23/05/2018, 15:46

Giới thiệu chung về cây chuối trên thế giới

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L ., thuộc họ Musaceae. Theo truyền thuyết, cây chuối được cho là xuất phát từ vườn của Eden (thiên đường) do đó tên Musa paradisiaca có nghĩa là trái của thiên đường. Tên này được gọi lần đầu tiên cho đến khi được thay thế bằng từ ...

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Theo truyền thuyết, cây chuối được cho là xuất phát từ vườn của Eden (thiên đường) do đó tên Musa paradisiaca có nghĩa là trái của thiên đường.

Tên này được gọi lần đầu tiên cho đến khi được thay thế bằng từ “banana” bởi những người thuộc bộ tộc African Congo.

Từ “banana” dường như được dùng để chỉ chuối dùng ăn tươi còn từ “plantain” dùng để chỉ chuối được nấu chín để ăn, tuy nhiên hiện nay việc phân biệt các từ này không còn khác biệt rõ.

Chuối là loại cây ăn trái ở vùng nhiệt đới, được trồng khắp Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Malaixia, các nước thuộc Đông Phi, Tây Phi, Châu Mỹ… Các loài hoang dại được tìm thấy rất nhiều ở các nước thuộc Đông Nam Á. Nhiều tác giả cho rằng chính từ đây chuối được phát tán đến các nơi trên thế giới.

Gần đây, di tích về khảo cổ học và môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ở tỉnh Cao nguyên Tây, Papua New Guinea gợi ý rằng chuối được trồng ở đấy bắt đầu trễ nhất năm 5000  trước Công nguyên, nhưng có thể từ 8000 trước Công nguyên. Vụ khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi mà chuối được thuần hóa đầu tiên. Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng ở những vùng khác tại Đông Nam Á.

Một số vùng cô lập ở Trung Đông có thể từ thời gian trước khi Hồi giáo ra đời. Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên tri Muhammad biết ăn nó. Sau đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối đi theo. Những văn kiện Hồi giáo (như là bài thơ và truyện thánh) nói đến nó nhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9. Vào thế kỷ 10, những văn kiện Palestine và Ai Cập đã nói đến chuối; từ đấy, chuối lan qua Bắc Phi và Tây Ban Nha Hồi giáo. Thực tế là vào thời Trung cổ, chuối từ Granada (Tây Ban Nha) được coi là những chuối ngon nhất trong thế giới Ả Rập.

Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch ở Cameroon từ thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên đã gây ra cuộc tranh luận về lúc bắt đầu trồng cây chuối ở châu Phi. Có chứng ngôn ngữ học rằng người Madagascar đã biết về chuối vào lúc đó. Trước các khám phá này, chứng cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở châu Phi có từ cuối thế kỷ 6 Công nguyên về sau. Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ bờ biển đông của châu Phi đến bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam tới Madagascar. Năm 650, quân đội Hồi giáo mang chuối đến vùng Palestine.

Theo dõi sự phân bố các vùng trồng chuối trên thế giới cho thấy hiện nay chuối được trồng đến vĩ độ 30o Bắc và Nam ở khí hậu á nhiệt đới, mùa đông trời khá lạnh.

Vùng canh tác chuối nằm xa xích đạo gồm có New South Wales, Đài Loan, bắc Ấn Độ, Ai Cập, Queenland (Châu Úc), Natal (Nam Phi), Sao Paulo (Braxin) và Israel. Những vùng nằm trong giới hạn trên cũng có nhiều chế độ khí hậu khác nhau (có vùng thuận lợi nhưng cũng có vùng không thích hợp cho chuối phát triển).

Các vườn chuối trồng trong khí hậu á nhiệt đới thường có năng suất cao hơn các vườn chuối ở khí hậu nhiệt đới Việt Nam, tuy rằng ở vùng á nhiệt đới có nhiệt độ thấp và mùa đông làm chuối ngưng tăng trưởng cả tháng.

Các vườn chuối vùng nhiệt đới thường có những hạn chế là:

– Nhiệt độ và ẩm độ cao nên sâu bệnh nhiều.

– Dễ bị thiếu nước trong mùa khô hoặc mua nhiều trong mùa mưa làm chất dinh dưỡng bị trực đi nên đất kém màu mỡ.

–  Tuổi thọ của cây chuối không cao.

Sản xuất chuối trên thế giới

Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2004, tổng cộng có 130 nước xuất khẩu chuối.

Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định. 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế giới vào năm 2004. Trong đó thì Ấn Độ, Ecuado, Braxin và Trung Quốc chiếm một nửa của toàn thế giới. Điều này càng ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới.

Nếu như những năm 1980, các nước Mỹ La Tinh và khu vực Carribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì đến những năm 1990, khu vực Châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi. Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới từ 2005 - 2010Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới từ 2005 – 2010

 Xuất khẩu chuối

Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu chuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những hộ gia đình trồng chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn.

Trong quý I/2011, Panama đã xuất khẩu gần 3 triệu hộp chuối, trị giá trên 18,6 triệu USD, giá FOB. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2010, số lượng hộp chuối xuất khẩu đã giảm đi 501.347 hộp. Nông dân trồng chuối cho biết, giá bán chuối hiện tại không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Mỗi hộp chuối đang được bán với giá 5,5 USD và người trồng chuối hy vọng sẽ bán được với giá 9 USD/hộp, tương đương với mức giá mà người tiêu dùng tại Anh chi trả.

