Giải Toán lớp 6 bài 2: Tập hợp các số nguyên
Giải Toán lớp 6 bài 2: Tập hợp các số nguyên Bài 6 : Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không? Lời giải Trước khi làm bài, các bạn nên nhớ: – Các số tự nhiên khác 0 hay còn gọi là số nguyên dương . Đó là các số 1, 2, 3,… ...
Giải Toán lớp 6 bài 2: Tập hợp các số nguyên
Bài 6: Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không?
Lời giải
Trước khi làm bài, các bạn nên nhớ:
– Các số tự nhiên khác 0 hay còn gọi là số nguyên dương. Đó là các số 1, 2, 3,… (đôi khi còn được viết là +1, +2, +3,…)
– Các số -1, -2, -3,… gọi là số nguyên âm.
– Tập hợp các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm được gọi là tập số nguyên (hay là tập Z).
Do đó, tập hợp N là tập hợp con của tập hợp Z.
Sai là bởi vì -4 và -1 là số nguyên chứ không phải là số tự nhiên.
Bài 7: Khi người ta nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là +3143 m và độ cao đáy của vịnh Cam Ranh là -30m thì dấu "+" và dấu "-" biểu thị điều gì?
Lời giải
Dấu "+" biểu thị độ cao hơn mặt nước biển, dấu "-" biểu thị độ cao thấp hơn mặt nước biển. Do đó:
– Đỉnh núi Phan-xi-păng cao hơn mực nước biển 3143 m.
– Đáy của vịnh Cam Ranh thấp hơn mực nước biển 30 m.
Bài 8: Điền đầy đủ các câu sau:
a) Nếu -5oC biểu diễn 5 độ dưới 0oC thì +5oC biểu diễn….
b) Nếu -65 m biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là 65 m dưới mực nước biển thì +3143 m biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng ) là….
c) Nếu -10000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10000 đồng, thì 20000 đồng biểu diễn….
Lời giải
a) Nếu -5oC biểu diễn 5 độ dưới 0oC thì +5oC biểu diễn 5 độ trên 0oC.
b) Nếu -65 m biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa Việt Nam) là 65 m dưới mực nước biển thì +3143 m biểu diễn độ cao (của đỉnh núi Phan-xi-păng ) là 3143 m trên mực nước biển.
c) Nếu -10000 đồng biểu diễn số tiền nợ 10000 đồng, thì 20000 đồng biểu diễn số tiền có là 20000 đồng.
Bài 9: Tìm số đối của +2, 5, -6, -1, -18.
Lời giải
Gợi ý:
– Trên trục số, các điểm cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0 là các số đối của nhau.
– Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là số nguyên dương đôi khi còn được viết là +1, +2, +3,… nhưng dấu "+" thường được bỏ đi.
Qui tắc:
– Số đối của số dương là số âm (bằng cách thay dấu "+" bằng dấu "-" hoặc thêm dấu "-"). Ví dụ: số đối của +1 hay 1 là -1.
– Số đối của số âm là số dương (bằng cách bỏ dấu "-" đi). Ví dụ: số đối của -1 là 1.
+ Số đối của +2 là -2.
+ Số đối của 5 là -5.
+ Số đối của -6 là 6.
+ Số đối của -1 là 1.
+ Số đối của -18 là 18.
Bài 10: Trên hình 40 điểm A cách điểm mốc M về phía Tây 3km, ta quy ước "Điểm A được biểu thị là -3km". Tìm số biểu diễn các điểm B,C.
Hình 40
Lời giải:
Gợi ý: Các bạn tưởng tượng hình vẽ trên là một trục số. Trong đó điểm mốc M giống như điểm gốc 0 ở trên trục số. Khi đó, các điểm nằm bên trái điểm mốc sẽ mang giá trị âm, các điểm nằm bên phải sẽ mang giá trị dương.
– Từ hình vẽ, điểm A cách M 3 đoạn thẳng và có giá trị là -3 km nên mỗi đoạn thẳng sẽ biểu diễn 1 giá trị. Do đó:
+ Điểm B cách M về phía bên phải 2 đoạn thẳng nên số biểu diễn điểm B là 2 km hay +2 km.
+ Điểm C cách M về phía bên trái 1 đoạn thẳng nên số biểu diễn điểm C là -1 km.
Từ khóa tìm kiếm:
- bài 2 tập hợp các số nguyên lớp 6
- toán bài 2 tập hợp các số nguyên
- Toán lớp 6 tập hợp các số nguyên
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- Giải Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
- Giải Toán lớp 1 bài Luyện tập về các số 1, 2, 3
- Giải Toán lớp 10 Bài 3: Các phép toán tập hợp
- Giải Toán lớp 1 bài Ôn tập : các số đến 10 trang 172
- Giải Toán lớp 1 bài Ôn tập : các số đến 100 trang 175
- Giải Toán lớp 2 bài Tổng của nhiều số
- Giải Toán lớp 3 bài Luyện tập trang 109