13/01/2018, 11:54

Giải toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Giải toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên Bài 47 : Tính: 2 - 7; 1 - (-2); (-3) - 4; (-3) – (-4) Lời giải: Trừ hai số nguyên là một trong những phép tính đặc biệt quan trọng . Các bạn cần nắm vững qui tắc trừ này bởi vì bắt đầu từ bây giờ ...

Giải toán 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên


Bài 47: Tính:

2 - 7;       1 - (-2);         (-3) - 4;       (-3) – (-4)

Lời giải:

Trừ hai số nguyên là một trong những phép tính đặc biệt quan trọng. Các bạn cần nắm vững qui tắc trừ này bởi vì bắt đầu từ bây giờ cho đến các năm học tiếp theo, chúng ta sẽ thực hành rất nhiều về phép trừ.

Qui tắc:

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

a – b = a + (-b)

Ví dụ:

3 - 8 = 3 + (-8) = -(8 - 3) = -5   (Số đối của 8 là -8)
(-3) - (-8) = (-3) + 8 = 8 - 3 = 5 (Số đối của -8 là 8)
2 - 7 = 2 + (-7) = -(7 - 2) -5

1 – (-2) = 1 + 2 = 3

(-3) - 4 = (-3) + (-4) = -(3 + 4) = -7

(-3) – (-4) = (-3) + 4 = 4 - 3 = 1

Bài 48:

0 - 7 =?;       7 - 0 =?;        a - 0 =?;      0 - a =?

Lời giải:

0 - 7 = 0 + (-7) = -7 (cộng với số 0)

7 - 0 = 7 + (-0) = 7

a - 0 = a + (-0) = a

0 - a = 0 + (-a) = -a

Bài 49: Điền số thích hợp vào ô trống:

Lời giải:

a = -15 => -a = -(-15) = 15
-a = -2 => a = -(-a) = -(-2) = 2
a = 0 => -a = 0
-a = -(-3) = 3 => a = -(-a) = -3

Bài 50: Đố: Dùng các số 2, 9 và phép toán "+", "-" điền vào các ô trống trong bảng sau đây để được bảng tính đúng. Ở mỗi dòng hoặc mỗi cột mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần.

Lời giải

Với bài này, các bạn chỉ cần lưu ý là thứ tự thực hiện phép tính là: nhân và chia trước, cộng và trừ sau.

Bài 51: Tính:

a) 5 – (7 - 9);           b) (-3) – (4 - 6)

Lời giải

Gợi ý: Thực hiện phép tính trong ngoặc đơn () trước.

a) 5 – (7 - 9)
 = 5 - [7 + (-9)]
 = 5 - [-(9 - 7)]
 = 5 - (-2)
 = 5 + 2
 = 7
 
b) (-3) – (4 - 6)
 = (-3) - [4 + (-6)]
 = (-3) - [-(6 - 4)]
 = (-3) - (-2)
 = (-3) + 2
 = -(3 - 2)
 = -1

Bài 52: Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212.

Lời giải

Lưu ý: Các năm có dấu trừ ở trước nghĩa là các năm trước Công nguyên.

Tuổi thọ = năm mất – năm sinh

Do đó tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét là:

(-212) – (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)

Vậy Ác-si-mét thọ 75 tuổi.

Bài 53: Điền số thích hợp vào ô trống:

Lời giải

Giải thích:

Cột 2:
-2 - 7 = -2 + (-7) = -(2 + 7) = -9
Cột 3:
-9 - (-1) = -9 + 1 = -(9 - 1) = -8
Cột 4:
3 - 8 = 3 + (-8) = -(8 - 3) = -5
Cột 5:
0 - 15 = 0 + (-15) = -(15 - 0) = -15

Bài 54: Tìm số nguyên x, biết:

a) 2 + x = 3;        b) x + 6 = 0;        c) x + 7 = 1

Lời giải

a + b = c => b = c – a hoặc a = c – b

a) 2 + x = 3
       x = 3 - 2
       x = 1
       
b) x + 6 = 0
   x     = 0 - 6
   x     = 0 + (-6)
   x     = -6
   
c) x + 7 = 1
   x     = 1 - 7
   x     = 1 + (-7)
   x     = -6

Bài 55: Đố vui: Ba bạn Hồng, Hoa, Lan tranh luận với nhau:

Hồng nói rằng có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.

Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ.

Lời giải

Đồng ý với ý kiến của Hồng và Lan, bởi vì:

– Phép trừ hai số nguyên âm mà số trừ lớn hơn số bị trừ thì hiệu lớn hơn số bị trừ.

Ví dụ với -5 > -9 thì phép trừ
(-9) – (-5) = (-9) + 5 = -(9 - 5) = -4 > -9

– Phép trừ hai số nguyên âm mà số trừ nhỏ hơn số bị trừ thì hiệu lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.

Ví dụ với -10 > -13 thì phép trừ
-10 – (-13) = (-10 ) + 13 = 13 - 10 = 3 > -10 và -13

– Ý kiến của Hoa là sai.

Bài 56: Sử dụng máy tính bỏ túi

 

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

a) 169 - 733;      b) 53 - (-478);      c) -135 - (-1936)

Lời giải

Các bạn xem lại Bài 46 trang 80 SGK Toán 6 tập 1 để xem hướng dẫn cách thực hành trên máy tính.

Kết quả:

a) 169 - 733 = -564

b) 53 - (-478) = 531

c) -135 - (-1936) = 1801

Từ khóa tìm kiếm:

  • giai bai tap toan 6 bai phep tru hai ao nguyen
  • giải toán 6 phép trừ hai số nguyên
  • giải toán 6 bài phép trừ hai số nguyên
  • tuổi thọ của Ác-si-mét

Bài viết liên quan

  • Giải Toán lớp 3 bài Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo) trang 171
  • Giải Toán lớp 2 bài Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo) trang 84
  • Giải Toán lớp 3 bài Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo)
  • Giải Toán lớp 4 Phép cộng phân số (tiếp theo)
  • Giải Toán lớp 2 bài Ôn tập về phép nhân và phép chia (tiếp theo)
  • Giải Toán lớp 3 bài Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) trang 80
  • Giải Toán lớp 1 bài Luyện tập chung số 0 trong phép trừ (tiếp theo)
  • Giải Toán lớp 3 bài Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo) trang 172
0