13/01/2018, 11:54

Giải Toán lớp 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Giải Toán lớp 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên Bài 11 : Lời giải: Qui tắc : – Số dương thì lớn hơn số âm. – Khi so sánh hai số âm các bạn nên so sánh hai số sau dấu trừ. Số nào sau dấu "-" lớn hơn thì số âm đó nhỏ hơn. Ví dụ với -10 và ...

Giải Toán lớp 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên


Bài 11:

Lời giải:

Qui tắc:

– Số dương thì lớn hơn số âm.

– Khi so sánh hai số âm các bạn nên so sánh hai số sau dấu trừ. Số nào sau dấu "-" lớn hơn thì số âm đó nhỏ hơn. Ví dụ với -10 và -2: số sau dấu trừ là 10 lớn hơn 2 thì -10 < -2.

Bài 12:

a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:

              2, -17, 5, 1, -2, 0

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:

              -101, 15, 0, 7, -8, 2001

Lời giải:

a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:

              -17, -2, 0, 1, 2, 5

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:

              2001, 15, 7, 0, -8, -101

Bài 13:

 

Lời giải:

Vì x là số nguyên nên:

a) x bằng -4, -3, -2, hoặc -1.

b) x bằng -2, -1, 0, 1, 2

Bài 14: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau 2000, -3011, -10.

Lời giải:

Ghi nhớ:

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.

Do đó trị tuyệt đối của bất kì số nào (số âm hay số dương) thì luôn dương. (trừ số 0)

|2000| = 2000

|-3011| = 3011

|-10| = 10

Bài 15:

 

Lời giải:

Ghi nhớ:

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.

– Giá trị tuyệt đối của hai số đối nhau thì bằng nhau. Ví dụ: |1| = |-1| = 1,…

Do đó trị tuyệt đối của bất kì số nào (số âm hay số dương) thì luôn dương. (trừ số 0)

Để làm bài này, trước hết các bạn tính trị tuyệt đối của các số rồi sau đó so sánh giá trị.

 

Giải thích:
|3| = 3; |5| = 5 nên |3| < |5|
|-3| = 3; |-5| = 5 nên |3| < |5|
|-1| = 1 nên |-1| > 0
|2| = |-2| = 2

Bài 16: Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (Sai) vào ô vuông để có một nhận xét đúng:

Lời giải:

Lưu ý:

– Tập N là tập các số tự nhiên N = {0, 1, 2, 3,…}

– Tập Z là tập gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương. Z = {…, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3,…}

– Số -9 là thuộc tập số nguyên Z.

– Số 11,2 là số thập phân, không phải số nguyên.

Bài 17: Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không? Tại sao?

Lời giải:

Không. Bởi vì trong tập hợp Z còn có số 0 nữa.

Các bạn có thể xem lại phần định nghĩa tập hợp số nguyên Z ở trang 69 SGK Toán 6 tập 1. Tập hợp các số nguyên Z gồm:

  • Số nguyên dương (là các số tự nhiên khác 0).

  • Số 0.

  • Số nguyên âm.

Bài 18:

a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không?

b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không?

c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không?

d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không?

Lời giải:

a) Số a chắc chắn là số nguyên dương vì trên trục số thì điểm a nằm bên phải điểm 2 nên nó cũng nằm bên phải điểm 0.

b) b < 3 nên b có thể bằng 0, 1 hoặc 2 nên b không chắc chắn là số nguyên âm.

c) c > -1 nên c có thể bằng 0 nên c không chắc chắn là số nguyên dương.

d) Số d chắc chắn là số nguyên âm vì trên trục số thì điểm d nằm bên trái điểm -5 nên nó cũng nằm bên trái điểm 0.

Bài 19: Điền dấu "+" hoặc "-" vào chỗ trống để được kết quả đúng:

a) 0 <...2     b)...15 < 0    c)...10 <...6    d)...3 <...9

Lời giải:

a) 0 < +2       b) -15 < 0      c) -10 < -6        d) -3 < +9
                                   -10 < +6           +3 < +9

Bài 20: Tính giá trị các biểu thức:

a) |-8| - |-4|                b) |-7|. |-3|
c) |18|: |-6|                d) |153| + |-53|

Lời giải:

Gợi ý: Giá trị tuyệt đối của một số âm thì bằng số đối của nó. Ví dụ: |-1| = 1

a) |-8| - |-4|   = 8 - 4    = 4
b) |-7|. |-3|   = 7.3      = 21
c) |18|: |-6|   = 18:6     = 3
d) |153| + |-53| = 153 + 53 = 206

Bài 21: Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4, 6, |-5|, |3|, 4.

Lời giải:

Số đối của -4 là 4.

Số đối của 6 là -6.

|-5| = 5 nên số đối của |-5| là -5.

|-3| = 3 nên số đối của |-3| là -3.

Số đối của 4 là -4.

Bài 22:

a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: 2 ; -8 ; 0 ; -1.

b) Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: -4 ; 0 ;1 ; -25.

c) Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm.

Lời giải:

Gợi ý: Trên trục số, số liền sau là số bên phải, số liền trước là số bên trái.

a) Số liền sau của

2 là 3      -8 là -7       0 là 1        -1 là 0

b) Số liền trước của

-4 là -5    0 là -1        1 là 0        -25 là -26

c) Số nguyên a là số 0. (liền trước là số âm 1, liền sau là số dương 1)

Bài viết liên quan

  • Giải Toán lớp 1 bài Luyện tập chung về các dấu lớn hơn, nhỏ hơn và dấu bằng
  • Giải Toán lớp 4 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
  • Giải Toán lớp 4 So sánh các số có nhiều chữ số
  • Giải Toán lớp 6 bài 2: Tập hợp các số nguyên
  • Giải Toán lớp 2 bài Các số tròn chục từ 110 đến 200
  • Giải Toán lớp 6 bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố
  • Giải Toán lớp 2 bài Luyện tập trang 25 SGK Toán lớp 2
  • Giải Toán lớp 1 bài Luyện tập chung về số 10
0