22/05/2018, 10:46

Giáo án Vật lý 11/Bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch

Tiết 18: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Củng cố kiến thức về định luật Ohm cho toàn mạch, định luật Ohm cho đoạn mạch nối tiếp; song song 2) Kỹ năng: - Giải được các bài toán sử dụng định luật Ohm cho toàn mạch. - Rèn kỹ năng tính toán và suy luận logic ...

Tiết 18: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

Củng cố kiến thức về định luật Ohm cho toàn mạch, định luật Ohm cho đoạn mạch nối tiếp; song song

2) Kỹ năng:

- Giải được các bài toán sử dụng định luật Ohm cho toàn mạch.

- Rèn kỹ năng tính toán và suy luận logic

II. CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: Một số bài toán về mạch kín trong đó mạch ngoài không có nhánh rẽ và có nhánh rẽ: một vài cách giải đối với mỗi bài toán.

2) Học sinh: Xem trước các bài tập trong SGK và sách bài tập, định hướng cách giải, giải thử.

III. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
Trả lời các câu hỏi, viết biểu thức và nêu ý nghĩa của từng đại lượng cũng như đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức.

+ Nhớ lại các công thức của mạch nối tiếp; song song.

+ Trả lời các câu hỏi.

Yêu cầu học sinh:

+ Nêu nội dung và viết biểu thức định luật Ohm cho mạch kín và cho đoạn mạch có điện trở.

+ Viết các công thức của đoạn mạch điện trở nối tiếp, song song.

+ Độ giảm thế? Liên hệ với suất điện động?

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về định luật Ohm cho toàn mạch:

- Đọc đề bài, chỉ ra các dữ kiện đề bài cho và yêu cầu đề bài.

- Định hướng giải: dùng công thức UN=RI để tìm I; dùng biểu thức định luật Ohm cho mạch kín để tìm E và P=UI hoặc P=RI2 để tìm công suất của mạch ngoài; Png= E.I để tìm công suất của nguồn

- Nêu các bước giải:

- Giải bài toán.

- Nhận xét bài giải của bạn

- Đọc đề bài, chỉ ra các dữ kiện đề bài cho và yêu cầu đề bài.

+ Cần hiểu được các giá trị ghi trên ấm là các giá trị định mức (Um và Pm)

+ Muốn đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện phải đạt được giá trị định mức của đèn

- Định hướng giải:

- Nêu các bước giải: tìm cường độ dòng điện qua đèn, so sánh với IM

- Giải bài toán.

- Nhận xét bài giải của bạn

* Hướng dẫn giải bài tập 5 trang 54 SGK.

- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề bài.

Lưu ý hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn trong trường hợp này (mạch kín) chính là hiệu điện thế mạch ngoài UN.

- Hướng dẫn định hướng bài toán:

- Yêu cầu học sinh đề ra tiến trình giải.

- Theo dõi quá trình làm bài của học sinh.

- Nhận xét, kết luận

* Hướng dẫn giải bài tập 6 trang 54 SGK.

- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề bài.

Hướng dẫn học sinh tìm ra các dữ kiện đề cho và hướng giải quyết: Đặt câu hỏi:

+ Các giá trị ghi trên đèn cho ta biết điều gì?

+ Làm thế nào để biết đèn có sáng bình thường hay không?

- Hướng dẫn định hướng bài toán

- Yêu cầu học sinh đề ra tiến trình giải.

- Cho học sinh tự trình bày bài giải của mình

- Nhận xét

Hoạt động 3: Củng cố:
Ghi nhận, sửa đổi Nhấn mạnh những lỗi mà học sinh hay mắc phải, đề nghị học sinh lưu ý và khắc phục khi làm bài tập
Hoạt động 4: Dặn dò:

- Ghi bài tập và câu hỏi về nhà.

- Ghi những chuẩn bị cần thiết.

- Yêu cầu học sinh giải các bài tập trong sách bài tập.

- Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau.

Xem thêm

Giáo án Vật lý 11 Chương trình Chuẩn

Học kỳ I

Chương I: Điện tích, điện trường

Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Tiết 4+5
Tiết 6
Tiết 7
Tiết 8
Tiết 9
Tiết 10

Chương II: Dòng điện không đổi

Tiết 11+12
Tiết 13
Tiết 14
Tiết 15
Tiết 16+17
Tiết 18 Bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch
Tiết 19
Tiết 20
Tiết 21
Tiết 22+23
Tiết 24

Chương III: Dòng điện trong các môi trường

Tiết 25
Tiết 26+27
Tiết 28
Tiết 29+30
Tiết 31
Tiết 32+33
Tiết 34
Tiết 35

Học kỳ II

Tiết 36+37

Chương IV: Từ trường

Tiết 38
Tiết 39
Tiết 40
Tiết 41
Tiết 42
Tiết 43

Chương V: Cảm ứng điện từ

Tiết 44+45
Tiết 46
Tiết 47
Tiết 48
Tiết 49
Tiết 50

Chương VI: Khúc xạ ánh sáng

Tiết 51
Tiết 52
Tiết 53
Tiết 54

Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học

Tiết 55
Tiết 56
Tiết 57+58
Tiết 59
Tiết 60
Tiết 61
Tiết 62
Tiết 63
Tiết 64
Tiết 65
Tiết 66
Tiết 67
Tiết 68+68
Tiết 70


Nguồn

Thảo luận

0