Phân tích bài thơ “Đi đường” (Tấu lộ) trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.
Văn học 8: Phân tích bài thơ “Đi đường” (Tấu lộ) trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. BÀI THAM KHẢO Trước bài Đi đường là Tết song thập bị giải di Thiên Bảo cho nên dù bài thơ Đi dường có tư tưởng khái quầt rộng lớn thì cảm hứng cũng bắt nguồn từ sự việc ...
Văn học 8: Phân tích bài thơ “Đi đường” (Tấu lộ) trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. BÀI THAM KHẢO Trước bài Đi đường là Tết song thập bị giải di Thiên Bảo cho nên dù bài thơ Đi dường có tư tưởng khái quầt rộng lớn thì cảm hứng cũng bắt nguồn từ sự việc cụ thề là Bác bị giải đi. Nhận thức sâu sắc của Người trong bài thơ này là kết tinh của một chặng đường đời và một chặng đường dài vô cùng gian truân trên con đường cách mạng của Bác. ...
Văn học 8: Phân tích bài thơ “Đi đường” (Tấu lộ) trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.
BÀI THAM KHẢO
Trước bài Đi đường là Tết song thập bị giải di Thiên Bảo cho nên dù bài thơ Đi dường có tư tưởng khái quầt rộng lớn thì cảm hứng cũng bắt nguồn từ sự việc cụ thề là Bác bị giải đi. Nhận thức sâu sắc của Người trong bài thơ này là kết tinh của một chặng đường đời và một chặng đường dài vô cùng gian truân trên con đường cách mạng của Bác.
Bài thơ mở ra là được sự đồng tình của người đọc về nhận xét và suy nghĩ của người đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Hai câu lục bát dịch thật là thanh thoát hai câu thất ngôn trong nguyên tác (khó có thể dịch hay hơn). Vậy mà cũng không thể sánh được với câu thơ nguyên tác. Câu đầu trong bản chữ Hán có haì chữ “tẩu lộ” (đi đường). Hình thức điệp ngữ đó tăng cường sự thuyết phục của triết lí: “Đi đường mới biết gian lao”.
Câu thứ hai, hai chữ “núi cao" là dịch thoát hai chữ “trùng san”. Bác chưa dùng chữ “cao” ở đây, vì bản thân chữ “san” (núi) thấy được hết núi này đến lớp núi khác, gợi đến sự gian lao chồng chất, tầng tầng của người đi đường. Cái khổ của người đi đường là vượt qua núi (cao thấp gì cũng mệt) và càng khổ hơn nữa tưởng là được nghĩ ngơi thì lại thấy núi khác hiện ra trước mặt. Nếu người đi đường không có nghị lực, quyết tâm thì dễ nản lòng.
Nếu hai câu thơ đầu, người đọc dễ đồng tình với nhận xét của người đi đường thì hai câu sau người đọc càng dễ đồng tình với niềm sung sướng của người đi đường:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Trong nguyên tác, đến câu thơ thứ ba Bác mới dùng chữ “cao” và cũng chỉ có một chữ “cao” độc nhất của bài thơ. Bác không muốn cường điệu sự gian lao của người đi đường. Khi người đi đường đã vượt qua hết dãy núi này đến dãy núi khác mà lên đến đĩnh cao tận cùng thì không gian mở ra bao la, nước non bày ra trước mắt và người đi đường được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao của người đến đỉnh cao là “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Tính chất giáo dục sâu sắc của thơ Bác thể hiện một cách thâm trầm. Bác vừa cho thấy hết những gian lao trên đường đi, đế người đi đường sẵn sàng ý chí, nghị lực và quyết tâm, Bác lại vừa mở ra niềm hạnh phúc vô biên khi con người lên đến đỉnh cao tận cùng đế người đi đường có thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ, thử thách mà vượt đến mục đích cuối cùng.