Văn học 8: Phân tích bài thơ “Đi đường”.
VĂN HỌC 8: Phân tích bài thơ “Đi đường”. HƯỚNG DẪN 1. Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của bài thơ tứ tuyệt Đường luật: bốn câu có trình tự: Câu 1: khai (mở ra) Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai) Câu 3: chuyển (chuyển ý) Câu 4: hợp (tổng hợp) 2. Việc sử dụng các ...
VĂN HỌC 8: Phân tích bài thơ “Đi đường”. HƯỚNG DẪN 1. Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của bài thơ tứ tuyệt Đường luật: bốn câu có trình tự: Câu 1: khai (mở ra) Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai) Câu 3: chuyển (chuyển ý) Câu 4: hợp (tổng hợp) 2. Việc sử dụng các điệp ngừ trong bài thơ thế hiện khó khăn chồng chất, gian lao kế tiếp gian lao, khó khăn gian lao triền miên, dường như bất luận. Câu thơ chữ Hán hai lần lặp lại hai ...
VĂN HỌC 8: Phân tích bài thơ “Đi đường”.
HƯỚNG DẪN
1. Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của bài thơ tứ tuyệt Đường luật: bốn câu có trình tự:
Câu 1: khai (mở ra)
Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai)
Câu 3: chuyển (chuyển ý)
Câu 4: hợp (tổng hợp)
2. Việc sử dụng các điệp ngừ trong bài thơ thế hiện khó khăn chồng chất, gian lao kế tiếp gian lao, khó khăn gian lao triền miên, dường như bất luận.
Câu thơ chữ Hán hai lần lặp lại hai chừ trùng san (lớp núi) với chữ hựu (lại) ở giữa, đã làm nổi bật hình ảnh thơ và nhấn mạnh sự trùng điệp, núi tiếp núi, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
Nỗi gian lao của người đi bộ đường núi trong cảnh bị trói là điều không nói ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng cảm nhận một cách thấm thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thực hiển nhiên đó. Câu thơ rất đơn sơ nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa, vượt xa ngoài chuyện đi bộ đường núi.
3. Niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh.
Từ tư thế người tù bị đọa đày tới kiệt sức, tưởng như đã tuyệt vọng, người đi đường cực khổ ấy bỗng trở thành du khách ung dung ngắm phong cảnh. Câu thơ thứ tư diễn tả niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ, đó là phần thưởng quý giá cho người đã trèo qua bao dãy núi vô vàn gian lao.
Con đường bộ qua núi gian lao, hiểm trở còn gợi lôn con đường cách mạng với những khó khăn, trắc trở và hình ảnh con người ung dung ngắm cảnh từ trên đỉnh núi cao kia chính là hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh. Qua câu thơ, thấp thoáng hiện ra hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới.
4. Bài thơ “Đi đường” không thuộc loại thơ tức cảnh hoặc tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí nhưng không phải triết lí lên giọng dạy đời mà như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác Hồ trong những ngày tù đày. Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, rất tiết kiệm ngôn từ, ý và lời chặt chẽ, lôgic, vừa tự nhiên, chân thực, vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.