sáng, thương thức “cảnh đẹp” đón chào trăng sáng. Chỉ hai câu thơ mở đầu, ta đủ thấy hồn thơ của. Bác chân thành biết bao, rộng mở biết bao. Và ta chợt nhớ hồn thơ Nguyễn Khuyến trong bài Bạn đến chơi nhà. Người tri kỉ xa cách lâu ngày, nay trơ lại trong một hoàn cảnh mình thiếu thốn mọi thứ. Lúng túng quá, bâng khuâng quá. Song, cốt ở tấm lòng quân thực. Do đó, đành: “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Trơ lại với tác giả bài Ngắm trăng, chúng ta nghe phảng phât cái tứ thơ “ta với ta” ấy. Nhưng không phải người với người mà là người với trăng:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Bác đã chào đón người bạn trăng như vậy đấy. Không rươu, không hoa, chỉ có đôi mắt nhìn nhau và tấm lòng hướng tới. Song điều kì diệu hơn nữa - có lẽ chưa từng có trong thơ ca kim cổ - là cái tư thế ngắm trăng, cái hoàn cảnh gặp gỡ của đôi tri âm, tri ki. Hlãy đọc nguyên bản chữ Hán để thấy rõ đặc điểm của cuộc gặp gỡ này, cũng để hiểu sâu nghệ thuật cấu trúc câu thơ tả thực, rất thực của tác giả:

Nhân hướng song tiền khản minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khản thi gia.

 

 

Nhân (người) - minh nguyệt (trăng sáng), rồi nguyệt (trăng) - thi gia (nhà thơ) đứng ở hai đầu câu thơ, cách ngăn bởi “song tiền, song khích” (song sắt). Ngôn ngữ vốn không có hình khối mà dựng được một không gian có đường nét rõ rệt như một bức tranh cuộc sống, thật tài tình! Câu trên: người vượt qua song sắt đế ngám trăng sáng, thương thức và sẻ chia với trăng vẻ đẹp cua đất trời, sự phóng khoáng của tự do. Câu dưới: trăng xuyên thấu nhà tù; song sắt đế ngắm nhìn, đáp lại, cũng để sẻ chia, an ủi người. Phép tu từ nhân hóa khiến ánh trăng trở nên gần gũi với con người, có tâm hồn, thực sự thành bạn bè, tri kí, tri âm với người. Vậy là, người chăm chú ngắm trăng vì yêu trăng. Nhưng trăng cũng rất yêu và thương người, nên đã mê mải ngắm người. Cả hai đều thanh thản, ung dung vượt qua song sắt, chiến thắng ngục tù, đến với nhau bằng sức mạnh của tình yêu - yêu ánh sáng, cái đẹp và tự do. Và kì lạ thay, dưới đôi mắt trong của “minh nguyệt”, không phải người tù hoặc một người bình thường nào khác mà là một “thi gia” (nhà thơ'. Sự thay đổi cách dùng từ “nhân” ở câu trên thành “thi gia” ơ câu dưới, cũng là câu kết, lời kết của bài thơ, tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ. Với câu thơ này, thêm một lần nữa, ta thấm thìa cách nhìn và cảm xúc mới mẻ của Bác. Ngắm trăng, người xưa thấy trăng đẹp, yêu trăng, yêu thiên nhiên đế rồi bùi ngùi xót thương cho cõi đời cát bụi, cho kiếp người trầm luân. Nhà thơ Lí Bạch đời Đường viết:

Ngẩng đầu ngắm trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

Nguyễn Trãi viết: “Đêm thanh hớp nguyệt, nghiêng chén”. Trước trăng sáng, Hồ Chí Minh cũng cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, vẻ thanh cao cua trăng như người xưa, song đồng thời còn thấy thêm vẻ đẹp, sức sống của con người, mặc dù con người đang phải sống giừa gông xiềng của cõi đời phi lí. Mở đầu bài thơ là nhà tù với biết bao thiếu thốn. Giữa bài thơ là trăng sáng. Đến cuối bài thơ, con người - trong thân phận bị giam cầm giữa song sắt - đã thành “nhà thơ” đang say sưa mơ mộng... Hình ảnh, âm điệu, ngôn từ cứ sáng dần, đẹp lên, chan chứa một niềm vui, niềm lạc quan. Thơ Bác Hồ giống Đường thi ở cái dáng vẻ bên ngoài, nhưng rất khác ở cốt cách, tâm hồn, ý chí bên trong.

Bài thơ Ngắm trăng bắt nguồn từ đề tài quen thuộc, nhưng ý thơ, ngôn ngữ, cảm hứng trong tác phẩm thật mới mẻ độc đáo. Không chỉ toát ra tình cảm yêu thiên nhiên, niềm lạc quan, thi phẩm ấy còn thấm thìa một niềm tin, một sức sống và một khát vọng tự do. Nói khác đi, đó chính là một khúc hát tự do của người tù mang phong cách chiến sĩ, người chiến sĩ có tâm hồn thi sĩ. Vì thế, đọc Nhật ki trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: 

Vần thơ của Bác, vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

 
0