13/01/2018, 11:53

Giải Toán lớp 6 bài 12: Tính chất của phép nhân

Giải Toán lớp 6 bài 12: Tính chất của phép nhân Bài 90 : Thực hiện các phép tính: a) 15.(-2).(-5).(-6) b) 4.7.(-11).(-2) Lời giải a) 15.(-2).(-5).(-6) = [15.(-2)].[(-5)].(-6) = -30.30 = -900 hoặc 15.(-2).(-5).(-6) = ...

Giải Toán lớp 6 bài 12: Tính chất của phép nhân


Bài 90: Thực hiện các phép tính:

a) 15.(-2).(-5).(-6)                 b) 4.7.(-11).(-2)

Lời giải

a) 15.(-2).(-5).(-6)
 = [15.(-2)].[(-5)].(-6)
 = -30.30
 = -900

hoặc
   15.(-2).(-5).(-6)
 = [15.(-6)].[(-2).(-5)]
 = -90.10
 = -900
 
b) 4.7.(-11).(-2)
 = (4.7).[(-11).(-2)]
 = 28.22
 = 616

Bài 91: Thay một thừa số bằng tổng để tính:

a) (-57).11            b) 75.(-21)

Lời giải

Thay một thừa số bằng tổng để áp dụng công thức:

a(b + c) = ab + ac

a) (-57 ).11 = (-57).( 10 + 1 ) = (-57 ).10 + (-57 ).1
 = -570 + (-57 ) = -627
(thay 11 = 10 + 1)

b) 75.(-21) = 75.(-20 - 1) = 75.(-20) – 75.1
 = -1500 - 75 = -1575
(thay -21 = -20 - 1)

Bài 92: Tính:

a) (37 - 17).(-5) + 23.(-13 - 17)
b) (-57).(67 - 34) - 67.(34 - 57)

Lời giải

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a(b + c) = ab + ac

a) (37 - 17).(-5) + 23.(-13 - 17)
 = 20.(-5) + 23.(-30)
 = (-100) + (-690)
 = -790

b) (-57).(67 - 34) - 67.(34 - 57)
 = (-57).33 - 67.(-23)
 = -1881 + 1541
 = -340
   
hoặc:
   (-57).(67 - 34) - 67.(34 - 57)
 = (-57).67 – (-57).34 – 67.34 + 67.57
 = [67.(-57) + 67.57] – [(-57).34 + 67.34]
 = 67(-57 + 57) - 34(-57 + 67)
 = 67.0 - 34.10
 = 0 - 340
 = -340

Bài 93: Tính nhanh:

a) (-4).(+125).(-25).(-6).(-8)
b) (-98).(1 - 246) – 246.98

Lời giải

a) (-4).(+125).(-25).(-6).(-8)
 = [(-4).(-25)].[(+125).(-8)].(-6)
 =     100.(-1000).(-6)
 = 600000
 
b) (-98).(1 - 246) – 246.98
 = -98 + 98.246 - 246.98
 = -98 + 98.(246 - 246)
 = -98 + 98.0
 = -98

Bài 94: Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:

a) (-5).(-5).(-5).(-5).(-5)
b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3)

Lời giải

Các bạn nên nhớ lại phần Nhận xét trang 94 SGK Toán 6 tập 1.

  • Nếu có một số chẵn các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "+".

  • Nếu có một số lẻ các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "-"

a) Ta thấy: có 5 thừa số (-5) nên tích mang dấu "-" nên:
   (-5).(-5).(-5).(-5).(-5) = -55
b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3)
 = (-2).(-3).(-2).(-3).(-2).(-3)
 = 6.6.6
 = 63

hoặc: ta thấy tích có 6 thừa số nguyên âm nên tích mang dấu "+"
   (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3)
 = 23.33

Bài 95: Giải thích vì sao (-1)3 = -1. Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó cũng bằng chính nó?

Lời giải

– Ta có: (-1)3 = (-1).(-1).(-1) = -1 (vì có một số lẻ các thừa số nên tích mang dấu âm).

– Ngoài ra ta còn có số nguyên 0, 1 mà có lập phương bằng chính nó:

13 = 1

03 = 0

Tổng quát: với số nguyên n > 0

1n = 1

0n = 0

Bài 96: Tính:

a) 237.(-26) + 26.137           b) 63.(-25) + 25.(-23)

Lời giải

a) 237.(-26) + 26.137
 = -237.26 + 26.137
 = 26.(-237 + 137)
 = 26.(-100)
 = -2600
 
b) 63.(-25) + 25.(-23)
 = -63.25 + 25.(-23)
 = 25.(-63 - 23)
 = 25.(-86)
 = -2150

Ngoài cách trên, các bạn cũng có thể sử dụng máy tính để tính toán từng phép tính.

Bài 97: So sánh:

a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với 0
b) 13.(-24).(-15).(-8).4 với 0

Lời giải

Các bạn nên nhớ lại phần Nhận xét trang 94 SGK Toán 6 tập 1.

  • Nếu có một số chẵn các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "+".

  • Nếu có một số lẻ các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "-"

a) Vì tích có 4 (một số chẵn) thừa số nguyên âm nên tích này mang dấu "+". Do đó:

(-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0

b) Vì tích có 3 (một số lẻ) thừa số nguyên âm nên tích này mang dấu "-". Do đó:

(-16).1253.(-8).(-4).(-3) < 0

Bài 98: Tính giá trị của biểu thức:

a) (-125).(-13).(-a) với a = 8
b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b với b = 20

Lời giải

a) Thay a = 8 vào tích ta được:

  (-125).(-13).(-a)
= (-125).(-13).(-8)   (do có 3 (số lẻ) số nguyên âm nên tích có dấu "-")
= -125.8.13
= -1000.13
= -13000

b) Thay b = 20 vào tích ta được:

  (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
= -2.3.4.5.20         (do có 5 (số lẻ) số nguyên âm nên tích có dấu "-")
= -6.4.100
= -24.100
= -2400

Bài 99: Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac, điền số thích hợp vào ô trống:

 

Lời giải

Bài 100: Giá trị của tích m.n2 với m = 2, n = -3 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:

A. -18        B. 18        C. -36         D. 36

Lời giải:

Thay m = 2, n = -3 vào tích m.n2 ta được:

2.(-3)2 = 2.9 = 18

Vậy chọn đáp số B.

Từ khóa tìm kiếm:

  • gia toan lop 6 bai 12 tinh chat cua phep nhan
  • giải toán lớp 6 tính chất của phép nhân
  • bai 12 tinh chat cua phep nhan giai bai tap
  • giải toán lớp 6 bài tính chất phép nhân
  • toán bài tính chất của phép nhân lớp 6

Bài viết liên quan

  • Giải Toán lớp 2 bài Tìm một thừa số của phép nhân
  • Giải Toán lớp 6 bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
  • Giải Toán lớp 12 Bài 1: Số phức
  • Giải Toán lớp 2 bài Thừa số – Tích
  • Giải Toán lớp 1 bài Luyện tập phép trừ trong phạm vi 10
  • Giải Toán lớp 2 bài Phép cộng có tổng bằng 10
  • Giải Toán lớp 12 Bài 3 : Phép chia số phức
  • Giải Toán lớp 2 bài Luyện tập trang 111 SGK Toán lớp 2
0