Do thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền nên người trồng chuối không mặn mà với canh tác chuối, dẫn đến sản lượng thấp và khối lượng chuối xuất khẩu cũng thấp mặc dù nhu cầu nhập khẩu chuối từ Panama vẫn cao.

Panama xuất khẩu chuối chủ yếu sang các nước trong Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong đó, EU là thị trường quan trọng nhất. Năm 2010, xuất khẩu chuối tươi của Panama đạt kim ngạch 65,2 triệu USD.

Nông dân Tây Ban Nha giảm trồng chuối do giá xuống thấp. Do tình trạng dư thừa chuối trên thị trường, nên ngành sản xuất chuối của Tây Ban Nha buộc phải cắt giảm tới 26% sản lượng thu hoạch trong tuần thứ 2 tháng 7/2011. Riêng tại La Palma, 733 tấn chuối đã bị đổ bỏ, và trên toàn vùng Las Islas, tổng cộng 1390 tấn chuối đã bị đổ bỏ vì các nhà sản xuất đã kiên quyết không bán chuối với mức giá quá thấp.

Domingo Martín Ortega, một nhà quản lý của Liên minh Hợp tác xã tại La Palma – Cupalma nổi tiếng về xuất khẩu chuối tại La Isla, cho biết Liên minh đã buộc phải ngừng xuất khẩu chuối và ngừng đưa chuối ra thị trường vì đã có quá nhiều chuối tại các điểm bán hàng.

Trong tuần thứ 2 tháng 7/2011, chuối giá rẻ tràn ngập thị trường cùng với sự góp mặt của nhiều loại trái cây đầu vụ khác như dưa hấu, dưa lưới. Do đó, các nhà sản xuất chuối phải cắt giảm 26% sản lượng thu hoạch, tương đương 5390 tấn.

Xuất khẩu chuối của Mêhicô tăng 30% về lượng năm 2010. Theo Cơ quan Phối hợp chung về Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu (GCTPE) của Mêhicô, các nhà xuất khẩu chuối của quốc gia này, bao gồm các nhà xuất khẩu từ 29 thành phố nằm tại khu vực trung tâm và miền tây đất nước, đã đạt tăng trưởng xuất khẩu 30% trong mùa xuất khẩu năm 2010, với khối lượng xuất khẩu tăng từ 81.789 tấn trong giai đoạn tháng 9 – 12/2009 lên đến 106.016 tấn trong cùng kỳ năm 2010.

Theo nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Mêhicô (SAGARPA), xuất khẩu chuối của quốc gia này đã tăng vọt sau khi tiến hành chiến dịch xúc tiến bán hàng trong năm 2010.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin Nông nghiệp và Nghề cá (SIAP) cho thấy, Mêhicô đã sản xuất được 2,138 triệu tấn chuối trong năm 2010, tăng 500 ngàn tấn so với đầu thập kỷ.

Số liệu từ Ngân hàng Mêhicô cũng cho thấy xuất khẩu chuối của quốc gia này trong năm 2010 đã đạt kim ngạch 72,505 triệu USD. Mêhicô xuất khẩu chuối chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Ai Len, Nga, Anh, Ba Lan, Bỉ, Hy Lạp và Thụy Điển.

Nguồn tin thương nhân dự báo rằng, trong kỳ xuất khẩu chuối năm 2011, Mêhicô có thể sẽ thành công hơn nữa trong xuất khẩu chuối sang các thị trường, tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2010.

Xuất khẩu chuối trên thế giới chủ yếu là tập trung vào các nước đang phát triển. Riêng Mỹ La tinh và khu vực Caribê đã chiếm 70% lượng xuẩt khẩu chuối năm 2004. Bốn nước xuất khẩu chuối nhiều nhất thế giới vào năm 2004 là Ecuado, Costa Rica, Philipinne, Colombia đã chiếm tới 63% xuất khẩu chuối trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng Ecuado đã chiếm 30%. Trong những năm 90, xuất khẩu chuối từ Mỹ La tinh và khu vực Caribê giảm nhẹ và xuất khẩu từ khu vực Châu Á tăng lên. Tỷ trọng xuất khẩu chuối trên thế giới từ năm 2005-2010Tỷ trọng xuất khẩu chuối trên thế giới từ năm 2005-2010

Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nước xuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Với những nước xuất khẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm 16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Tại những nước quần đảo Windward như Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Dominica và Grenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuối chiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Nhập khẩu chuối

Chỉ riêng EU, Mỹ và Nhật, đã chiếm đến 67% nhập khẩu trên toàn thế giới năm 2004. Mặc dù sự tập trung về mặt địa lý vẫn khá cao nhưng xu hướng đa dạng hóa ngày càng tăng, đặc biệt là vào những năm 1990, khi có sự xuất hiện của một số nước nhập khẩu mới. Điều này cho thấy nhập khẩu chuối ngày càng lớn của một số thị trường mới nổi như Liên bang Nga, Trung Quốc, Đông Âu. Trong khi đó mức nhập khẩu của khu vực EU vẫn tương đối ổn định. Cơ cấu nhập khẩu trung bình từ 2005 -2010 trên thế giớiCơ cấu nhập khẩu trung bình từ 2005 -2010 trên thế giới

0